Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhà văn phải là người gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người( Nguyễn Minh Châu). Em hiểu ý kiến trên như thế nào

Nhà văn phải là người gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người ( Nguyễn Minh Châu). Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích nhân vật thầy Đuy - sen trong văn bản" Người thầy đầu tiên" của nhà văn Trin- ghi- dơ Ai- tơ- ma- tốp để thể hiện cách hiểu của mình( các bạn viết rõ từng luận điểm cho mình nhé, mình đang cần gấp lắm
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
218
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Ý kiến trên cho rằng nhà văn phải là người gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người. Điều này có nghĩa là nhà văn không chỉ đơn thuần miêu tả những sự việc bên ngoài, mà còn phải khám phá và thể hiện những cảm xúc, suy nghĩ, và tâm trạng của con người.

Trong văn bản "Người thầy đầu tiên" của nhà văn Trin-ghi-dơ Ai-tơ-ma-tốp, nhân vật thầy Đuy-sen được sử dụng để thể hiện cách hiểu của tác giả về việc tìm kiếm những hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người.

1. Thầy Đuy-sen là một nhân vật bí ẩn và đầy sự đa chiều. Từ cách tác giả miêu tả nhân vật, ta thấy thầy Đuy-sen không chỉ là một người thầy bình thường mà còn mang trong mình những bí mật và khía cạnh tâm hồn phức tạp. Điều này thể hiện sự quan tâm của tác giả đến những khía cạnh tâm lý và tâm hồn của con người.

2. Thầy Đuy-sen có khả năng nhìn thấu vào tâm hồn con người. Trong văn bản, thầy Đuy-sen có khả năng nhìn thấy những điều không thể thấy bằng mắt thường, như những ước mơ, khát vọng, và nỗi đau sâu thẳm trong tâm hồn học sinh. Điều này cho thấy tác giả quan tâm đến việc khám phá và thể hiện những cảm xúc và suy nghĩ ẩn giấu trong con người.

3. Thầy Đuy-sen là người truyền cảm hứng và giúp đỡ học sinh khám phá bản thân. Nhân vật này không chỉ đơn thuần là một người thầy giảng bài mà còn là người thầy đầu tiên giúp học sinh nhìn thấy những tiềm năng và giá trị bên trong mình. Điều này thể hiện sự quan tâm của tác giả đến việc khám phá và thể hiện những khía cạnh tích cực của con người.

Tóm lại, nhân vật thầy Đuy-sen trong văn bản "Người thầy đầu tiên" được sử dụng để thể hiện cách hiểu của tác giả về việc tìm kiếm những hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người. Thầy Đuy-sen là một nhân vật bí ẩn và đầy sự đa chiều, có khả năng nhìn thấu vào tâm hồn con người và giúp đỡ học sinh khám phá bản thân.
1
0
Tiến Dũng
18/01/2024 21:26:51
+5đ tặng

Ngẫm về thiên chức người cầm bút, nhà văn Nguyễn Minh Châu từng chia sẻ: “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những con người bị cùng đường tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn đến chân tường…Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực”. Nhà văn cũng từng chia sẻ một quan niệm sâu xa khác về điều này khi cho rằng: “Thiên chức của nhà văn là suốt đời đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người”. Qua hình tượng người đàn bà trong “Chiếc thuyền ngoài xa”, ta càng thấm thía hơn thiên chức của Nguyễn Minh Châu trong những trang văn nghệ thuật.

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gửi tới người đọc một quan niệm, một cái nhìn hết sức sâu sắc về vai trò của nhà văn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Nhà văn nói đến hành trình “đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” phải chăng ý muốn nói đến những vẻ đẹp cao quý, không phô lộ mà khuất lấp, ẩn tàng thậm chí nhiều lúc còn nương náu dưới một cái vỏ xấu xí, thôi ráp như hạt ngọc ẩn sâu trong lòng con trai. Quan điểm của nhà văn Nguyễn Minh Châu đã góp một cái nhìn sâu sắc về “thiên chức của nhà văn trong quá trình sáng tác văn học”.

Khi miêu tả người đàn bà hàng chài, thiên chức của nhà văn được thể hiện trước hết ở những nét phác họa chân thực và niềm sẻ chia, thương cảm trước một nạn nhân của đói nghèo tăm tối. Dưới ngòi bút Nguyễn Minh Châu, người đàn bà mang thân hình cao lớn, thô kệch. Khuôn mặt rỗ, sắc mặt tái ngắt với vẻ mặt đầy mệt mỏi. Áo bạc phếch còn nửa thân dưới thì ướt sũng. Những hình ảnh, những nét vẽ ấy đã phác họa chân thực chân dung người đàn bà hàng chài khiến ta cảm tưởng như đó là một người phụ nữ bước từ cuộc đời vào trang văn. Trong văn học, ta đã bắt gặp nhiều cảnh tượng cái đói bủa vây, dồn đẩy cuộc sống con người xuống cùng cực đến mức phải ăn cháo cám, “làm no” bằng cách ăn đất sét. Còn ở đây, cái đói buộc họ phải ăn xương rồng luộc chấm muối – một loài cây hoang dại, đắng chát. Cuộc sống lam lũ, cực khổ của người đàn bà càng tăng lên gấp bội phần khổ đau với những tháng ngày bị chồng đánh đập. Những trận đòn mụ phải gánh nhiều như cơm bữa, bị đánh đến thừa sống thiếu chết. Người đàn bà ấy cam chịu đón nhận đòn roi như thể mình là người mang lỗi, không van xin, chối tội, thanh minh, không chống trả hay trốn chạy. Tất cả những tháng ngày ấy, mụ đều đứng im chịu đòn như một tảng đá nhẫn nhục.

Xem thêm:  Phong cách nghệ thuật của Quang Dũng, Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm

Thiên chức của nhà văn Nguyễn Minh Châu khi miêu tả hình tượng người đàn bà hàng chài còn được thể hiện ở sự trân trọng, ngợi ca những nét đẹp phẩm chất, tâm hồn người phụ nữ này. Đó là một người phụ nữ giàu đức hy sinh và rộng lòng vị tha. Vì con mà mụ buộc phải gửi thằng Phác lên bờ để không phải suốt ngày chứng kiến cảnh bố đánh đập mẹ. Dù bị đánh đập dã man, người đàn bà ấy vẫn không bỏ chồng để có người đàn ông chèo chống lúc phong ba, biển động, để các con của mụ có cha, nhà mụ có nóc. Mụ nhẫn nhục chịu khổ đau như vậy cũng một phần vì chồng mình, coi đó là một cách sẻ chia bất đắc dĩ khi người chồng bế tắc, mất cân bằng.

Một nét đẹp tâm hồn nữa ở người đàn bà hàng chài mà nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm rất khéo léo đó chính là tâm hồn sâu sắc, thấu trải lẽ đời. Mục đích Đẩu gọi người đàn bà lên tòa án huyện là để giải phóng giúp mụ, khuyên mụ bỏ chồng. Nhưng kết quả là Đẩu vẫn không thể thuyết phục được sau khi nghe người đàn bà tâm sự. Người đàn bà hàng chài nhận thức được vì xấu, mặt rỗ nên mình ế muộn, nói không quá lời thì người chồng chính là ân nhân cuộc đời mụ. Hơn nữa, với mụ thì chồng mình là người hiền lành, chỉ hơi cục tính, trước đây chưa bao giờ đánh đập mụ. Cái thói vũ phu không phải là bản chất vốn có của người chồng. Bản thân mụ lúc nào cũng thấy có lỗi vì đẻ nhiều, nhà nghèo nên gánh nặng mưu sinh lúc nào cũng đè nặng lên vai người chồng. Theo như mụ nói, thì vì quá khổ, nên chồng mụ mới đánh chửi – một hành xử tiêu cực của kẻ bị dồn vào cảnh cùng đường. Chẳng những thế, trên thuyền cũng cần có một người đàn ông chèo chống, tấm lưng như lưng gấu của gã tuy đáng sợ nhưng lại là nơi vững chãi để mẹ con mụ dựa vào.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×