LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết phục học sinh từ bỏ thói quen nói chuyện riêng

Thuyết phục học sinh từ bỏ thói quen nói chuyện riêng 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
122
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Để thuyết phục học sinh từ bỏ thói quen nói chuyện riêng, có thể áp dụng các phương pháp sau:

1. Giải thích lợi ích của việc nói chuyện chung: Hãy giải thích cho học sinh hiểu rằng nói chuyện chung không chỉ giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực mà còn giúp xây dựng mối quan hệ tốt với bạn bè và giáo viên. Nói chuyện chung cũng giúp mở rộng kiến thức và tăng cường kỹ năng giao tiếp.

2. Thiết lập quy định rõ ràng: Đặt ra các quy định rõ ràng về việc nói chuyện riêng trong lớp học. Quy định này nên được giảng viên và học sinh cùng thảo luận và đồng ý. Quy định nên bao gồm việc không nói chuyện riêng trong lớp học, chỉ nói chuyện khi được phép và tôn trọng người khác đang nói.

3. Tạo ra môi trường học tập tích cực: Tạo ra một môi trường học tập tích cực và hấp dẫn để học sinh muốn tham gia vào hoạt động chung. Sử dụng các phương pháp giảng dạy sáng tạo, như trò chơi, thảo luận nhóm, hoặc dự án nhóm để khuyến khích học sinh tham gia vào hoạt động học tập chung.

4. Đưa ra ví dụ tích cực: Đưa ra ví dụ tích cực về những học sinh đã từ bỏ thói quen nói chuyện riêng và đã có những thành công trong việc học tập và xây dựng mối quan hệ. Những câu chuyện thành công này có thể truyền cảm hứng cho học sinh khác và khuyến khích họ thay đổi thói quen của mình.

5. Tạo ra các hoạt động nhóm: Tổ chức các hoạt động nhóm thường xuyên trong lớp học để khuyến khích học sinh làm việc cùng nhau và nói chuyện chung. Các hoạt động nhóm này có thể làm cho học sinh nhận ra rằng việc hợp tác và nói chuyện chung có thể mang lại kết quả tốt hơn so với nói chuyện riêng.

6. Tạo ra các quy tắc và hình phạt: Đối với những học sinh vẫn tiếp tục nói chuyện riêng, có thể áp dụng các quy tắc và hình phạt như việc giảm điểm, gọi phụ huynh hoặc yêu cầu họ làm việc riêng. Điều này sẽ giúp học sinh nhận ra hậu quả của hành động của mình và khuyến khích họ thay đổi thói quen.
1
0
Chou
30/01 10:49:21
+5đ tặng

     Nói chuyện riêng trong giờ học để lại những hậu quả khôn lường, mà bản thân mỗi học sinh không thể lường hết. Trước hết nói chuyện riêng trong giờ gây ảnh hưởng đến quá trình nhận thức và kết quả học tập của chính bản thân học sinh đó. Các bạn không chú ý đến việc học, lơ đãng, dẫn đến không hiểu bài, hiểu sai kiến thức. Gây lãng phí thời gian, tiền bạc học tập. Không chỉ vậy nói chuyện riêng còn gây ảnh hưởng đến không khí học tập của những bạn khác. Người ta vẫn thường nói “im lặng là vàng” và trong những giây phút cô giáo giảng bài thì sự im lặng là vô cùng quý báu. Những tiếng xì xầm, nhỏ to sẽ khiến những bạn xung quanh không thể tập trung vào bài giảng của giáo viên. Như vậy, chỉ vì một hành động thiếu ý thức của bản thân lại gây ảnh hưởng tới rất nhiều người xung quanh.

     Nguyên nhân của hiện tượng này có thể kể đến như ý thức học sinh kém, chưa chú ý đến học tập, các em không xác định được học tập là vấn đề quan trọng hàng đầu với lứa tuổi của mình, bởi vậy luôn luôn xao lãng. Cũng có thể do các bạn học kém, khả năng tiếp thu không tốt, khiến chán nản, không muốn học hành, nói chuyện để giết thời gian. Ngoài ra còn do môi trường, nơi các em ngồi học. Nếu ngồi cạnh những bạn hay nói chuyện, mất trung trong giờ, ắt người còn lại dần dần sẽ bị lây nhiễm thói xấu mà sinh ra tật nói chuyện riêng. Các em đang trong độ tuổi mới lớn, có nhiều sở thích và những điều mới mẻ cần quan tâm, hơn nữa bản tính tò mò chưa biết tiết chế khiến các em muốn tìm hiểu những gì các bạn đang nói chuyện. Điều đó khiến các em không lưu tâm đến chuyện học, mà xoay sang khám phá những chuyện quanh mình. Ngoài ra cũng còn phải nói đến thái độ, cách ứng xử của mỗi giáo viên đối với hành vi nói chuyện riêng trong giờ của học sinh. Nhiều thầy cô giáo chưa có những mức xử phạt thích đáng, mới chỉ là nhắc nhở, răn đe,.. khiến học sinh không sợ, tiếp tục tái phạm hành vi sai trái của mình.

     Để loại bỏ thói quen xấu này trong học sinh không phải không thể nhưng cần sự hợp tác từ nhiều phía. Sự hợp tác trước hết là từ các bạn học sinh, chỉ khi các bạn có ý thức học tập, có lòng tự trọng để không làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh thì khi ấy mới có thể chấm dứt hiện tượng nói chuyện riêng. Thầy cô giáo cần có những biện pháp mạnh mẽ hơn khi có học sinh nói chuyện riêng, đồng thời đưa ra các phương pháp giảng dạy tích cực, đòi hỏi sự tham gia, đóng góp của người học, tạo nên những giờ học lí thú thu hút các em tham gia học tập. Chỉ khi có sự kết hợp hài hòa của các yếu tố trên thì vấn nạn nói chuyện riêng trong giờ mới được đẩy lùi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư