Đọc đoạn trích sau:
Bắt đầu từ hôm ấy, những tập thơ cổ được giũ lớp bụi ngầu và ra khỏi cái níp sách sơn son. Cụ Nghè Móm bắt đầu nghiền lại tập thơ của người xưa. Đường thi, Tống thi, Minh thi; đọc đến một bài, đọc hết một câu, gặp được một chữ đột ngột, cụ ngừng lại, ghé mắt kém vào mặt chữ nhỏ như con kiến, cụ vắt tay lên trán, nghĩ ngợi và lẩm bẩm. Rồi cụ ngồi nhỏm dậy, sao cả bài thơ ấy vào một cuốn sách giấy bản mới mẻ. Nhưng thường cụ chỉ trích lấy một câu ở những bài thơ đọc rất kỹ lưỡng đó. Ngày năm câu, ngày ba câu, một ngày gần đấy, cuốn sách đã đặc những dòng chữ thảo chép những câu thơ rút ở cổ thi. Cô Tú theo lời cha dặn, đã đi mua sẵn rất nhiều tờ giấy tàu bạch ra rọc giấy ra từng mảnh dài bằng chiếc đũa và ngang to bằng hai ngón tay…
- Đừng nghịch, thầy trông thấy, thầy mắng chết. Giấy này để làm gì à?
- Thầy sẽ viết những câu thơ cổ vào đấy để bày ra giữa chiếu những lúc thả thơ.
- Thả thơ? Có làm thơ thì có, chứ thầy và các anh ấy có nói thả thơ bao giờ.
Cô Tú vốn yêu những cậu học trò nhỏ tuổi của cha mình như một người chị lớn đối với em út, cô không khỏi nín cười để giảng:
- Thầy sẽ viết vào mảnh giấy trắng này một câu thơ bảy chữ mà chỉ... có sáu chữ thôi. Còn một chữ thì để trống và thay vào đấy một cái khuyên tròn. Cái khuyên tròn thay chữ đó thường gọi là chữ “vòng”. Đây này, chị lấy một câu làm thí dụ thì các em rõ ngay. Các em biết câu: "Quân hướng Tiêu Tương, ngã hướng Tần" đấy chứ? Ừ, thí dụ bây giờ định thả câu thơ ấy. Và định vòng chữ "hướng" ở đoạn dưới. Thầy sẽ viết vào mảnh giấy nhỏ này: "Quân hướng Tiêu Tương, ngã... Tần". Và khi ngâm câu thất ngôn có sáu chữ ấy lên thì thường phải ngâm: "Quân hướng Tiêu Tương, ngã... "vòng"... Tần"; Chữ "vòng" đây thay vào chỗ để trống. Bây giờ mới nói đến những chữ "thả" ra. Thí dụ thầy thả năm chữ: “cố”, “tại”, “vọng”, “phản” và luôn cả cái chữ “hướng” trong nguyên văn. Thường chỉ thả có năm chữ thôi.
[..]
(Trích Thả thơ, Tập Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân, NXB Văn học, 1980)
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
A. Miêu tả B. Tự sự
C. Thuyết minh D. Biểu cảm
Câu 2. Văn bản trên được kể theo ngôi kể nào?
A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ hai
C. Ngôi thứ ba D. Không xác định được
Câu 3. Thú văn chương nào được bàn đến trong đoạn trích?
A. Đánh thơ B. Ngâm thơ
C. Thả thơ D. Làm thơ nhanh
Câu 4. Sự kiện chính của đoạn trích trên là gì?
A. Cụ Nghè Móm dạy học trò trong làng
B. Cô Tú giúp cha giảng bài cho học trò
C. Cụ Nghè Móm chuẩn bị cho buổi thả thơ
D. Diễn biến của buổi thơ thơ.
Câu 5. Ý nào không đúng khi nói về những hành động của cụ Nghè Móm để chuẩn bị cho thú văn chương?
A. Nghiền lại tập thơ của người xưa.
B. Đọc đến một bài, đọc hết một câu, gặp được một chữ đột ngột, cụ vắt tay lên trán, nghĩ ngợi và lẩm bẩm.
C. Sao cả bài thơ ấy vào một cuốn sách giấy bản mới mẻ.
D. Mua sẵn rất nhiều tờ giấy tàu bạch ra rọc giấy ra từng mảnh dài bằng chiếc đũa và ngang to bằng hai ngón tay.
Câu 6. Ý nào không đúng khi nói về thú thả thơ?
A. Là thú vui tao nhã của những người yêu văn chương.
B. Người chơi là những người dựa vào may rủi để đoán đúng thơ.
C. Đòi hỏi sự tỉ mỉ, công phu.
D. Là một nét văn hóa tinh thần thời xưa.
Câu 7. Đặc sắc nghệ thuật trong đoạn trích trên là gì?
A. Xây dựng tình huống truyện đặc sắc.
B. Xây dựng nhân vật qua diễn biến tâm lí tinh tế.
C. Ngôn ngữ trang trọng, cổ kính.
D. Sử dụng đa dạng điểm nhìn.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |