LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Kể về 1 truyền thuyết (VD: Thánh Gióng; Sơn TinhThuỷ Tinh;....)

kể về 1 truyền thuyết (VD: Thánh Gióng; Sơn TinhThuỷ Tinh;....)
3 trả lời
Hỏi chi tiết
69
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Một truyền thuyết nổi tiếng trong văn hóa Việt Nam là truyền thuyết "Sơn Tinh - Thủy Tinh". Truyền thuyết này kể về cuộc chiến giữa hai vị thần Sơn Tinh và Thủy Tinh để giành lấy tình yêu của công chúa Mỵ Nương.

Theo truyền thuyết, công chúa Mỵ Nương là con gái của vua Hùng Vương, người đã trị vì đất nước với lòng yêu thương dân tộc. Công chúa Mỵ Nương là người xinh đẹp, tài năng và có trái tim nhân hậu. Cô đã được nhiều hoàng tử khác nhau cầu hôn, nhưng cô chỉ yêu một người duy nhất là Sơn Tinh - vị thần của núi non, cây cỏ và đất đai.

Tuy nhiên, Thủy Tinh - vị thần của biển cả và sông nước, cũng đem lòng yêu Mỵ Nương. Anh ta đã cầu hôn công chúa nhưng bị từ chối. Tức giận, Thủy Tinh quyết định tấn công đất nước và bắt cóc công chúa Mỵ Nương.

Sơn Tinh, biết được điều này, đã quyết định chiến đấu để giải cứu người yêu. Với sức mạnh của mình, Sơn Tinh đã tạo ra những cơn động đất, lũ lụt và bão tố để chống lại Thủy Tinh. Cuộc chiến giữa hai vị thần này đã kéo dài suốt một thời gian dài, gây ra nhiều thiên tai và hủy hoại đất nước.

Cuối cùng, Sơn Tinh đã chiến thắng và giải cứu công chúa Mỵ Nương. Anh ta đã đánh bại Thủy Tinh và trở về bên công chúa. Vì lòng yêu thương dân tộc và đất nước, Sơn Tinh đã dùng sức mạnh của mình để khôi phục lại tất cả những gì đã bị hủy hoại trong cuộc chiến.

Truyền thuyết "Sơn Tinh - Thủy Tinh" không chỉ là câu chuyện về tình yêu và sức mạnh của hai vị thần, mà còn là biểu tượng cho lòng yêu thương và sự hy sinh vì đất nước. Câu chuyện này đã trở thành một phần quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam và được truyền tụng qua nhiều thế hệ.
3
1
Nam Phong
02/02 15:02:17
+5đ tặng

Đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng nọ. Họ sống hiền lành, phúc đức. Tuy tuổi đã cao nhưng vẫn chưa có con.

Một lần, người vợ ra thấy một vết chân to. Bà đặt chân vào ướm thử xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà thì thụ thai. Đến mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé mặt mũi khôi ngô, tuấn tú. Lạ thay, cậu bé lên ba vẫn chưa biết nói, biết cười, ai đặt đâu thì nằm đấy.

Bấy giờ, giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua vô cùng lo lắng, bèn cho truyền sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài cứu nước. Đến làng Gióng, cậu bé nghe tiếng rao, liền nói với người mẹ:

- Mẹ ra mời sứ giả vào đây cho con!

Sứ giả vào, cậu bé nói:

- Ông hãy về tâu với đức vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt. Ta sẽ đánh tan lũ giặc này.

Sứ giả nghe xong, vừa kinh ngạc vừa mừng rỡ, vội vã trở về tâu với vua. Nhà vua cho truyền thợ rèn ngày đêm làm gấp những thứ cậu bé yêu cầu. Kể từ hôm gặp sứ giả, cậu bé lớn nhanh như thổi. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi cậu bé, phải chạy nhờ bà con làng xóm. Ai cũng vui vẻ giúp đỡ vì mong cậu đánh giặc cứu nước.

Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước đang lúc lâm nguy. Đúng lúc đó thì sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến. Cậu bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ. Mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt vô cùng. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ cưỡi ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác. Giặc chết như ngả rạ. Bỗng nhiên, roi sắt gãy, tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ, bỏ chạy. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn. Tráng sĩ đuổi đến chân núi Trâu. Đến đây, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp sắt, cưỡi ngựa bay lên trời.

Vua nhớ công ơn, phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại quê nhà. Những nơi ngựa phi qua để lại ao hồ. Rặng tre bị ngựa phun lửa cháy trở nên vàng óng còn có một làng bị ngựa phun lửa cháy được gọi là làng Cháy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
bl
02/02 15:03:27
+4đ tặng

Vua Hùng Vương thứ sáu lúc về già muốn tìm người nối ngôi. Nhưng nhà vua có tới hai mươi người con, không biết truyền ngôi cho con nào cho xứng. Không như những đời vua Hùng trước chỉ truyền ngôi cho con trưởng, vua Hùng thứ sáu nghĩ rằng, người nối ngôi phải là người có tài, nối được chí vua, biết thương yêu dân chúng, không nhất thiết cứ phải là con trưởng. Nghĩ mãi, nghĩ mãi. Cuối cùng, vua gọi các con đến và nói:

- Giặc vẫn nhiều lần sang xâm lược nước ta. Nhờ phúc ấm của Tiên vương, ta đều đánh đuổi được. Đất nước đã thanh bình. Nay ta đã già rồi, không còn sống bao lâu được nữa. Ta muốn tìm người nối ngôi để chăm lo cho dân chúng được ấm no, hạnh phúc. Người nối ngôi phải nối được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho người đó. Xin Tiên vương chứng giám.

Nghe vua nói, các lang ai cũng muốn ngôi báu về tay mình nhưng không ai biết ý vua như thế nào. Họ chỉ biết đua nhau làm cỗ thật ngon, đầy sơn hào hải vị cho vua cha vừa lòng.

Người buồn nhất là Lang Liêu. Chàng là con thứ mười tám của vua Hùng. Mẹ mất sớm, chàng ra ở riêng từ nhỏ, suốt ngày chăm việc cấy cày. Trong khi các anh em sai người đi tìm của ngon vật lạ dâng vua thì Lang Liêu chẳng có gì. Trong nhà chàng chỉ có khoai và lúa. Nhưng những thứ đó thì tầm thường quá.

Một hôm, chàng mơ thấy thần đến và bảo:

- Trên đời này, không gì quý bằng hạt gạo. Hạt gạo là hạt ngọc của trời. Hãy lấy gạo làm bánh để tế lễ Tiên vương.

Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Chàng suy nghĩ hồi lâu rồi lấy thứ gạo nếp trắng tinh, vo thật sạch, lấy đậu xanh và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong xanh gói bánh. Để đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đổ lên giã nhuyễn. Bánh làm xong. Lang Liêu phân vân không biết gọi tên bánh là gì.

Đến ngày lễ Tiên vương, các lang đem đến biết bao sơn hào hải vị, nem công chả phượng… Vua Hùng xem qua một lượt rồi dừng chân trước chồng bánh của Lang Liêu. Rất vừa ý, vua cha cho gọi chàng lên để hỏi. Lang Liêu bèn đem giấc mộng gặp thần ra kể. Vua ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:

- Bánh hình tròn tượng trưng cho Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông tượng trưng cho Đất, ta đặt tên là bánh chưng. Lang Liêu đã làm vừa ý ta, Lang Liêu sẽ nối ngôi ta. Xin Tiên vương chứng giám.

Từ đó, nước ta chăm nghề trồng trọt chăn nuôi và có tục ngày Tết làm bánh chưng, bánh giầy. Thiếu chúng là thiếu hẳn hương vị ngày Tết.

nguyễn hoàng
cảm ơn bn vì bài giải
1
1
muadongnho
02/02 15:36:25
+3đ tặng

Lúc giặc Minh xâm chiếm nước ta, nhân dân sống trong cơ cực, xem mạng người như cỏ rác. Nhiều cuộc khởi nghĩa nổi dậy nhưng không thành công. Thấy vậy Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn thanh gươm thần.

Lê Thận trong 3 lần thả lưới đều kéo lên thanh sát về sau mới biết đó là thanh gươm. Khi Lê Lợi đến nhà Lê Thận thanh gươm phát sáng và thấy rõ 2 chữ “Thuận Thiên”. Trong một lần tình cờ Lê Lợi tìm được chuôi gươm nạm ngọc, mang tra vào thanh gươm rất vừa.Nhờ có gươm thần mà nghĩa quân nhiều lần đánh bại giặc ngoại xâm và giành được độc lập.

Sau đó Lê Lợi lên ngôi, trong một lần đi thuyền hồ Tả Vọng, rùa thần nổi lên đòi gươm. Vua trả lại gươm, rùa nhanh chóng lặn xuống nước. Bắt đầu từ đây hồ Tả Vọng đổi tên thành Hồ Gươm.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư