Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Xác định các thành ngữ dân gian trong đoạn văn (Trích Tấm Cám)

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
15.583
28
12
kaka ka
11/11/2018 08:22:45
bài 1:
các thành ngữ dân gian trong văn bản là:
-con tôm cái tép
-mò cua bắt ốc
-ba chân bốn cẳng
Bài 2:
Ý nghĩa chi tiết cái yếm đỏ:
Tấm bị Cám lừa và giành mất chiếc yếm đỏ. Chiếc yếm đỏ là ước mơ nhỏ bé đầu tiên trong cuộc đời Tấm, cũng là phần thưởng cho sự chăm chỉ tháo vát mà Tấm xứng đáng được hưởng. Cám lừa lấy đi chiếc yếm đỏ là tước đoạt đi không chỉ quyền lợi chính đáng mà còn là ước mơ của Tấm. Đây là mâu thuẫn đầu tiên, mâu thuẫn được tạo nên bởi lòng tham của Cám.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
9
6
kaka ka
11/11/2018 08:26:19
Tập làm văn :

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”

Cha mẹ là đấng sinh thành dưỡng dục chúng ta khôn lớn trưởng thành. Công ơn trời biển của cha mẹ biết kể sao cho xiết kể sao cho xuể. Để báo đáp lại ân tình cao rộng ấy, mỗi người con phải luôn luôn hiếu thảo đối với cha mẹ, với bề trên. Lòng hiếu thảo là một trong những truyền thống đạo đức tốt đẹp, là nếp sống văn hóa giá trị của cha ông ta từ ngàn đời nay, đã và đang được các thế hệ con em nối tiếp và phát triển.

Vậy lòng hiếu thảo là gì? Lòng hiếu thảo là tấm lòng yêu thương, tôn kính của con cháu dành cho cha mẹ, ông bà, những người bề trên trong gia đình, dòng tộc, làng xóm. Lòng hiếu thảo không chỉ được thể hiện qua suy nghĩ; qua lời nói mà còn được biểu hiện qua hành động, cư xử thực tiễn hàng ngày. Hiếu thảo giữa con cái đối với cha mẹ; hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, hiếu thảo với những người lớn; người già. Dù ở mối quan hệ nào lòng hiếu thảo cũng luôn được thể hiện bằng tình cảm yêu thương; chăm sóc; phụng dưỡng; tôn kính của bề dưới dành cho bề trên.

Lòng hiếu thảo là đức tính không thể thiếu trong mỗi con người. Bởi vì sao? Như chúng ta được biết chức năng chính của gia đình đó là tình cảm, là yêu thương, là gắn kết. Nếu không có lòng hiếu thảo giữa các thành viên sẽ không có sợi dây liên kết; sẽ có những khoảng cách vô hình; nhạt nhòa và như vậy gia đình tồn tại chỉ giống như một cái vỏ bọc hư không. Thứ hai, cha mẹ ông bà là những người sinh ra ta, hi sinh vất vả nuôi dưỡng ta khôn lớn trưởng thành; giáo dục ta trở thành người có ích. Công ơn của cha mẹ, ông bà được đo bằng mồ hôi, nước mắt và cả máu. Vậy khi ta khôn lớn ta ắt phải có trách nhiệm báo đáp; phải biết uống nước nhớ nguồn; phải bù đắp lại những giá trị tinh thần và vật chất xứng đáng. Lòng hiếu thảo cũng là nhân tố hoàn thiện bản thân mỗi con người. Có lòng hiếu thảo chúng ta sẽ biết đồng cảm, biết yêu thương, biết sẻ chia và biết thấu hiểu. Tình cảm này sẽ là tiền đề để mỗi cá nhân phát triển bản thân khi ở trong môi trường lớn hơn, môi trường xã hội.

Lòng hiếu thảo là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt xưa và nay. Ngay từ thuwor lọt lòng ta đã được cha má hát ru bằng những câu ca dao ngọt ngào:

“Công cha đức mẹ cao dày
Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ
Nuôi con khó nhọc đến giờ
Trưởng thành con phải biết thờ song thân”

Những câu ca dao thấm đẫm nghĩa tình như in sâu vào lòng con công ơn nhọc nhằn của cha mẹ, thôi thúc con khôn lớn, vượt ngàn chông gai để đền đáp công ơn sinh thành phụ mẫu. Những phút giây nghĩ về gia đình về cha mẹ; những lời răn dậy của cha của mẹ cho con thêm nghị lực để đứng dậy để cố gắng và thành công. Lòng hiếu thảo như khắc sâu vào lòng ta sự dưỡng dục của gia đình; định hướng cho ta cách cư xử đúng đắn, phù hợp, hợp đạo làm người. Lòng hiếu thảo trong mỗi gia đình, trong cộng đồng sẽ là hậu phương thúc đẩy xã hội nhân loại phát triển và văn minh hơn.

Lòng hiếu thảo hun đúc tình người qua hàng nghìn năm nay và trở thành lối sống ăn sâu vào tiềm thức mỗi cá nhân. Quay ngược dòng lịch sử ta nhớ đến Chử Đồng Tử, vì gia cảnh khốn khó mà 2 cha con chàng chỉ có chung một chiếc khố. Khi cha chết vì không muốn cha lạnh lẽo mà chàng đã nhường chiếc khố đó cho cha còn mình thì chấp nhận ở vậy. Tấm lòng hiếu thảo của Chử đồng Tử đã khiến Tiên dung công chúa cảm động và kết duyên cùng chàng. Hay đến với hiện tại, cư dân mạng chắc không khỏi xót lòng khi chứng kiến cậu bé 10 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh hàng ngày phiêu bạt, đội sương đội nắng đẩy xe đẩy đi bán bánh xèo nuôi dưỡng gia đình. Nghịch cảnh éo le nhưng chẳng thể dập tắt được tình người. Càng khốn khó lòng hiếu thảo lại càng rực sáng.

Lòng hiểu thảo mở rộng ra còn là lòng hiếu nghĩa. Đó là sự biết ơn những thế hệ cha anh đi trước đã đổ mồ hôi công sức sương máu cho nền độc lập dân tộc ngày nay; đó là sự biết ơn sự quan tâm của Đảng của Nhà nước đến đời sống nhân dân và đó còn là sự lễ phép; yêu quý với mọi người.

Lòng hiếu thảo là một đức tính quý báu của người dân Việt Nam. Ấy thế nhưng trong cuộc sống hiện đại, xô bồ lại có không ít các biểu hiện tiêu cực đi ngược lại với lòng hiếu thảo. Pháp luật và xã hội lên án vô cùng gay gắt đối với những trường hợp con cái đối xử bất hiếu đối với cha mẹ, nào là hắt hủi; đuổi đánh; ngược đãi thậm chí là chém giết cha mẹ;…Hay gần hơn nữa, đó là một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ ỷ nại vào tài sản gia đình không chịu khó học hành, suốt ngày chỉ mải mê ăn chơi, đua đòi; đàn đúm; xa hoa; hưởng lạc.. Còn nhiều nhiều lắm. Thật đáng lên án và phê phán và trừng trị nghiêm khắc những đối tượng này.

Là học sinh những thế hệ tương lai của đất nước mỗi chúng ta phải cố gắng, tiếp bước cha ông. Hãy cố gắng học tập; không ngừng tu dưỡng đạo đức, rèn luyện lối sống lành mạnh để trở thành con ngoan trò giỏi để bố mẹ, ông bà vui lòng. Chúng ta hãy tranh thủ những thời gian rảnh rỗi để phụ giúp cha mẹ, ông bà những công việc trong gia đình: nhặt rau; nấu cơm; quét dọn; thi thoảng cùng ông bà ra thăm và dọn dẹp phần mộ tổ tiên. Không chỉ trong gia đình chúng ta hãy lan tỏa tình yêu thương đó đến với làng xóm, với cộng đồng. Chăm chỉ tham gia các hoạt động tình nghĩa tại địa phương; trường lớp. Có như vậy chúng ta mới được mọi người yêu thương; quý mến; mới trở thành người có ích cho xã hội, cho cộng đồng.

Tóm lại, lòng hiếu thảo là đức tính cần có trong mỗi con người. Lòng hiếu thảo xứng đáng được giữ gìn, phát huy và lan tỏa hơn nữa, hơn nữa đến với mọi người. Mỗi chúng ta hãy cùng nhau chung tay để xã hội hôm nay và ngày mai sẽ ngày càng ấm áp; tràn ngập hạnh phúc và yêu thương.

6
2
phúc Vu
11/11/2018 21:59:13
Còn câu 3 ai làm dùm đi
6
1
Nguyễn Phi Long
22/11/2021 21:44:41

Cậu truyện cổ tích Tấm Cám là câu truyện cổ tích mà em yêu thích nhất khi còn nhỏ. Truyện kể về cuộc đời của Tấm - một cô gái lương thiện. mất  bố mẹ, vì thế Tấm phải chung sống cùng với dì ghẻ và em gái cùng cha khác mẹ có tên là Cám. Mỗi Ngày,Tấm phải làm việc khổ nhọc,vất vả nhưng vẫn bị mẹ con Cám,coi thường,hắt hủi. Nhưng do tấm lương thiện nên đều được Bụt hiện lên giúp đỡ.Trong một lần, nhà vua tổ chức lễ hội tất cả thần dân đều được tham dự.Vì Không muốn Tấm được đi dự lễ hội nên dì ghẻ trộn thóc cùng với gạo yêu cầu tấm phải làm cho xong mới được dự lễ hội. Tấm liền ngồi khóc. Bụt xuất hiện giúp đỡ Tấm - nhờ bầy chim sẻ nhặt thóc, và có quần áo đẹp đi dự hội. Trên con đường đến lễ hội, Tấm đánh rơi chiếc giày. Nhà vua nhặt được, liền đem lòng yêu dành cho người mang đôi giày này, nói rằng cho ai đi vừa sẽ lấy làm vợ.Nhưng chỉ có Tấm đi vừa nên trở thành vợ của nhà vua.Nhưng chúng taq nghĩ rằng như thế  cuộc sống của Tấm sẽ có được hạnh phúc trọn vẹn, nhưng mẹ con Cám vẫn chịu buông tha cho Tấm.Đến ngày giỗ của cha, Tấm bị kêu về nhà thì bị mẹ con Cám hại chết. Tấm liền biến thành chim vàng anh bay  vào triều đình của nhà vua. Nhưng  cũng bị Cám hại chết, từ chỗ lông chim mọc lên một cây xoan đào. Vua thấy cây tỏa bóng mát thì sai người mắc võng, hằng ngày đều nằm nghỉ dưới gốc cây. Cám thấy vậy liền chặt cây làm thành khung cửi dệt vải. Khi Cám đang dệt thì khung cửi kêu lên: “Cót ca cót két/Lấy tranh chồng chị/Chị khoét mắt cho”. Cám sợ hãi đốt khung cửi. Từ chỗ tro đó mọc lên một cây thị chỉ có duy nhất một quả. Có bà lão hàng nước đi quả thấy quả thị liền bảo: “Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn”. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem có điều gì lạ đang xảy ra thì phát hiện ra Tấm chui ra từ quả thị. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau. Khi trở về hoàng cung, Cám thấy chị xinh đẹp hơn xưa liền hỏi Tấm. Cám làm theo thì chết bỏng. Tấm sai người đem xác Cám đi làm mắm rồi đem cho dì ghẻ. Dì ghẻ biết mắm được làm từ xác của con mình thì lăn đùng ra chết. Đọc đến đây, người đọc sẽ cảm thấy hả hê khi người xấu phải chịu tội, còn người tốt thì được đến đáp.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×