Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thuyết minh lễ hội đền Trần Thương tại Hà Nam

Thuyết minh lễ hội đền Trần Thương tại Hà Nam
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
673
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Lễ hội đền Trần Thương là một trong những lễ hội truyền thống lâu đời của người dân tại Hà Nam, Việt Nam. Lễ hội diễn ra hàng năm vào ngày 15 tháng 2 âm lịch, nhằm tưởng nhớ và tôn vinh vị anh hùng dân tộc Trần Thương.

Đền Trần Thương nằm ở xã Trần Thượng, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Đền được xây dựng từ thời Lý - Trần, là nơi thờ cúng và tưởng nhớ vị anh hùng Trần Thương. Trần Thương là một vị tướng dũng cảm trong lịch sử Việt Nam, ông đã có nhiều công lao trong việc chống giặc ngoại xâm và bảo vệ đất nước.

Lễ hội đền Trần Thương diễn ra trong không khí trang nghiêm và trang trọng. Ngày lễ, người dân địa phương và du khách từ khắp nơi đổ về đền để tham dự lễ hội. Lễ hội bắt đầu bằng việc lễ tế và cúng dường tại đền, nhằm tôn vinh và cầu nguyện cho vị anh hùng Trần Thương.

Sau đó, lễ hội tiếp tục với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và trò chơi dân gian. Người dân tham gia vào các trò chơi như đua ghe, đua gà, đánh bài, kéo co và nhảy múa truyền thống. Đặc biệt, có một cuộc thi diễn tấu võ thuật để tưởng nhớ công lao của Trần Thương trong việc bảo vệ đất nước.

Lễ hội đền Trần Thương còn có sự tham gia của các nhóm nghệ thuật và văn hóa địa phương, biểu diễn các màn múa rối, hát chèo, hát xẩm và nhạc cụ truyền thống. Đây là cơ hội để người dân tận hưởng và truyền thống văn hóa truyền thống của địa phương.

Lễ hội đền Trần Thương không chỉ có ý nghĩa tôn vinh và tưởng nhớ vị anh hùng Trần Thương, mà còn là dịp để người dân gặp gỡ, giao lưu và tạo dựng tình đoàn kết trong cộng đồng. Lễ hội cũng góp phần duy trì và phát triển nền văn hóa truyền thống của địa phương.

Tổ chức lễ hội đền Trần Thương không chỉ mang ý nghĩa văn hóa mà còn có tác dụng kinh tế. Lễ hội thu hút đông đảo du khách đến tham quan và mua sắm các sản phẩm thủ công truyền thống của địa phương, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Tóm lại, lễ hội đền Trần Thương là một sự kiện quan trọng trong năm của người dân Hà Nam. Lễ hội không chỉ tôn vinh và tưởng nhớ vị anh hùng Trần Thương mà còn là dịp để gặp gỡ, giao lưu và tạo dựng tình đoàn kết trong cộng đồng. Lễ hội cũng góp phần duy trì và phát triển văn hóa truyền thống của địa phương.
1
1
QMHieu
09/02/2024 14:54:22
+5đ tặng
Đền Trần Thương thuộc thôn Trần Thương, xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, Hà Nam. 
Cũng như những nơi thờ Hưng Đạo Đại Vương khác, đền Trần Thương tổ chức lễ hội tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc này vào ngày 20 tháng 8 âm lịch hàng năm. Dân gian có câu: Tháng Tám giỗ cha, tháng ba giỗ mẹ là để nói về hai lễ hội lớn về hai vị thánh: Đức thánh Trần (Trần Hưng Đạo), Đức thánh Mẫu (Liễu Hạnh).
Lễ hội theo quy định được tổ chức 3 ngày nhưng trên thực tế có thể dài hơn bởi vì số lượng người về lễ đăng ký dự tế khá đông nên cần thêm ngày để bố trí cho các đội tế. Mỗi ngày có 4 đến 5 đám tế, từ rằm tháng 8 đã có đoàn đến tế ở đền.
Vào ngày chính hội, phần lễ có rước kiệu, dâng hương, tế lễ, phần hội có các trò đánh cờ tướng, bơi chải, đi cầu kiều, tổ tôm điếm… Thu hút sự quan tâm của nhiều người nhất là tục thi đấu cờ tướng. Tục này diễn ra trước các trò hội. Khi tiếng trống nổi lên báo hiệu cuộc chơi thì các đấu thủ cùng dân làng đến sân đền tham dự. Làng chọn các lão làng, các chức sắc có gia phong tốt vào khai cuộc, trong đó, người cao tuổi nhất được làm chủ tế. Chủ tế làm lề cáo yết Đức Thánh Trần rồi rước bàn cờ từ hậu cung quay ra, đến trước hương án nâng bàn cờ lên vái ba vái. Sau đó, cuộc chơi bắt đầu. Hai đấu thủ mang y phục truyền thống của các tướng lĩnh đời Trần mang thanh long đao vào cuộc. Sau một tuần hương, ai thắng, người đó đoạt giải. Vãn cuộc, quân cờ cùng bàn cờ được rửa bằng nước giếng của đền và nước ngũ quả, lau chùi cẩn thận rồi đặt lên hương án. Tục chơi cờ nhằm tưởng nhớ tài thao lược quân sự của Hưng Đạo Đại Vương, rèn luyện trí tuệ, nêu cao truyền thống chống giặc ngoại xâm của ông cha ta.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Chou
09/02/2024 16:24:36
+4đ tặng

Trần Thương là mảnh đất địa linh, trù phú như câu ca truyền đời “Cá Nhân Đạo, gạo Trần Thương” và câu thơ khắc ghi trên bức châm tại đền: “Trần Thương dư phúc địa, trà thảo tứ thời xuân” nghĩa  là đất Trần Thương lắm phúc, hoa quả bốn mùa xuân. Trước đây, Trần Thương là trung tâm “Lục khê đầu” nghĩa là sáu khe nước. Từ đây có thể ngược sông Hồng đi Thăng Long rồi ra biển, qua sông Hồng về phía Đông khoảng 3km là khu Tam Đường của huyện Hưng Hà, Thái Bình, nơi đặt lăng mộ của nhà Trần, về phía Nam khoảng 20 km là đền Trần - chùa Tháp của Nam Định.

 

Toàn cảnh đền Trần Thương huyện Lý Nhân. 

Đền Trần Thương thuộc thôn Trần Thương, xã Nhân Đạo, nay là xã Trần Hưng Đạo, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Đền là di tích tiêu biểu của tỉnh Hà Nam và cả nước, hội tụ nhiều giá trị lịch sử văn hóa nghệ thuật, tâm linh, lâu nay được nhiều người biết tiếng. Đền thờ vị anh hùng dân tộc Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn cùng gia quyến và các Bộ tướng có công trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông thế kỷ XIII. 
Đền Trần Thương là một trong 3 ngôi đền lớn của cả nước, nơi thờ chính Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Tương truyền trên đường đi đánh quân Nguyên Mông, Trần Hưng Đạo thấy địa thế nơi đây hiểm yếu, bèn đặt 6 kho lương để phục vụ cuộc kháng chiến. Địa điểm ngôi đền hiện nay là kho lương chính. Sau khi chiến thắng trở về, Ngài đã cắm sinh phần, lấy đây làm dân “tạo lệ" và từ đó xuất hiện thôn Trần Thương và các thôn khác như: Đội Xuyên, Hoàng Xá, Khu Mật… những tên cổ gắn với việc đồn trú của quân đội nhà Trần. Trong số các di tích thờ Trần Hưng Đạo Đại Vương trên đất Hà Nam và cả nước, đền Trần Thương là di tích tiêu biểu, có quy mô kiến trúc lớn, Ngôi đền thâm nghiêm, cổ kính tọa lạc trên đất thiêng “Hình nhân bái tướng" “Ngũ mã thất tinh", được xây kiểu “Tứ thủy quy đường". Tổng thể kiến trúc cảnh quan ngôi đền gồm nghi môn ngoại, nghi môn nội, 5 tòa, 15 gian, chia thành 3 cung: Đệ nhất, Đệ nhị, Đệ tam và hai giải vũ, 5 giếng…Kiến trúc độc đáo và cảnh quan tự nhiên của đền Trần Thương như nhập đời vào đạo, nhập con người với vũ trụ trong một không gian văn hóa linh thiêng. Giá trị đền Trần Thương còn được thể hiện ở phần trang trí kiến trúc với các đề tài, họa tiết được chạm khắc công phu như: lưỡng long chầu nguyệt, rồng bay, phượng múa, sóng nước, mây trời…Tạo nên một bức tranh thiên nhiên vừa sống động, vừa cổ kính trang nghiêm hàm chứa triết lý dân gian. Đồ thờ, cổ thư của ngôi đền cũng rất phong phú, quý hiếm. Đặc biệt là pho tượng Đức Thánh Trần trong ban thờ hậu cung với vẻ mặt uy nghiêm của một vị “Thánh" nhân, nhưng vẫn nở nụ cười bao dung, đôn hậu. Tổng thể kiến trúc, cảnh quan đền Trần Thương đã gợi lên bóng dáng phủ đệ của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Với những giá trị về lịch sử, văn hóa đặc sắc, năm 1989 đền Trần Thương đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia. Ngày 23/12/2015, Đền Trần Thương  được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt.

 

Đoàn dước kiệu Thánh trong dịp lễ hội.

“Tháng 8 giỗ cha, tháng 3 giỗ mẹ". Từ bao đời nay, nơi đây cùng các địa phương thờ Trần Hưng Đạo, mở hội vào dịp trung tuần tháng 8 (âm lịch), đặc biệt là ngày 20 tháng 8, ngày Đại vương qua đời. Dân gian có câu: “Sinh Kiếp Bạc, thác Trần Thương, quê hương Bảo Lộc". Vào ngày lễ hội, từ Kiếp Bạc, Chí Linh, Hải Dương đến đền Trần Thương, Lý Nhân, Hà Nam về đến Bảo Lộc -Nam Định khách hành hương theo lộ trình chiêm bái, tôn vinh người anh hùng dân tộc, đã được truy tôn là bậc  “Thánh",  ban những điều tốt lành, mong làm việc thiện. Đền Trần Thương hàng năm mở hội từ 18 đến 20 tháng 8 (âm lịch) thu hút đông đảo nhân dân và du khách thập phương. Trong lễ hội diễn ra nhiều hoạt động văn hóa dân gian đặc sắc, độc đáo. Các nghi thức này vừa mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận, gió hòa, “Phong đăng, hòa cốc", “Quốc thái dân an", nhắc nhở đạo lý “Uống nước nhớ nguồn". Đặc biệt từ năm Canh dần (2010), UBND tỉnh Hà Nam quyết định tổ chức Lễ phát lương đền Trần Thương trên quy mô lớn vào dịp Rằm tháng Giêng âm lịch. Lễ hội phát lương đầu năm tại Đền Trần Thương nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, đồng thời tuyên truyền giáo dục truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm của ông cha ta, đặc biệt là thời Trần, để động viên nhân dân phát huy truyền thống đạo lý uống nước nhớ nguồn, bước vào năm mới mọi người hăng say lao động, học tập, công tác. Năm 2016, Lễ hội Đền Trần Thương được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×