Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết văn bản thuyết minh về tác phẩm " Chí phèo"

Viết văn bản thuyết minh về tác phẩm " Chí phèo".
4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
7.491
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
"Chí Phèo" là một tác phẩm văn học nổi tiếng của nhà văn Nam Cao. Được viết vào những năm 1936-1937, tác phẩm đã góp phần làm nên tên tuổi của tác giả và trở thành một trong những tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam.

"Chí Phèo" xoay quanh câu chuyện về cuộc đời bi kịch của nhân vật chính là Chí Phèo - một người đàn ông nghèo khó, bất hạnh và bị xã hội coi thường. Tác phẩm được viết dưới dạng tập truyện ngắn, mỗi câu chuyện đều tập trung vào một giai đoạn trong cuộc đời Chí Phèo.

Từng câu chuyện trong "Chí Phèo" đều mang đậm tính chất xã hội, phản ánh sự bất công và những khó khăn mà những người nghèo phải đối mặt. Nhân vật Chí Phèo được xây dựng rất chân thực và đáng thương, với những tình huống bi kịch và những cảm xúc sâu sắc. Tác giả đã thông qua nhân vật này để truyền tải thông điệp về sự nhân ái, lòng tự trọng và ý nghĩa của cuộc sống.

Một trong những đặc điểm nổi bật của "Chí Phèo" là ngôn ngữ sắc sảo, hài hước và sâu sắc của tác giả. Nam Cao đã sử dụng những câu chuyện đơn giản nhưng đầy ý nghĩa để khắc họa cuộc sống của những người nghèo, những tình huống bi kịch và những tâm trạng phức tạp của nhân vật chính. Tác phẩm không chỉ đề cập đến vấn đề xã hội mà còn đề cập đến những vấn đề tâm lý, nhân văn và triết học.

"Chí Phèo" đã trở thành một tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam nhờ vào sự tài hoa và tâm huyết của tác giả. Tác phẩm không chỉ mang tính giáo dục mà còn là một tác phẩm nghệ thuật đẹp, đáng để đọc và suy ngẫm. Nó đã góp phần làm thay đổi nhận thức và nhận thức của xã hội về vấn đề bất công và nhân ái.

Tóm lại, "Chí Phèo" là một tác phẩm văn học đáng để đọc và nghiên cứu. Nó không chỉ là một câu chuyện bi kịch về cuộc đời của một người đàn ông nghèo khó mà còn là một tác phẩm mang tính nhân văn sâu sắc và ý nghĩa.
2
1
QMHieu
25/01 19:53:07
+5đ tặng

Được đặt tên theo tên nhân vật chính của truyện ngắn cùng tên, “ Chí Phèo” đã không còn là cái tên xa lạ đối với bạn đọc yêu văn chương trên cả nước. Tác phẩm là một bản tuyên án những thế lực độc ác, xấu xa trong xã hội cũ đã đẩy số phận của một người nông dân hiền lành vào bước đường cùng.

Tác giả Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri ( 29/10/1915-30/11/1951) là một nhà văn, nhà thơ, nhà báo và cũng là một chiến sĩ, liệt sỹ người Việt Nam. Ông là một nhà văn hiện thực lớn của nền văn học nước nhà, góp một phần công lao không nhỏ đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20. Không chỉ vậy, ông được coi là một trong những nhà văn tiêu biểu và có sức ảnh hưởng lớn nhất của thế kỷ 20. Các tác phẩm của ông mang tính hiện thực đời sống cao, qua đó còn là những giá trị nhân đạo sâu sắc khiến độc giả đồng cảm và thấu hiểu cùng các nhân vật qua từng dòng chữ. Những tác phẩm nổi tiếng có thể kể đến như: Sống mòn, Tư cách mõ, Một bữa no,… Thế nhưng, “ Chí Phèo” lại là cái tên gắn liền với sự nghiệp của ông hơn cả.

Truyện ngắn “ Chí Phèo” ban đầu có tên là “Cái lò gạch cũ”, sau này khi được in thành sách năm 1941 đã bị đổi tên thành “Đôi lứa xứng đôi”. Đến khi in lại trong tập “Luống cày” (do Hội Văn hóa cứu quốc xuất bản, Hà Nội, 1946) thì lại được tác giả đổi lại tên thành “Chí Phèo'. Có thể nói, “Chí Phèo” là nốt son sáng trong sự nghiệp viết lách của Nam Cao, khi ông đã bắt đầu sáng tác từ những năm 1936 nhưng mãi đến khi “Chí Phèo” ra đời, tên tuổi của ông mới được đông đả độc giả đón nhận và ghi nhớ. Khác với các truyện ngắn cùng đề tài, Chí Phèo có phạm vi hiện thực được phản ánh trải ra cả bề rộng không gian (một làng quê) và cả bề dài thời gian. Cũng có thể nói, làng Vũ Đại trong truyện chính là hình ảnh thu nhỏ, mô phỏng lại xã hội nông thôn Việt Nam lúc đương thời.

Giữa bối cảnh những năm 1940-1945, các tác phẩm lấy đề tài về nông thôn Việt Nam là vô kể. Thế nhưng hầu hết các câu truyện chỉ xoay quanh các quan hệ trong gia đình, hay là các phong tục, tập quán của các vùng địa phương. Ấy vậy mà “Chí Phèo” nổi lên như một hiện tượng bất ngờ. Giống như các tác phẩm “Tắt đèn”( Ngô Tất Tố) hay “Vợ nhặt”( Kim Lân),… thì “Chí Phèo” cũng là "bức tranh xã hội rộng lớn với những xung đột giai cấp quyết liệt".

Câu truyện xoay quanh về cuộc đời của nhân vật chính - Chí. Là trẻ mồ côi được nhận nuôi, ban đầu Chí cũng như biết bao chàng trai khác: chân chất, thật thà, hiền lành. Ấy mà ông trời lại trêu đùa với Chí khi anh bị Bá Kiến gán tội ném vào ngục tù vì vợ ba của ông ưng mắt Chí. Sống trong chốn song sắt, Chí từ anh chàng hiền lành ngày nào giờ đây đã trở thành một “con quỷ sống” khiến cả làng Vũ Đại phải khiếp sợ. Trở về sau nhiều năm xa rời quê hương, giờ đây Chí đã trở thành một tay sai đắc lực cho Bá Kiến để ngày ngày kiếm tiền mua rượu uống. Lúc nào hắn cũng trong tình trạng say xỉn và hắn chửi. Hắn chửi trời, chửi đất, chửi ai đã sinh ra hắn để hắn phải sống kiếp đời khó khăn, khốn khổ tới mức này và hơn hết hắn chửi cả làng Vũ Đại. Tiếng chửi của hắn là phản ứng của bản thân với tất cả cuộc đời đầy bi kịch của hắn. Hắn bị cả làng hắt hủi, loại trừ khỏi xã hội. Kết quả, Chí Phèo đã bị hủy hoại hoàn toàn - cả về thể xác lẫn tâm hồn, dẫn hắn đến kết cục tồi tệ nhất của mình. Sau một đêm ở cùng với Thị Nở, Chí lần đầu tiên tỉnh rượu sau những ngày tháng sống với cơn say. Bát cháo hành của Thị đã đánh thức phần người tưởng như đã chết trong hắn. Giờ đây, hắn muốn có một gia đình nhỏ cho riêng mình, được xã hội công nhận và hơn hết: Hắn muốn trở thành người lương thiện. Hắn tìm tới Bá Kiến- người mà chính là hung thủ của đời hắn, đòi lấy lại sự lương thiện đã mất của mình. Chí Phèo đã đâm chết Bá Kiến và tự kết liễu cuộc đời mình, kết thúc một cuộc đời đau khổ. Thế nhưng, ở cuối câu truyện khi hình ảnh cái lò gạch cũ lại một lần nữa hiện lên, chúng ta như nhìn thấy được một vòng lặp vô tận sẽ lại bắt đầu.

Khác với những tác giả khác, Nam Cao không đi sâu vào câu truyện về sưu cao thuế nặng, nạn tham ô, hay nạn đói,… mà ông tiếp cận câu truyện ở một phương diện khác: người nông dân bị xã hội tàn phá về tâm hồn, hủy diệt cả nhân tính, do đó, bị phủ nhận giá trị, tư cách làm người. Giá trị con người rẻ mạt, không đáng giá một xu trong mắt bọn quan lại tham nhũng. Với nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật tinh tế, sắc sảo, cùng với ngôn ngữ bình dị, đời thường, có lẽ tác giả Nam Cao đã thành công trong việc bóc tách từng lớp suy nghĩ của các nhân vật, khiến cho người đọc càng cảm nhận sâu sắc hơn nữa những khó khăn, những đau đớn tột cùng của người nông dân trong thời kỳ ấy.

Tác phẩm không chỉ mang giá trị hiện thực mà còn mang giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc, thể hiện tấm lòng yêu thương, trân trọng của Nam Cao đối với những người khốn khổ. Đó còn là tiếng kêu cứu thảm thiết của những con người bất hạnh đang đòi quyền được sống, được tự do, được “làm người lương thiện”. Sống cho đúng nghĩa là sống, chứ không phải sống như những bóng ma vật vờ không được ai nhắc tên. Truyện "Chí Phèo" là một trong những truyện ngắn hay nhất viết về đề tài nông dân trong nền Văn học Việt Nam hiện đại, cũng là đỉnh cao của truyện ngắn Nam Cao.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
BF_Kduong
25/01 19:53:48
+4đ tặng

chỉ là một truyện ngắn, lại là truyện ngắn sáng tác sớm của Nam Cao về đề tài nông dân, nhưng Chí Phèo là sự tổng hợp, sự kết tinh của ngòi bút Nam Cat về đề tài này. Nếu như Nam Cao có thể được coi là "nhà văn của nông dân" , cùng với Ngô Tất Tố, thì trước hết vì ông có Chí Phèo.

Khác với truyện ngắn cùng đề tài của tác giả, Chí Phèo có phạm vi hiện thực được phản ánh trải ra cả bề rộng không gian (một làng quê) và cả bề dài thời gian. Có thể nói, làng Vũ Đại trong truyện chính là hình ảnh thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt Nam đương thời.

Những năm 1940 - 1945, nông thôn vẫn là một đề tài lớn trong văn xuôi khu vực hợp pháp. Các nhà văn đã đi vào đề tài này theo chiều hướng khác nhau. Trước hết là đi vào phong tục tập quán dân quê, sự lục đục giữa vợ cả và vợ lẽ, mẹ chồng và nàng dâu, dì ghẻ và con chồng, anh và em, chú bác, cô cậu và những đứa cháu bên nội, bên ngoại.

 

Trên bối cảnh chung của văn học hiện thực thời kì 1940 - 1945, Chí Phèo là một hiện tượng đột xuất. Giông như Tắt đèn, Bước đường cùng, Giông tố.... thời Mặt trận dân chủ, Chí Phèo cũng là "bức tranh xã hội rộng lớn với những xung đột giai cấp quyết liệt". Tác phẩm gây ấn tượng đậm nét về tính đầy đặn, đa dạng nhiều màu sắc của bức tranh về đời sông xã hội nông thôn.

Song, dựng lên bức tranh xã hội ở nông thôn, Nam Cao trước hết tập trung nổi bật mối xung đột giai cấp đối kháng giữa bọn địa chủ cường hào thống trị và người nông dân bị áp bức bóc lột. Tức là, cũng như tác giả Tắt đèn, Bước cùng... Nam Cao đã phản ánh hiện thực nông thôn trên bình diện mâu thuẫn giai cấp.

Chí Phèo của Nam Cao đã xây dựng một hình tượng điển hình khá hoàn chỉnh về giai cấp phong kiến thống trị ở nông thôn: Bá Kiến.

Chân dung lão cường hào cáo già Bá Kiến dần dần hiện rõ trong tác phẩm những nét tính cách được thể hiện hết sức sinh động, đầy ấn tượng. Đó là khái quát "rất sang" ("bắt đầu bao giờ cụ cũng quát để thử dây thần kinh mọi người"), lối nói ngọt nhạt, và nhất là "cái cười Tào Tháo" ("cụ vẫn tự phụ hơn đời cái cười Tào Tháo ấy") - tất cả đều cho thấy bản chất gian hùng của lão cường hào "khôn róc đời" này. Nam Cao cũng hé cho thấy tư cách nhem nhuốc của "cụ tiên chỉ": đó là thói ghen tuông thảm hại của lão cường hào háo sắc mà sợ vợ - lão cay đắng nhận ra mình "già yếu quá " mà "bà Tư" thì "cứ trẻ, cứ phây phây", "nhìn thì thích nhưng mà tưng tức lạ... khác gì nhai miếng bò lựt sựt khi rụng gần hết răng". Đó là chuyện lão gỡ gạc tồi tệ đối với người vợ lính vắng chồng... Và bổ sung vào đó, để cho sự thối nát của nhà "cụ Bá" được hoàn chỉnh, còn có "Bà Tư" quỷ cái "thường gọi canh điền lên bóp chân mà lại "cứ bóp lên trên, trên nữa''... Nhà văn chỉ kể qua, nhẹ nhàng, - tuy không kém thâm thúy, chứ không sa đà trong việc soi mói đời tư thối tha của lão cường hào.

Ông tập ưung ngòi bút vào việc soi sáng bản chất xã hội của nhân vật, chủ yếu thể hiện trong mối quan hệ với người nông dân bị áp bức. Đoạn độc thoại nội tâm rất mực sinh động của "cụ tiên chỉ làng Vũ Đại" về cái "nghề tổng lí"cho thấy Nam Cao chẳng những soi thấu tim đen của nhân vật mà còn tỏ ra hiểu rất sâu các mối quan hệ xã hội ở nông thôn. Bá Kiến đã lặng lẽ nghiền ngẫm về nghề thống trị, rút ra từ bốn đời tổng lí những phương châm, thủ đoạn thống trị khôn ngoan: "mềm nắn, rắn buông", "bám thằng có tóc, ai bám thằng trọc đầu", "thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân", "chỉ bóp đến nửa chừng", "hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông nhưng rồi lại dắt nó lên để nó đền ơn"... Còn đây là chính sách dùng người của lão: "không có những thằng đầu bò thì lấy ai trị những thằng đầu bò", "thu dụng những thằng bạt mạng không sợ chết và không sợ đi tù. Những thằng ấy chính là những thằng được việc. Khi cần đến chỉ cho nó dăm hào uống rượu là có thể sai nó đến tác oai tác quái bất cứ anh nào không nghe mình (...). có chúng nó sinh chuyện thì mới có dịp mà ăn... "... Tất cả đều nhằm sao cho vừa bóp nặn được nhiều nhất, vừa giữ chắc cái ghế thống trị. Tâm địa thâm độc tới ghê sợ của Bá Kiến còn thể hiện trong việc hắn nhẹ nhàng "khích" Chí Phèo đòi nợ đội Tảo, đẩy những kẻ sẵn sàng đâm chém ấy vào chỗ chém nhau, để kẻ nào sống "cũng có lợi cụ cả"! Bá Kiến thật là một con hổ biết cười!.

Vạch khổ cho người nông dân bị áp bức bóc lột, Nam Cao không đi vào nan sưu thuế, nạn chiếm đoạt ruộng đất, nạn tô tức, quan tham lại những, thiên tai địch họa.... ở Chí Phèo và nhiều truyện nữa, nhà văn đi vào một phương khác: người nông dân bị xã hội tàn phá về tâm hồn, hủy diệt cả nhân tính, do đó, bị phủ nhận giá trị, tư cách làm người. Nỗi thống khổ ghê gớm của Chí Phèo không phải ở chỗ tất cả cuộc đời người nông dân cố cùng này chỉ là một không: không nhà, không cửa, không cha không mẹ, không họ hàng thân thích không tấc đất cắm dùi, cả đời không hề biết đến một bàn tay chăm sóc của đàn bà nếu không gặp Thị Nở..., mà chính là ở chỗ anh đã bị xã hội rạch nát cả bộ mặt người, cướp đi linh hồn người, để bị loại ra khỏi xã hội loài người, phải sống kiếp sống tối tăm của thú vật. Mở đầu truyện là hình ảnh hết sức sống động, độc đáo của Chí Phèo khật khưỡng vừa đi vừa chửi. Nhưng đằng sau cái chân dung gã say rượu chửi lảm nhảm được vẽ bằng những nét bút tưởng đâu là kí họa gây cười ấy, nếu đọc kĩ còn có thể thấy một cái gì như là sự vật vã của một linh hồn đau đớn, tuyệt vọng. Không, tiếng chửi của Chí Phèo không hẳn là bâng quơ. Hắn từ "chửi trời" đến "chửi đời" rồi "chửi ngay tất cả làng Vũ Đại..." .Và hắn bỗng tức tối khi thấy "không ai lên tiếng cả"... Trong cơn say hắn vẫn cảm thấy tuy mơ hồ mà thấm thìa "nông nỗi" khôn khổ của thân phận. Đó là "nông nỗi" không có người nào chịu chửi lại hắn! Có nghĩa là tất cả mọi người đã dứt khoát không coi hắn là người. Chửi lại hắn nghĩa là còn thừa nhận hắn là người, là còn bằng lòng giao tiếp, đối thoại với hắn. Chí Phèo chửi cả làng với... hi vọng được người nào đó chửi lại. Những tín hiệu yêu cầu giao tiếp phát đi liên tục đó chỉ gặp sự im lặng đáng sợ. Và vẫn còn lại một mình Chí Phèo trong sa mạc cô đơn: Hắn cứ "chửi rồi lại nghe", "chỉ có ba con chó dữ một thằng say rượu!...

Cảnh mở đầu đột ngột của thiên truyện đó chẳng những đã giới thiệu hấp dẫn tính cách độc đáo của nhân vật mà còn hé thấy tình trạng bi đát của một số phận. Chí Phèo trước hết là một hiện tượng có tính quy luật, tính phổ biến, sản phẩm của tình trạng áp bức bóc lột tàn tệ ở nông thôn Việt Nam trước đây. Đây là hiện tượng những người nông dân lao động bị đè nén thái quá đã chống trả lại để tồn tại bằng con đường lưu manh. Bá Kiến đẩy anh canh điền hiền lành vào tù; nhà tù thực dân - chỗ dựa tin cậy của bọn phong kiến trong việc đàn áp nông dân - đã tiếp tay lão cường hào để giết chết phần người trong con người Chí, biến Chí thành Chí Phèo, biến một người nông dân lương thiện thành một con quỷ dữ. Với ngòi bút hiện thực tỉnh táo ông vạch ra rằng, những người nông khốn khổ phải giành lấy sự tồn tại sinh vật bằng việc bán cả nhân phẩm ấy, đã trở thành lực lượng phá hoại mù quáng, dễ dàng bị bọn thống trị thâm độc lợi dụng, Vì thế mà Chí Phèo từ chỗ hung hăng đến nhà Bá Kiến, tuyên bố "liều chết với bố con" lão, chỉ cần mấy câu nói ngọt xớt, chuỗi cười Tào Tháo và mấy hào chỉ, đã trở thành tên tay sai mới của lão. Hiện tượng mỉa mai, đau xót rất phổ biến và có tính quy luật mà ngòi bút phân tích xã hội sâu sắc Nam Cao đã vạch ra.

Giá trị điển hình, sức mạnh tố eáo to lớn của hình tượng Chí Phèo trước hết là ở chỗ làm nổi bật lên cái hiện tượng có tính quy luật vẫn hằng diễn ra ở xã hội nông thôn đầy bất công và tội ác đương thời đó. Vấn đề của Chí Phèo là vấn đề nông dân - với ý nghĩa đó, vẫn có thể nói Chí Phèo là một hình tượng điển hình về nông dân.

Truyện ban đầu được tác giả đặt tên là Cái lò gạch cũ; hình ảnh cái lò gạch cũ được xuất hiện ở phần mở đầu và cả khi kết thúc truyện. Rõ ràng đó là ý nghệ thuật của Nam Cao. Cái lò gạch cũ như là một biểu tượng về sự hiện tất yếu của hiện tượng Chí Phèo, gắn liền với tuyến chủ đề chính của tác phẩm.
Câu chuyện mối tình Chí Phèo - Thị Nở quả là hấp dẫn đặc biệt. Song mặc dù giọng văn bông lơn, có lúc như chế giễu, mặc dù đối với một số người, đó là sự hấp dẫn của loại truyện tình bờ hụi của hạng nữa người ngợm, ngưu tầm ngưu mã tầm mã, "đôi lứa xứng đôi", thì đây vẫn thật sự là truyện có một nội dung hết sức nghiêm túc, chứa đựng một tư tưởng nhân đạo thật mới mẻ, độc đáo đem lại cho tác phẩm một tầm vóc bất ngờ.

Ban đầu, Chí Phèo đến với Thị Nở một cách rất... Chí Phèo. Trong một đêm "rười rượi những trăng", có những tầu chuối nằm ngửa ưỡn cong cong lên hứng lấy trăng xanh rười rợi như là ướt nước, thỉnh thoảng bị gió lay lại giãy lên đành như là "hứng tình", Chí Phèo rất say và cảm thấy "bứt rứt", "ngứa ngáy" da thịt, đã xông tới người đàn bà khốn khổ "dại dột đã nằm ềnh ệch mà ngủ ngay gần nhà hắn". Khi Thị Nở hốt hoảng kêu làng, thì "cái thằng trời đánh không chết ấy lại kêu to hơn, "vừa kêu vừa dằn người đàn bà xuống"! Trâng no, lì lợm đến thế là cùng! Nhưng điều kì diệu đã xảy ra là, nếu như ban đầu, Thị Nở chỉ khơi dậy bản năng giống đực ở gã đàn ông Chí Phèo, thì sau đó, sự chăm sóc giản dị đầy ân tình và lòng yêu thương mộc mạc mà chân thành của đàn bà khốn khổ ấy đã làm thức dậy bản chất lương thiện của người lao động trong Chí Phèo. Đoạn văn viết về sự thức tỉnh của linh hồn Chí Phèo sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở, là một đoạn tuyệt bút, đầy chất thơ và tập trung thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc bất ngờ cùa ngòi bút Nam Cao.

Sáng hôm ấy, Chí Phèo tỉnh dậy muộn và lòng "bâng khuâng", "mơ hồ buồn". Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm, Chí Phèo mới lại nghe thấy tiếng chim hót vui vẻ, tiếng cười nói của những người đi chợ, tiếng anh thuyền chài gõ nể chèo đuổi cá...Những âm thanh quen thuộc trong cuộc sống lao động xung quanh ấy hôm nào chả có, nhưng hôm nay bỗng trở nên vang động sâu xa trong lòng Chí Phèo, trở thành những tiếng gọi tha thiết của cuộc sống vẳng đến bên tai lần đầu tiên tỉnh táo của anh. Cuộc gặp gỡ với Thị Nở đã lóe sáng như một tia chớp trong cuộc đời tăm tối dằng dặc của Chí Phèo. Dưới ánh sáng của tia chớp ấy, Chí Phèo bỗng nhìn rõ tất cả cuộc đời mình: những ngày xưa "rất xa xôi " đã từng "ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê. Vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng! Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm". Cái hiện tại đáng buồn: "già mà vẫn cô độc", cái tương lai còn đáng buồn hơn: "đói rét và ốm đau và cô độc cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau". Nếu như bao nhiêu năm nay, Chí Phèo "bao giờ cũng say", "say tận", "có lẽ hắn chưa bao giờ tỉnh táo, để nhớ rằng có hắn ở đời", thì hôm nay lần đầu tiên Chí Phèo tỉnh táo, tỉnh táo để tự ý thức về thân phận. Trước đi Chí Phèo sống và hành động hoàn toàn vô thức, hắn không thể biết và không cần biết hắn là gì và đã làm những gì: "hắn không biết rằng hắn là con quỷ .. của làng Vũ Đại, để tác quái cho bao nhiêu dân làng (...). Hắn biết đâu vì làm tất cả những việc ấy trong khi người hắn say... Giờ đây, lần đầu tiên, Chí Phèo nhận ra sự hiện hữu của mình, đối mặt với chính mình, và đồng thời, cũng lần đầu tiên, nhận ra sự bế tắc tuyệt vọng của thân phận mình. Khi thấy Thị Ni bưng cháo hành đến, hắn "rất ngạc nhiên" và hết sức xúc động uBởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho". Hắn ăn bát cháo từ tay Thị Nở và bỗng nhận thấy rằng cháo hành ăn rất ngon. Bởi vì hương vị cháo hành này chính là hương vị của tình yêu thương chân thành, của hạnh phúc giản dị, mà có thật, lần đầu tiên đến với Chí Phèo. Lần đầu tiên, Chí Phèo mắt "như ươn ướt", "ôi sau mà hắn hiền, ai dám bảo đó là thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt của mình". Trở lại là anh canh điền trong trắng năm xưa cảm thây bị xúc phạm khi bị cái bà ba "quỷ cái" gọi lên bóp chân, trở lại anh nông dân lương thiện từng mơ ước cuộc sống gia đình hạnh phúc hết sức bình dị khiêm nhường trong lao động... "Đó là cái bản tính của hắn ngày thường bị lấp đi... "

 

Như vây là, lòng yêu thương, cái tình người chân thành đã làm sống lại trong Chí Phèo cái bản chất đẹp đẽ của người nông dân lao động, bao lâu nay bị cho lấp, vùi dập nhưng vẫn không tắt. Bọn cường hào và nhà tù thực dân, nói rộng ra là cả cái xã hội tàn bạo ấy, ra sức giết chết cái "bản tính tốt" ấy của anh "Trần trụi giữa bầy sói", anh không thể hiền lành, trong trắng, mà để tồn tại anh phải cướp giật, ăn vạ, đâm chém. Muốn thế phải liều và mạnh, những thứ ấy Chí Phèo tìm ở rượu. Và Chí Phèo luôn luôn say, "hắn say thì hắn làm bất cứ cái gì người ta sai hắn làm" - xét cho cùng, Chí Phèo không chịu trách nhiệm về những hành động của mình: linh hồn của anh đã bị cướp đi rồi.

Nhưng hôm nay, tình yêu đã thức tỉnh anh và linh hồn anh đã trở về. Anh thấy "thèm lương thiện", "muốn làm hòa với mọi người biết bao!", Anh như rưng rưng và bẽn lẽn trong sự phục sinh của linh hồn đó. Anh mong được nhận vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện". Tình của Thị Nở chẳng những đã thức tĩnh anh mà còn hé mở cho anh con đường trở lại làm người, trở lại cuộc đời, và anh hồi hộp hy vọng.

Đã hơn một lần, Nam Cao viết về những mối tình của những kẻ bị cả xã hội miệt thị, lăng nhục độc ác: Lang Rận - mụ Lợi, Đức - Nhi, Chí Phèo - Thị Nở... Tuy vẫn giữ giọng văn khách quan, hài hước, nhà văn đã dứt khoát đứng ra làm luật sư cãi trắng án cho những con người bất hạnh, bị mọi người hắt hủi đó, nhất là khi họ bị ném vào tình thế nhục nhã, trở thành cái đích cho những mũi tên chế giễu độc ác của người đời đầy thành kiến mu muội. Ông đã đanh thép bênh quyền được yêu của họ và khẳng định tính chính đáng của những mối tình như thế. Có gì là không chính đáng nếu như những con người trong khi bị cả xã hội xua đuổi ấy đã đến với nhau, tìm thấy ở nhau sự giao cảm, chia sẻ nỗi lòng? Vì nếu tình yêu chân chính là tình yêu làm nhân đạo hóa con người, nâng cao sống, thì đã có mấy lần tình yêu có tác dụng nhân đạo hóa kì diệu, cảm động như mối tình Thị Nở - Chí Phèo? Chẳng phải tình yêu thương tuy đơn giản, có phần thô lỗ của người đàn bà xấu xí ấy đã gọi dậy linh hồn người trong con quỷ dữ Chí Phèo, đưa hắn từ cõi địa ngục trở về cõi người đó sao? Chẳng phải một sự hóa giải thần bí nào mà chỉ là một tình yêu rất mực trần tục, nhưng là tình yêu đích thực con người, thật lành mạnh, khỏe khoắn. Mô típ nghệ thuật này được xử lí bằng một tư tưởng nhân đạo lớn lao và một bút lực phi thường, chỉ có Nam Cao.

Tư tưởng nhân đạo và hút lực phi thường đó còn thể hiện ở đoạn văn miêu tả tấn bi kịch tinh thần của Chí Phèo. Truyện ngắn đầy hấp dẫn này càng về cuối càng đặc biệt hấp dẫn; không phải chỉ vì cốt truyện, tình tiết đầy tính kịch, biến hóa khôn lường, mà còn vì tầm tư tưởng càng ngày càng nâng cao một cách bất ngờ của tác phẩm.

Nhiều người cũng nói đến Chí Phèo như là một bi kịch số phận, song nếu hiểu cho chặt chẽ, chính xác thì chỉ từ nhân vật này đã thức tỉnh linh hồn, khao khát trở lại làm người nhưng bị cự tuyệt lạnh lùng, thì chỉ đến khi đó, Chí Phèo mới thật sự rơi vào tình thế bi kịch: bi kịch của con người bị từ chối không được làm người.

Khi hiểu ra rằng xã hội không công nhận mình, Chí Phèo vật vã đau đớn. Hắn lại uống, nhưng điều lạ là, hôm nay "hắn càng uống càng tỉnh ra". Đúng hơn là tuy say, trong tâm thức Chí Phèo lúc này vẫn có một điềm tỉnh: nỗi đau khôn cùng về thân phận, và "hắn ôm mặt khóc rưng rức". Rồi như để chạy trốn bản thân, chạy trốn nổi đau, hắn "lại uống... lại uống... đến say mềm người". Rồi hắn đi với một con dao và vừa đi vừa chửi... như mọi lần. Nhưng lại hoàn toàn khác mọi lần: hôm nay, Chí Phèo quằn quại đau đớn vì tuyệt vọng, càng thấm thía hơn bao giờ tội ác của kẻ thù, đã đến thẳng trước Bá Kiến "trợn mắt, chỉ tay vào mặt" lão, dõng dạc đòi quyền làm người, đòi lại bộ mặt người đã bị vằm nát của mình. Kẻ chết vì ý thức nhân phẩm đã trở về, anh không thể chấp nhận trở lại kiếp sông thú vật được nữa. Chí Phèo đã chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống, chết trong tâm trạng bi kịch đau đớn. Thế là, trước đây, để bám lại sự sống, Chí Phèo phải từ bỏ nhân phẩm, bán linh hồn cho quỷ; giờ đây, ý thức nhân phẩm thức dậy, linh hồn trở về. Nhiều người nghi ngờ tâm lòng của Nam Cao đối với nông dân, vì thấy người nông dân của nhà văn phần nhiều xấu xa dữ tợn. Vậy mà chính ở những người khốn khổ có bộ mặt và tính cách không mấy "đáng yêu" đó, nhiều khi ý thức nhân phẩm còn mạnh hơn cả cái chết. Lão Hạc bề ngoài dường như lẩm cẩm, gàn dở nhưng lão đã lặng lẽ tìm đến cái chết để giữ trọn lòng tự trọng trong cảnh cùng đường (Lão Hạc). Lang Rận cũng tìm đến cái chết vì không chịu nổi điều nhục nhã đang chờ ông ta hôm sau (Lang Rận) và ở đây là Chí Phèo?

Chí Phèo đã chết quằn quại trên vũng máu trong niềm đau thương vô hạn, khao khát lớn lao, thiêng liêng là được làm người lương thiện đã không thực hiện được. Lời nói cuối cùng của Chí Phèo, vừa đanh thép, chất chứa phẫn nộ vừa mang sắc thái triết học và âm điệu bi thống đầy ám ảnh, làm người đời sững sờ và day dứt không thôi..."Ai cho tao lương thiện?". Làm thế nào để con người được sống cuộc sống con người? Đó là "một câu hỏi lớn không lời đáp chẳng những Bá Kiến không thể hiểu mà xã hội khi ấy cũng chưa thể trả lời Câu hỏi ấy được đặt ra một cách bức thiết, day dứt trong hầu như toàn bộ sáng tác Nam Cao trước cách mạng. Và đặt ra bằng một tài năng lớn, độc đáo, khiến cho nhiều sáng tác của Nam Cao - trước hết là Chí Phèo - thuộc vào những trang hay nhất của nền văn xuôi Việt Nam.

5
0
Ng Linh
25/01 19:53:54
+3đ tặng

Chỉ là một truyện ngắn, lại là truyện ngắn sáng tác sớm của Nam Cao về đề tài nông dân, nhưng Chí Phèo là sự tổng hợp, sự kết tinh của ngòi bút Nam Cat về đề tài này. Nếu như Nam Cao có thể được coi là "nhà văn của nông dân" , cùng với Ngô Tất Tố, thì trước hết vì ông có Chí Phèo.

Khác với truyện ngắn cùng đề tài của tác giả, Chí Phèo có phạm vi hiện thực được phản ánh trải ra cả bề rộng không gian (một làng quê) và cả bề dài thời gian. Có thể nói, làng Vũ Đại trong truyện chính là hình ảnh thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt Nam đương thời.

Những năm 1940 - 1945, nông thôn vẫn là một đề tài lớn trong văn xuôi khu vực hợp pháp. Các nhà văn đã đi vào đề tài này theo chiều hướng khác nhau. Trước hết là đi vào phong tục tập quán dân quê, sự lục đục giữa vợ cả và vợ lẽ, mẹ chồng và nàng dâu, dì ghẻ và con chồng, anh và em, chú bác, cô cậu và những đứa cháu bên nội, bên ngoại.

 

Trên bối cảnh chung của văn học hiện thực thời kì 1940 - 1945, Chí Phèo là một hiện tượng đột xuất. Giông như Tắt đèn, Bước đường cùng, Giông tố.... thời Mặt trận dân chủ, Chí Phèo cũng là "bức tranh xã hội rộng lớn với những xung đột giai cấp quyết liệt". Tác phẩm gây ấn tượng đậm nét về tính đầy đặn, đa dạng nhiều màu sắc của bức tranh về đời sông xã hội nông thôn.

Song, dựng lên bức tranh xã hội ở nông thôn, Nam Cao trước hết tập trung nổi bật mối xung đột giai cấp đối kháng giữa bọn địa chủ cường hào thống trị và người nông dân bị áp bức bóc lột. Tức là, cũng như tác giả Tắt đèn, Bước cùng... Nam Cao đã phản ánh hiện thực nông thôn trên bình diện mâu thuẫn giai cấp.

Chí Phèo của Nam Cao đã xây dựng một hình tượng điển hình khá hoàn chỉnh về giai cấp phong kiến thống trị ở nông thôn: Bá Kiến.

Chân dung lão cường hào cáo già Bá Kiến dần dần hiện rõ trong tác phẩm những nét tính cách được thể hiện hết sức sinh động, đầy ấn tượng. Đó là khái quát "rất sang" ("bắt đầu bao giờ cụ cũng quát để thử dây thần kinh mọi người"), lối nói ngọt nhạt, và nhất là "cái cười Tào Tháo" ("cụ vẫn tự phụ hơn đời cái cười Tào Tháo ấy") - tất cả đều cho thấy bản chất gian hùng của lão cường hào "khôn róc đời" này. Nam Cao cũng hé cho thấy tư cách nhem nhuốc của "cụ tiên chỉ": đó là thói ghen tuông thảm hại của lão cường hào háo sắc mà sợ vợ - lão cay đắng nhận ra mình "già yếu quá " mà "bà Tư" thì "cứ trẻ, cứ phây phây", "nhìn thì thích nhưng mà tưng tức lạ... khác gì nhai miếng bò lựt sựt khi rụng gần hết răng". Đó là chuyện lão gỡ gạc tồi tệ đối với người vợ lính vắng chồng... Và bổ sung vào đó, để cho sự thối nát của nhà "cụ Bá" được hoàn chỉnh, còn có "Bà Tư" quỷ cái "thường gọi canh điền lên bóp chân mà lại "cứ bóp lên trên, trên nữa''... Nhà văn chỉ kể qua, nhẹ nhàng, - tuy không kém thâm thúy, chứ không sa đà trong việc soi mói đời tư thối tha của lão cường hào.

Ông tập ưung ngòi bút vào việc soi sáng bản chất xã hội của nhân vật, chủ yếu thể hiện trong mối quan hệ với người nông dân bị áp bức. Đoạn độc thoại nội tâm rất mực sinh động của "cụ tiên chỉ làng Vũ Đại" về cái "nghề tổng lí"cho thấy Nam Cao chẳng những soi thấu tim đen của nhân vật mà còn tỏ ra hiểu rất sâu các mối quan hệ xã hội ở nông thôn. Bá Kiến đã lặng lẽ nghiền ngẫm về nghề thống trị, rút ra từ bốn đời tổng lí những phương châm, thủ đoạn thống trị khôn ngoan: "mềm nắn, rắn buông", "bám thằng có tóc, ai bám thằng trọc đầu", "thứ nhất sợ kẻ anh hùng, thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân", "chỉ bóp đến nửa chừng", "hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông nhưng rồi lại dắt nó lên để nó đền ơn"... Còn đây là chính sách dùng người của lão: "không có những thằng đầu bò thì lấy ai trị những thằng đầu bò", "thu dụng những thằng bạt mạng không sợ chết và không sợ đi tù. Những thằng ấy chính là những thằng được việc. Khi cần đến chỉ cho nó dăm hào uống rượu là có thể sai nó đến tác oai tác quái bất cứ anh nào không nghe mình (...). có chúng nó sinh chuyện thì mới có dịp mà ăn... "... Tất cả đều nhằm sao cho vừa bóp nặn được nhiều nhất, vừa giữ chắc cái ghế thống trị. Tâm địa thâm độc tới ghê sợ của Bá Kiến còn thể hiện trong việc hắn nhẹ nhàng "khích" Chí Phèo đòi nợ đội Tảo, đẩy những kẻ sẵn sàng đâm chém ấy vào chỗ chém nhau, để kẻ nào sống "cũng có lợi cụ cả"! Bá Kiến thật là một con hổ biết cười!.

Vạch khổ cho người nông dân bị áp bức bóc lột, Nam Cao không đi vào nan sưu thuế, nạn chiếm đoạt ruộng đất, nạn tô tức, quan tham lại những, thiên tai địch họa.... ở Chí Phèo và nhiều truyện nữa, nhà văn đi vào một phương khác: người nông dân bị xã hội tàn phá về tâm hồn, hủy diệt cả nhân tính, do đó, bị phủ nhận giá trị, tư cách làm người. Nỗi thống khổ ghê gớm của Chí Phèo không phải ở chỗ tất cả cuộc đời người nông dân cố cùng này chỉ là một không: không nhà, không cửa, không cha không mẹ, không họ hàng thân thích không tấc đất cắm dùi, cả đời không hề biết đến một bàn tay chăm sóc của đàn bà nếu không gặp Thị Nở..., mà chính là ở chỗ anh đã bị xã hội rạch nát cả bộ mặt người, cướp đi linh hồn người, để bị loại ra khỏi xã hội loài người, phải sống kiếp sống tối tăm của thú vật. Mở đầu truyện là hình ảnh hết sức sống động, độc đáo của Chí Phèo khật khưỡng vừa đi vừa chửi. Nhưng đằng sau cái chân dung gã say rượu chửi lảm nhảm được vẽ bằng những nét bút tưởng đâu là kí họa gây cười ấy, nếu đọc kĩ còn có thể thấy một cái gì như là sự vật vã của một linh hồn đau đớn, tuyệt vọng. Không, tiếng chửi của Chí Phèo không hẳn là bâng quơ. Hắn từ "chửi trời" đến "chửi đời" rồi "chửi ngay tất cả làng Vũ Đại..." .Và hắn bỗng tức tối khi thấy "không ai lên tiếng cả"... Trong cơn say hắn vẫn cảm thấy tuy mơ hồ mà thấm thìa "nông nỗi" khôn khổ của thân phận. Đó là "nông nỗi" không có người nào chịu chửi lại hắn! Có nghĩa là tất cả mọi người đã dứt khoát không coi hắn là người. Chửi lại hắn nghĩa là còn thừa nhận hắn là người, là còn bằng lòng giao tiếp, đối thoại với hắn. Chí Phèo chửi cả làng với... hi vọng được người nào đó chửi lại. Những tín hiệu yêu cầu giao tiếp phát đi liên tục đó chỉ gặp sự im lặng đáng sợ. Và vẫn còn lại một mình Chí Phèo trong sa mạc cô đơn: Hắn cứ "chửi rồi lại nghe", "chỉ có ba con chó dữ một thằng say rượu!...

Cảnh mở đầu đột ngột của thiên truyện đó chẳng những đã giới thiệu hấp dẫn tính cách độc đáo của nhân vật mà còn hé thấy tình trạng bi đát của một số phận. Chí Phèo trước hết là một hiện tượng có tính quy luật, tính phổ biến, sản phẩm của tình trạng áp bức bóc lột tàn tệ ở nông thôn Việt Nam trước đây. Đây là hiện tượng những người nông dân lao động bị đè nén thái quá đã chống trả lại để tồn tại bằng con đường lưu manh. Bá Kiến đẩy anh canh điền hiền lành vào tù; nhà tù thực dân - chỗ dựa tin cậy của bọn phong kiến trong việc đàn áp nông dân - đã tiếp tay lão cường hào để giết chết phần người trong con người Chí, biến Chí thành Chí Phèo, biến một người nông dân lương thiện thành một con quỷ dữ. Với ngòi bút hiện thực tỉnh táo ông vạch ra rằng, những người nông khốn khổ phải giành lấy sự tồn tại sinh vật bằng việc bán cả nhân phẩm ấy, đã trở thành lực lượng phá hoại mù quáng, dễ dàng bị bọn thống trị thâm độc lợi dụng, Vì thế mà Chí Phèo từ chỗ hung hăng đến nhà Bá Kiến, tuyên bố "liều chết với bố con" lão, chỉ cần mấy câu nói ngọt xớt, chuỗi cười Tào Tháo và mấy hào chỉ, đã trở thành tên tay sai mới của lão. Hiện tượng mỉa mai, đau xót rất phổ biến và có tính quy luật mà ngòi bút phân tích xã hội sâu sắc Nam Cao đã vạch ra.

Giá trị điển hình, sức mạnh tố eáo to lớn của hình tượng Chí Phèo trước hết là ở chỗ làm nổi bật lên cái hiện tượng có tính quy luật vẫn hằng diễn ra ở xã hội nông thôn đầy bất công và tội ác đương thời đó. Vấn đề của Chí Phèo là vấn đề nông dân - với ý nghĩa đó, vẫn có thể nói Chí Phèo là một hình tượng điển hình về nông dân.

Truyện ban đầu được tác giả đặt tên là Cái lò gạch cũ; hình ảnh cái lò gạch cũ được xuất hiện ở phần mở đầu và cả khi kết thúc truyện. Rõ ràng đó là ý nghệ thuật của Nam Cao. Cái lò gạch cũ như là một biểu tượng về sự hiện tất yếu của hiện tượng Chí Phèo, gắn liền với tuyến chủ đề chính của tác phẩm.
Câu chuyện mối tình Chí Phèo - Thị Nở quả là hấp dẫn đặc biệt. Song mặc dù giọng văn bông lơn, có lúc như chế giễu, mặc dù đối với một số người, đó là sự hấp dẫn của loại truyện tình bờ hụi của hạng nữa người ngợm, ngưu tầm ngưu mã tầm mã, "đôi lứa xứng đôi", thì đây vẫn thật sự là truyện có một nội dung hết sức nghiêm túc, chứa đựng một tư tưởng nhân đạo thật mới mẻ, độc đáo đem lại cho tác phẩm một tầm vóc bất ngờ.

Ban đầu, Chí Phèo đến với Thị Nở một cách rất... Chí Phèo. Trong một đêm "rười rượi những trăng", có những tầu chuối nằm ngửa ưỡn cong cong lên hứng lấy trăng xanh rười rợi như là ướt nước, thỉnh thoảng bị gió lay lại giãy lên đành như là "hứng tình", Chí Phèo rất say và cảm thấy "bứt rứt", "ngứa ngáy" da thịt, đã xông tới người đàn bà khốn khổ "dại dột đã nằm ềnh ệch mà ngủ ngay gần nhà hắn". Khi Thị Nở hốt hoảng kêu làng, thì "cái thằng trời đánh không chết ấy lại kêu to hơn, "vừa kêu vừa dằn người đàn bà xuống"! Trâng no, lì lợm đến thế là cùng! Nhưng điều kì diệu đã xảy ra là, nếu như ban đầu, Thị Nở chỉ khơi dậy bản năng giống đực ở gã đàn ông Chí Phèo, thì sau đó, sự chăm sóc giản dị đầy ân tình và lòng yêu thương mộc mạc mà chân thành của đàn bà khốn khổ ấy đã làm thức dậy bản chất lương thiện của người lao động trong Chí Phèo. Đoạn văn viết về sự thức tỉnh của linh hồn Chí Phèo sau cuộc gặp gỡ với Thị Nở, là một đoạn tuyệt bút, đầy chất thơ và tập trung thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc bất ngờ cùa ngòi bút Nam Cao.

Sáng hôm ấy, Chí Phèo tỉnh dậy muộn và lòng "bâng khuâng", "mơ hồ buồn". Lần đầu tiên sau bao nhiêu năm, Chí Phèo mới lại nghe thấy tiếng chim hót vui vẻ, tiếng cười nói của những người đi chợ, tiếng anh thuyền chài gõ nể chèo đuổi cá...Những âm thanh quen thuộc trong cuộc sống lao động xung quanh ấy hôm nào chả có, nhưng hôm nay bỗng trở nên vang động sâu xa trong lòng Chí Phèo, trở thành những tiếng gọi tha thiết của cuộc sống vẳng đến bên tai lần đầu tiên tỉnh táo của anh. Cuộc gặp gỡ với Thị Nở đã lóe sáng như một tia chớp trong cuộc đời tăm tối dằng dặc của Chí Phèo. Dưới ánh sáng của tia chớp ấy, Chí Phèo bỗng nhìn rõ tất cả cuộc đời mình: những ngày xưa "rất xa xôi " đã từng "ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê. Vợ dệt vải, chúng lại bỏ một con lợn để làm vốn liếng! Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm". Cái hiện tại đáng buồn: "già mà vẫn cô độc", cái tương lai còn đáng buồn hơn: "đói rét và ốm đau và cô độc cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau". Nếu như bao nhiêu năm nay, Chí Phèo "bao giờ cũng say", "say tận", "có lẽ hắn chưa bao giờ tỉnh táo, để nhớ rằng có hắn ở đời", thì hôm nay lần đầu tiên Chí Phèo tỉnh táo, tỉnh táo để tự ý thức về thân phận. Trước đi Chí Phèo sống và hành động hoàn toàn vô thức, hắn không thể biết và không cần biết hắn là gì và đã làm những gì: "hắn không biết rằng hắn là con quỷ .. của làng Vũ Đại, để tác quái cho bao nhiêu dân làng (...). Hắn biết đâu vì làm tất cả những việc ấy trong khi người hắn say... Giờ đây, lần đầu tiên, Chí Phèo nhận ra sự hiện hữu của mình, đối mặt với chính mình, và đồng thời, cũng lần đầu tiên, nhận ra sự bế tắc tuyệt vọng của thân phận mình. Khi thấy Thị Ni bưng cháo hành đến, hắn "rất ngạc nhiên" và hết sức xúc động uBởi vì lần này là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho". Hắn ăn bát cháo từ tay Thị Nở và bỗng nhận thấy rằng cháo hành ăn rất ngon. Bởi vì hương vị cháo hành này chính là hương vị của tình yêu thương chân thành, của hạnh phúc giản dị, mà có thật, lần đầu tiên đến với Chí Phèo. Lần đầu tiên, Chí Phèo mắt "như ươn ướt", "ôi sau mà hắn hiền, ai dám bảo đó là thằng Chí Phèo vẫn đập đầu, rạch mặt của mình". Trở lại là anh canh điền trong trắng năm xưa cảm thây bị xúc phạm khi bị cái bà ba "quỷ cái" gọi lên bóp chân, trở lại anh nông dân lương thiện từng mơ ước cuộc sống gia đình hạnh phúc hết sức bình dị khiêm nhường trong lao động... "Đó là cái bản tính của hắn ngày thường bị lấp đi... "

 

Như vây là, lòng yêu thương, cái tình người chân thành đã làm sống lại trong Chí Phèo cái bản chất đẹp đẽ của người nông dân lao động, bao lâu nay bị cho lấp, vùi dập nhưng vẫn không tắt. Bọn cường hào và nhà tù thực dân, nói rộng ra là cả cái xã hội tàn bạo ấy, ra sức giết chết cái "bản tính tốt" ấy của anh "Trần trụi giữa bầy sói", anh không thể hiền lành, trong trắng, mà để tồn tại anh phải cướp giật, ăn vạ, đâm chém. Muốn thế phải liều và mạnh, những thứ ấy Chí Phèo tìm ở rượu. Và Chí Phèo luôn luôn say, "hắn say thì hắn làm bất cứ cái gì người ta sai hắn làm" - xét cho cùng, Chí Phèo không chịu trách nhiệm về những hành động của mình: linh hồn của anh đã bị cướp đi rồi.

Nhưng hôm nay, tình yêu đã thức tỉnh anh và linh hồn anh đã trở về. Anh thấy "thèm lương thiện", "muốn làm hòa với mọi người biết bao!", Anh như rưng rưng và bẽn lẽn trong sự phục sinh của linh hồn đó. Anh mong được nhận vào cái xã hội bằng phẳng, thân thiện của những người lương thiện". Tình của Thị Nở chẳng những đã thức tĩnh anh mà còn hé mở cho anh con đường trở lại làm người, trở lại cuộc đời, và anh hồi hộp hy vọng.

Đã hơn một lần, Nam Cao viết về những mối tình của những kẻ bị cả xã hội miệt thị, lăng nhục độc ác: Lang Rận - mụ Lợi, Đức - Nhi, Chí Phèo - Thị Nở... Tuy vẫn giữ giọng văn khách quan, hài hước, nhà văn đã dứt khoát đứng ra làm luật sư cãi trắng án cho những con người bất hạnh, bị mọi người hắt hủi đó, nhất là khi họ bị ném vào tình thế nhục nhã, trở thành cái đích cho những mũi tên chế giễu độc ác của người đời đầy thành kiến mu muội. Ông đã đanh thép bênh quyền được yêu của họ và khẳng định tính chính đáng của những mối tình như thế. Có gì là không chính đáng nếu như những con người trong khi bị cả xã hội xua đuổi ấy đã đến với nhau, tìm thấy ở nhau sự giao cảm, chia sẻ nỗi lòng? Vì nếu tình yêu chân chính là tình yêu làm nhân đạo hóa con người, nâng cao sống, thì đã có mấy lần tình yêu có tác dụng nhân đạo hóa kì diệu, cảm động như mối tình Thị Nở - Chí Phèo? Chẳng phải tình yêu thương tuy đơn giản, có phần thô lỗ của người đàn bà xấu xí ấy đã gọi dậy linh hồn người trong con quỷ dữ Chí Phèo, đưa hắn từ cõi địa ngục trở về cõi người đó sao? Chẳng phải một sự hóa giải thần bí nào mà chỉ là một tình yêu rất mực trần tục, nhưng là tình yêu đích thực con người, thật lành mạnh, khỏe khoắn. Mô típ nghệ thuật này được xử lí bằng một tư tưởng nhân đạo lớn lao và một bút lực phi thường, chỉ có Nam Cao.

Tư tưởng nhân đạo và hút lực phi thường đó còn thể hiện ở đoạn văn miêu tả tấn bi kịch tinh thần của Chí Phèo. Truyện ngắn đầy hấp dẫn này càng về cuối càng đặc biệt hấp dẫn; không phải chỉ vì cốt truyện, tình tiết đầy tính kịch, biến hóa khôn lường, mà còn vì tầm tư tưởng càng ngày càng nâng cao một cách bất ngờ của tác phẩm.

Nhiều người cũng nói đến Chí Phèo như là một bi kịch số phận, song nếu hiểu cho chặt chẽ, chính xác thì chỉ từ nhân vật này đã thức tỉnh linh hồn, khao khát trở lại làm người nhưng bị cự tuyệt lạnh lùng, thì chỉ đến khi đó, Chí Phèo mới thật sự rơi vào tình thế bi kịch: bi kịch của con người bị từ chối không được làm người.

Khi hiểu ra rằng xã hội không công nhận mình, Chí Phèo vật vã đau đớn. Hắn lại uống, nhưng điều lạ là, hôm nay "hắn càng uống càng tỉnh ra". Đúng hơn là tuy say, trong tâm thức Chí Phèo lúc này vẫn có một điềm tỉnh: nỗi đau khôn cùng về thân phận, và "hắn ôm mặt khóc rưng rức". Rồi như để chạy trốn bản thân, chạy trốn nổi đau, hắn "lại uống... lại uống... đến say mềm người". Rồi hắn đi với một con dao và vừa đi vừa chửi... như mọi lần. Nhưng lại hoàn toàn khác mọi lần: hôm nay, Chí Phèo quằn quại đau đớn vì tuyệt vọng, càng thấm thía hơn bao giờ tội ác của kẻ thù, đã đến thẳng trước Bá Kiến "trợn mắt, chỉ tay vào mặt" lão, dõng dạc đòi quyền làm người, đòi lại bộ mặt người đã bị vằm nát của mình. Kẻ chết vì ý thức nhân phẩm đã trở về, anh không thể chấp nhận trở lại kiếp sông thú vật được nữa. Chí Phèo đã chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống, chết trong tâm trạng bi kịch đau đớn. Thế là, trước đây, để bám lại sự sống, Chí Phèo phải từ bỏ nhân phẩm, bán linh hồn cho quỷ; giờ đây, ý thức nhân phẩm thức dậy, linh hồn trở về. Nhiều người nghi ngờ tâm lòng của Nam Cao đối với nông dân, vì thấy người nông dân của nhà văn phần nhiều xấu xa dữ tợn. Vậy mà chính ở những người khốn khổ có bộ mặt và tính cách không mấy "đáng yêu" đó, nhiều khi ý thức nhân phẩm còn mạnh hơn cả cái chết. Lão Hạc bề ngoài dường như lẩm cẩm, gàn dở nhưng lão đã lặng lẽ tìm đến cái chết để giữ trọn lòng tự trọng trong cảnh cùng đường (Lão Hạc). Lang Rận cũng tìm đến cái chết vì không chịu nổi điều nhục nhã đang chờ ông ta hôm sau (Lang Rận) và ở đây là Chí Phèo?

Chí Phèo đã chết quằn quại trên vũng máu trong niềm đau thương vô hạn, khao khát lớn lao, thiêng liêng là được làm người lương thiện đã không thực hiện được. Lời nói cuối cùng của Chí Phèo, vừa đanh thép, chất chứa phẫn nộ vừa mang sắc thái triết học và âm điệu bi thống đầy ám ảnh, làm người đời sững sờ và day dứt không thôi..."Ai cho tao lương thiện?". Làm thế nào để con người được sống cuộc sống con người? Đó là "một câu hỏi lớn không lời đáp chẳng những Bá Kiến không thể hiểu mà xã hội khi ấy cũng chưa thể trả lời Câu hỏi ấy được đặt ra một cách bức thiết, day dứt trong hầu như toàn bộ sáng tác Nam Cao trước cách mạng. Và đặt ra bằng một tài năng lớn, độc đáo, khiến cho nhiều sáng tác của Nam Cao - trước hết là Chí Phèo - thuộc vào những trang hay nhất của nền văn xuôi Việt Nam.

3
1
+2đ tặng
"Chí Phèo" của tác giả Nam Cao là một tác phẩm văn học nổi tiếng thuộc thể loại tiểu thuyết cổ điển Việt Nam, sâu sắc và gần gũi với cuộc sống. Tác phẩm này được xuất bản vào năm 1936, và từ đó đến nay, "Chí Phèo" vẫn giữ vững vị thế trong lòng độc giả, là một biểu tượng của văn hóa và nghệ thuật Việt Nam.
 
"Chí Phèo" kể về cuộc đời khó khăn và bi kịch của Chí Phèo - một người nông dân nghèo, chất phác nhưng tràn đầy lòng nhân ái. Tác phẩm tập trung mô tả những hiểm nguy và bất công trong xã hội nông thôn, đồng thời khắc họa đa dạng những tính cách, tính tình của con người Việt Nam.
 
Mỗi nhân vật trong "Chí Phèo" là một tượng đài biểu trưng cho một phân khúc xã hội, từ người tốt đến người xấu. Qua câu chuyện, Nam Cao muốn khám phá và phê phán những vấn đề xã hội, từ đó thách thức người đọc suy ngẫm về giá trị nhân quả và lòng nhân ái trong cuộc sống.
 
Ngôn ngữ trong "Chí Phèo" rất sáng tạo và đặc sắc, phản ánh được sự tài năng văn chương của tác giả. Đọc "Chí Phèo" không chỉ là việc tận hưởng một tác phẩm văn học lớn của Việt Nam mà còn là cơ hội để hiểu sâu hơn về tâm hồn con người, đồng thời nâng cao ý thức về trách nhiệm xã hội.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×