Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhà Lý được thành lập trong hoàn cảnh nào

Đọc và trả lời chi CHI TIẾT các câu hỏi sau:
 CÂU 1: Nhà Lý được thành lập trong hoàn cảnh nào?
 CÂU 2: Tìm hiểu tiểu sử, thân thế của Lý Công Uẩn?
 CÂU 3: Tại sao nhà Lý lại rời đô từ Hoa Lư về Đại La? Việc đổi tên nước có ý nghĩa gì?
3 trả lời
Hỏi chi tiết
117
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
CÂU 1: Nhà Lý được thành lập trong hoàn cảnh nào?
Nhà Lý được thành lập vào năm 1009 sau khi Lý Công Uẩn lật đổ triều đại Tiền Lê và lên ngôi vua, đánh dấu sự khởi đầu của triều đại Lý.

CÂU 2: Tìm hiểu tiểu sử, thân thế của Lý Công Uẩn?
Lý Công Uẩn (974-1028) là vị vua đầu tiên của triều đại Lý. Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc ở làng Cổ Pháp, huyện Đông Anh, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Ông là con trai của Lý Thái Tổ, người đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống lại quân Tống và lập nên triều đại Tiền Lê. Lý Công Uẩn được coi là một vị vua thông minh, tài trí và tài ba trong việc lãnh đạo và xây dựng đất nước.

CÂU 3: Tại sao nhà Lý lại rời đô từ Hoa Lư về Đại La? Việc đổi tên nước có ý nghĩa gì?
Nhà Lý rời đô từ Hoa Lư về Đại La vào năm 1010 sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Lý Công Uẩn quyết định rời Hoa Lư và đổi tên nước thành Đại Cồ Việt để tạo ra một sự khác biệt với triều đại Tiền Lê trước đó. Việc đổi tên nước có ý nghĩa nhằm tôn vinh và khẳng định sự độc lập và tự chủ của Đại Cồ Việt, đồng thời thể hiện quyết tâm của Lý Công Uẩn trong việc xây dựng một triều đại mới và phát triển đất nước.
1
0
doan man
19/01 18:50:21
+5đ tặng

câu 1
- Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đĩnh lên ngôi vua, là một ông vua tàn bạo nên trong triều ai cũng căm phẫn.
- Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời, các tăng sư và đại thần đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi. Nhà Lý thành lập.

câu 2
Thân thế của vua của Lý Công Uẩn

- Thế hệ trẻ ngày nay vẫn thường đặt câu hỏi Lý Thái Tổ là ai? Nhà vua tên thật là Lý Công Uẩn, sinh ngày 08/03/974 trị vì đất nước từ năm 1009 đến 1028. Quê quán là người Châu Cổ Pháp hiện là Bắc Ninh ngày nay.

- Mối lương duyên của ông bắt đầu khi vào năm 3 tuổi, Lý Công Uẩn được đến nhà Lý Khánh Văn theo học và được nhận làm con nuôi. Khi đi theo nhà sư Vạn Hạnh học hỏi thì được ông rất yêu mến.
tiểu sử

Lý Công Uẩn (974 - 1028) người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang (nay là Bắc Ninh), từ nhỏ ông là một cậu bé dĩnh ngộ hơn người, lại được sự nuôi dạy của hai nhà trí thức lớn đương thời là sư Lý Khánh Văn và Thiền sư Đạo Hạnh. Khi mới 20 tuổi Lý Công Uẩn được đưa vào triều làm một chức quan võ. Vốn là người thông minh, có sức khỏe và chí lớn, Công Uẩn từ đó ngày càng được tin cậy trong triều, về sau làm tới điện tiền chỉ uy sứ và trở thành trụ cột của nhà tiền lê.

Vì vậy ngay sau khi Lê Long Đĩnh mất, mọi triều thần đều nhận thấy Lý Công Uẩn là người khoan hòa, nhân thức và được lòng muôn dân nên cuộc chuyển giao triều đại từ họ Lê sang họ Lý đã diễn ra một cách hòa bình êm thấm. Lý Công Uẩn lên ngôi vương, triều Lý được thành lập, công lao đó thuộc về Thiền sư Đạo Hạnh cùng những bài kệ, sấm ký kỳ lạ của ông và sự hợp tác vận động ngầm trong triều của quan Chi Hậu Cam Mộc - một người rất mực trung hậu và quyết đoán trong triều.

Trong gần 20 năm làm vua (1010 - 1028), ngoài những công lao to lớn đối với nhà Lý trên phương diện kinh tế, văn hóa, củng cố tư thế độc lập tự chủ dân tộc, ông đã có một đóng góp nổi bật mang ý nghĩa lịch sử đó là công cuộc thiên đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, mở đầu cho một giai đoạn mới có ý nghĩa quyết định tới vận mệnh dân tộc của đất Thăng Long nói riêng và cả nước nói chung.

Nước Đại Cồ Việt đầu thế kỷ XI đã diễn ra một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu bước phát triển quan trọng của quốc gia phong kiến độc lập. Đó là cuộc dời đô từ Hoa Lư về Đại La, Thăng Long - Đông Đô và là Hà Nội ngày nay. Sự kiện đó gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp của Lý Công Uẩn, vị vua sáng nghiệp triều Lý (1009 - 1225), một trong những triều đại hùng mạnh nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.

Từ khi lên ngôi, Lý Công Uẩn đã thực thi nhiều chính sách cai trị nước mang tinh thần vị tha, bác ái và chủ nghĩa nhân đạo cao cả. Phải chăng điều đó xuất phát từ nguồn gốc nhà chùa, chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Phật giáo của ông, cũng như trong quyết định dời đô sáng suốt của ông có sự tham mưu của Lý Khánh Văn và Đạo Hạnh (lúc này đã là quốc sư).

Nước Đại Việt kể từ các triều đại vua Hùng đã diễn ra nhiều cuộc định đô và dời đô, mỗi lần như vậy hoặc là phản ánh yêu cầu khác nhau của từng giai đoạn lịch sử, hoặc là chọn vùng ảnh hưởng của người đứng đầu và thông thường là quê hương. Vì thế mới có đất Phong Châu của vua Hùng, Cổ Loa của Thục Phán, Mê Linh của Hai Bà Trưng, Hoa Lư của Đinh Bộ Lĩnh...nhưng đến Công Uẩn thì ông lại không chọn Bắc Ninh, mặc dù đó là quê gốc mà chọn Đại La. Điều đó chứng tỏ Lý Thái Tổ đã không chỉ có tầm nhìn chiến lược mà còn thấy rõ được vận hội quốc gia cùng xu thế đi lên của thời đại. Ông đã nhìn thấy được bệ đỡ cho chính quyền trung ương lúc này không còn là thành cao hào sâu nữa mà chính là kinh tế và quân đội, hai yếu tố đó cũng là động lực để phát triển một quốc gia hùng mạnh và thực tế đã đúng như vậy.

Cuộc chuyển đô lịch sử đã đồng thời mang lại nhiều hệ quả tích cực, chính quyền trung ương ở vào nơi trung tâm dất nước, với vị trí giao thông thuận lợi cả bộ lẫn thủy, đây là điều kiện cực kỳ thuận lợi để thâu tóm và chi phối các địa phương đồng thời phát huy được thế mạnh của cả vùng châu thổ sông Hồng. Chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, vạc Phổ Minh, tượng đồng Quỳnh Lâm, bốn vật được coi là tứ đại khí, chính là sản phẩm của giai đoạn này, giai đoạn mà công việc xây dựng và hưng thịnh đất nước bắt đầu bước vào quy mô lớn. Tiếp theo là hàng loạt các công trình khác cũng được các vua kế nghiệp nhà Lý phát huy: 1042 ban bộ hình thư, 1070 dựng Văn miếu, 1076 Quốc Tử Giám được thành lập, nền đại học Việt Nam bắt đầu hình thành Đặc biệt cuộc Nam Chinh, Bắc phạt dưới thời Lý thắng lợi đã chứng tỏ sự vững mạnh về kinh tế và quân sự của thời đại này.

Từ một sự lựa chọn sáng suốt của Lý Thái Tổ ở thế kỷ XI, Thăng Long - Hà Nội đã đi vào lịch sử đất nước như một thủ đô của muôn đời. Điều đó càng cho thấy giá trị trường tồn của chiếu dời đô mà nhà vua đã công bố cách đây ngót 1000 năm. Đối với lịch sử Việt Nam, chiếu dời đô của Lý Thái Tổ ngoài ý nghĩa là một tuyên cáo cho kỷ nguyên độc lập và phát triển lớn mạnh của dân tộc, nó còn là những phác thảo đầu tiên cho cả một hệ tư tưởng Lý. Ở đây với các yếu tố Phật, Nho, Đạo đã kết hợp nhuần nguyễn với các yếu tố tín ngưỡng và truyền thống dân tộc tạo nên áng thiên cổ hùng văn, để rồi tiếp nối sau đó là các áng văn hùng tráng như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Cáo bình ngô và Tuyên ngôn độc lập đã làm thành một dòng văn hùng khí Thăng Long mà Lý Thái Tổ - vị vua khai nghiệp nhà Lý, đặt mốc Thăng Long đã khơi nguồn.
câu 3
Tại sao Lý Công Uẩn dời đô về Đại La (Thăng Long)?

  • Địa thế của Đại La rất thuận lợi về giao thông và phát triển đất nước lâu dài
  • Hoa Lư là vùng đất hẹp, nhiều núi đá, hạn chế sự phát triển lâu dài của đất nước.
  • Việc dời đô từ Hoa Lư về Đại La thể hiện quyết định sáng suốt của vua Lý Công Uẩn, tạo đà cho sự phát triển đất nước.
  • Dời đô ra Thăng Long là một bước ngoặt rất lớn. Nó đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc Đại Việt. Chúng ta không cần phải sống phòng thủ, phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù. Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên, đưa đất nước trở thành quố gia độc lập sánh vai với phương Bắc. Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời, là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy.
ý nghĩa đổi tên nước
- Có thể nói Lý Công Uẩn là người nhìn xa trông rộng. Cố đô Hoa Lư chỉ thích hợp với thế phòng thủ. Muốn nước nhà phát triển thì phải chọn nơi trung tâm làm kinh đô thuận tiện về giao thông.. thì mới phát triển được. Hà Nội là nơi trung tâm của miền Bắc lại có thế rồng bay nên Lý Công Uẩn đã chọn Hà Nội làm kinh đô và đặt là Thăng Long.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
0
quangcuongg
19/01 18:51:19
+4đ tặng

Câu 1 :

Năm 1005, Lê Hoàn mất, Lê Long Đình lên ngôi vua. Cuối năm 1009, Lê Long Đĩnh qua đời. Triều thần chán ghét nhà Tiền Lê, vì vậy các tăng sư và đại thần, đứng đầu là sư Vạn Hạnh, Đào Cam Mộc, tôn Lý Công uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý thành lập.

Câu 2:

Lý Công Uẩn (974-1028) là người thuộc làng Cổ Pháp, Bắc Giang. Ông lớn lên trong một gia đình quan lại và từng làm quan nhà Lê. Sau khi triều đình Tiền Lê suy yếu, Lý Công Uẩn được các tướng quân và đại thần tôn lên ngôi vua. Ông đã dẹp loạn, củng cố lại triều đình và đưa đất nước đi lên. Năm 1010, ông quyết định dời đô từ Hoa Lư về Đại La, đổi tên thành Thăng Long .

Câu 3:

Năm 1054, nhà Lý quyết định đổi tên nước từ Vạn Xuân thành Đại Việt, một sự thay đổi lịch sử quan trọng. Qua việc đổi tên, nhà Lý đã thể hiện sự tự chủ và quyết tâm gia tăng sự độc lập của đất nước.

Mùa xuân năm 1010, một lần từ kinh đô Hoa Lư trở lại thăm quê nhà ở Cố Pháp (Bắc Ninh), Lý Thái Tổ có ghé qua thành cũ Đại La (nay là Hà Nội). Vua thấy đây là vùng đất ở trung tâm đất nước, đất rộng bằng phẳng, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Càng nghĩ, vua càng tin rằng muốn cho con cháu đời sau xây dựng được cuộc sống ấm no thì phải rời đô từ miền núi chật hẹp Hoa Lư về vùng đất đồng bằng rộng lớn màu mỡ này.

1
0
Hoàng Trang
19/01 19:52:53
+3đ tặng

- Năm 1005, Lê Hoàn mất. Lê Long Đĩnh nối ngôi, đã thi hành nhiều chính sách tàn bạo.

-Năm 1009, sau khi Lê Long Đĩnh mất, giới sư sãi và đại thần đã tộn Lý Công Uẩn lên ngôi vua. Nhà Lý được thành lập

-Năm 1010, Lý Công Uẩn đặt niên hiệu là Thuận Thiên và quyết định rời đô về Đại La (Hà Nội ngày nay). Đổi tên nước là Đại Việt

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư