Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giáo sư, nhà giáo, nhà lí luận - phê bình văn học Lê Ngọc Trà nhận định rằng: Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói tình cảm của con người, là sự tự giãi bày

giúp mình với, mình đang cần gấppp!!! Mai mình nộp rồi.
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Bài 2. Giáo sư, nhà giáo, nhà lí luận - phê bình văn học Lê Ngọc Trà nhận định
rằng:"Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói tình cảm của con người, là sự tự giãi
bày và gửi gắm tâm tư” Qua bài thơ “ Sự bùng nổ của mùa xuân” của Thanh
Thảo hãy làm sáng tỏ nhận định trên?.
"Những giọt sương lặn vào lá cỏ
Qua nắng gắt, qua bão tổ
Vẫn giữ lại cái mát lành đầy sức mạnh
Vẫn long lanh, bình thản trước vầng dương..."
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.419
1
3
+5đ tặng

A, MB

- giới thiệu nhận định: Nhà lý luận phê bình văn học Lê Ngọc Trà có nhận định rằng "Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói tình cảm của con người là sự giải bày và gửi gắm tâm tư". Theo em đây là một quan điểm hoàn toàn chính xác và đúng đắn.

- GIỚI thiệu nhà thơ Tố Hữu: Nhà thơ Tố Hữu (1920-2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở làng Phù Lai, nay thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Ở Tố Hữu có sự thống nhất đẹp đẽ giữa cuộc đời cách mạng và cuộc đời thơ. Ông được coi là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. 

- giới thiệu bài thơ Khi con tu hú: Bài thơ Khi con tu hú được sáng tác trong hoàn cảnh nhà thơ đang bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ, khi tác giả mới bị bắt giam ở đây. Bài thơ đã diễn tả được tâm trạng khát khao tự do và tình yêu cuộc sống của người chiến sĩ cách mạng yêu nước Tố Hữu trong hoàn cảnh tù đày. Khát vọng ấy mãnh liệt và mạnh mẽ đã làm cho bài thơ chính là viên ngọc sáng trong thơ ca cách mạng Việt Nam

- GIỚI thiệu nhà thơ Xuân Quỳnh: Nhà thơ Xuân Quỳnh (1942- 1988), là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm, đời sống bình dị trong đời sống gia đình hàng ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, thiết tha và đằm thắm. 

- giới thiệu bài thơ Tiếng gà trưa: Bài thơ Tiếng gà trưa được sáng tác trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ và in trong tập "Hoa dọc chiến hào" (1968) của Xuân Quỳnh. Bài thơ là lời của người cháu thể hiện tình cảm đối với bà của mình.

B, TB

1, Bài thơ Khi con tu hú.

a. Tình yêu cuộc sống cháy bỏng.

- 6 câu thơ đầu đã thể hiện được bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp và rực rỡ. Trái ngược với hoàn cảnh tù đày khốn khổ của người tù cách mạng, bức tranh thiên nhiên tươi đẹp hiện lên chân thực bằng sự lắng nghe hiện tại và hồi tưởng quá khứ của người tù cách mạng. Bức tranh thiên nhiên bắt đầu bắng câu thơ:"Khi con tu hú gọi bầy".

- Tương tự như trong thơ xưa, các nhà thơ, nhà văn thường dùng những hình ảnh chọn lọc để tạo được nét chấm phá, gợi tả vô cùng đặc sắc trong tác phẩm của mình ("Một tiếng chim kêu sáng cả rừng, Tiếng hát trong như tiếng hát xa"). Nhà thơ Tố Hữu đã bắt đầu bằng tiếng chim tu hút gọi bầy gây ấn tượng cho người đọc và đây là dấu hiệu của mùa hè đã đến. Những hình ảnh thiên nhiên được tác giả chọn lọc vô cùng đẹp như: lúa chiêm, trái cây và chúng đều đang ở trạng thái "đang chín, ngọt dần". Những hình ảnh thơ tiếp theo như "vườn râm, ve ngân, bắp rây, nắng đào, trời xanh và sáo diều bay bổng". Bức tranh thiên nhiên được vẽ nên là bức tranh hoàn hảo, tuyệt đẹp,có sự hòa quyện giữa âm thanh và màu sắc của thiên nhiên tươi đẹp.

- Người đọc như cảm tưởng được âm thanh của tiếng chim tu hú, và tiếng ve ngân cũng như thấy được màu sắc của lúa chiêm đang chín vàng, trái cây đang chín dần, màu xanh tươi tốt của vườn râm, màu đào của nắng và màu vàng rực của ngô.

- Hình ảnh sáo diều trên trời dường như là hình ảnh tượng trưng cho sự tự do và hạnh phúc, nó trái ngược hoàn toàn với hoàn cảnh của nhà thơ lúc bấy giờ! Hơn nữa, bức tranh thiên nhiên này có thể là bức tranh thiên trong tưởng tượng hoặc là hồi tưởng những ngày còn được tự do của nhà thơ. Bức tranh thiên nhiên chính là bản lề của khát khao được tự do, thoát khỏi chốn ngục tù của nhà thơ.

b, Khát vọng tự do và cống hiến cách mạng

- Khổ thơ thứ hai thể hiện tâm trạng uất ức, ngột ngạt cùng khát vọng tự do bùng cháy của người tù cách mạng. Khát vọng ấy được khơi nguồn chỉ bằng một tiếng chim tu hú ở bên ngoài- hay chính là tiếng chim tu hú của khát vọng tự do, mà nhen nhóm và bùng lên mãnh liệt trong tâm tưởng của tác giả "Ta nghe hè dậy bên lòng".

- Câu thơ tiếp theo "Mà chân muốn đạp tan phòng hè ôi!" là câu cảm thán thể hiện cho thái độ uất ức đến ngột ngạt cùng khát vọng được phá tan gông xích của nhà tù để nhanh chóng được tự do, được tận hưởng bầu trời của tự do. Các câu thơ tiếp theo cũng thể hiện được cảm xúc mãnh liệt đó của nhà thơ "Ngột làm sao, chết uất thôi!/Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!". Câu cảm thán cùng với hàng loạt các động từ mạnh như "ngột, chết uất" cho thấy một tâm trạng đau khổ, bứt rứt như muốn chết đi và khát khao đến cháy bỏng được thoát ra ngoài của tác giả.

- Ấy vậy mà con chim tu hú cứ kêu- hay chính là khát vọng tự do của tác giả vẫn cứ trỗi dậy, vẫn cứ kêu gào trong tâm tưởng của nhà thơ hãy nhanh chóng giành lại được tự do của tuổi trẻ.

Tóm lại, khổ thơ thứ hai của bài thơ "Khi con tu hú" đã thể hiện được cảm xúc trào dâng mãnh liệt để được tự do, để được tận hưởng mùa hè, tuổi trẻ của tác giả.

2, Bài thơ Tiếng gà trưa

Bài thơ Tiếng gà trưa đã thể hiện được tình cảm bà cháu sâu nặng của người chiến sĩ xa nhà làm nhiệm vụ và nhớ về bà của mình bằng tất cả tình yêu thương bình dị của mình.

- Tình cảm dành cho bà được thể hiện bằng việc chỉ cần nghe tiếng gà trưa, người cháu đã nhớ về quê nhà và những ngày hồi nhỏ được sống bên bà. Điệp từ "Nghe" và hình ảnh ẩn dụ chuyển đổi cảm giác "Nghe bàn chân đỡ mỏi, nghe xao động nắng trưa và nghe gọi về tuổi thơ" đã diễn tả được dòng chảy thời gian hồi ức của người cháu.

- Tình cảm mà người cháu dành cho bà của mình là tình cảm bình dị, nhẹ nhàng và tràn ngập hạnh phúc của những quãng thời gian tươi đẹp ấu thơ. Nơi đó có những kỷ niệm tươi đẹp của ấu thơ: tiếng gà trưa, ổ rơm hồng với những quả trứng, con gà mái mơ, con gà mái vàng, tiếng bà mắng yêu, việc bà khum khum chắt chiu từng quả trứng để ấp bán trứng mua quần áo mới cho con.

- Tình cảm bà cháu trong bài thơ được tác giả vô cùng bình dị mà tràn ngập cảm xúc và hạnh phúc của nhân vật cháu.

- Tình cảm của người cháu còn được thể hiện ở mục tiêu chiến đấu. Điệp từ "Vì" được nhắc lại nhiều lần và với câu thơ xúc động chan chứa tình cảm "Bà ơi, cũng vì bà" đã khẳng định động lực chiến đấu của người cháu chính là người bà thân yêu ở quê nhà. 

C, KB

Cả hai bài thơ đã thể hiện được thành công và xuất sắc tình cảm và tâm tư của nhân vật trữ tình. Tất cả đều là những tình cảm sâu đậm và cháy bỏng của những nhân vật chủ thể trong bài thơ. Và đó chính là tiếng nói tình cảm của con người theo ý kiến của nhà phê bình văn học Lê Ngọc Trà.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
2
Yuu Hay Suy
12/01/2024 20:06:16
+4đ tặng
Tham khảo:Giải thích:
– Nghệ thuật: Nghệ thuật là một lĩnh vực của cuộc sống khác các lĩnh vực khoa học. Nghệ thuật mà Lê Ngọc trà đặc biệt nhấn mạnh ở đây là văn học – những tác phẩmnghệ thuật ngôn từ có hình tượng.
– Bao giờ: luôn luôn.
– Là tiếng nói tình cảm con người: Tình cảm của con người được thể hiện trong tác phẩm và tình cảm của chủ thể sáng tạo – nhà văn – người nghệ sĩ.
– Là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư: những tình cảm ấy được nói ra, được viết ra xuất phát từ nhu cầu:
. Được giãi bày: được bày tỏ, chia sẻ những gì chất chứa ở trong lòng để có thể nhân đôi những niềm vui và vơi bớt những nỗi buồn.
. Gửi gắm những tâm tư: muốn kí thác vào tác phẩm những lời nhắn nhủ, những bức thông điệp, những tư tưởng, tình cảm của nhà văn….
=> Ý kiến đề cập đến đặc trưng của văn học: Văn học là tiếng nói của tình con người, những tình cảm được nói ra, viết ra từ nhu cầu được bày tỏ, chia sẻ, gửi gắm vào tác phẩm những tình cảm, tư tưởng của nhà văn. Ý kiến đồng thời đưa ra tiêu chí để đánh giá một tác phẩm chân chính phải chứa đựng những tình cảm đẹp, những tư tưởng tiến bộ làm đẹp cho tâm hồn con người.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×