Câu 1 (3,0 điểm)
Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học.
Hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Giữa kho tàng tri thức lớn của nhân loại, con người phải luôn ý thức được việc học hỏi không ngừng. Giống như quan điểm: “Đừng xấu hổ khi không biết, chỉ xấu hổ khi không học”.
Trong câu nói trên, từ “xấu hổ” được nhắc lại tới hai lần, nhưng mang hai ý nghĩa khác nhau. Nhưng “xấu hổ” vẫn là từ dùng để chỉ một trạng thái tâm lý của con người. Chúng ta cảm thấy xấu hổ khi mắc phải lỗi lầm hoặc cảm thấy bản thân thấp kém hơn người khác. Thông thường nhất, xấu hổ xuất phát khi con người tự so sánh mình với người khác và cảm thấy bản thân: không xinh đẹp như họ, không giàu có như họ hay không thành công như họ…
Trong về câu thứ nhất “đừng xấu hổ khi không biết” muốn khuyên nhủ chúng ta không nên cảm thấy quá tự ti và xấu hổ khi bản thân không biết một kiến thức nào đó. Bởi vì, kiến thức của nhân loại quả thật quá rộng lớn. Những con người thành công trong lịch sử đa số đều được nhắc tới ở một lĩnh vực tiêu biểu. Chúng ta đều biết đến: Albert Einstein là một nhà vật lý học, Beethoven là một nhà soạn nhạc thiên tài hay Vincent Willem van Gogh là một danh họa nổi tiếng. Tất cả họ thành công chỉ ở lĩnh vực mà họ am hiểu.
Đến về thứ hai “chỉ xấu hổ khi không học” là một lời cảnh tỉnh cho những con người lười học tập. Từ xưa cho đến nay có biết bao nhiêu tấm gương hiếu học được vinh danh. Trạng Lường - Lương Thế Vinh là một trong những hiền tài nổi tiếng trong lịch sử nước ta. Là một cậu bé có tư chất thông minh, ham học hỏi, ngay từ nhỏ ông đã ham học hỏi và thích tìm tòi. Năm 20 tuổi, ông đã nổi tiếng là có học thức uyên bác. Đến năm 1463, Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên khoa thi Quý Mùi. Được vua tin tưởng, thường giao cho trọng trách soạn thảo văn từ bang giao và đón tiếp sứ thần nước ngoài. Ông hiểu biết sâu rộng, trở thành một nhà bác học khá toàn diện của Việt Nam. Ông còn dạy cho người dân nhiều thứ: từ phép cửu chương (tính nhân) tiến lên phép bình phương, cách đo bóng (đo bóng cây tính chiều cao của cây), hệ thống đo lượng đương thời (tiền, vải, thóc, gạo). Hay “cậu bé Google” - Phan Đăng Nhật Minh (THPT Hải Lăng, Quảng Trị) với khả năng trả lời nhanh và chính xác. Minh gây ấn tượng với khán giả truyền hình cả nước khi tham gia chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 17 và giành 400 điểm trong vòng thi tuần, san bằng kỷ lục 460 điểm của chương trình trong vòng thi tháng và chiến thắng thuyết phục ở vòng thi quý, trở thành nhà leo núi đầu tiên có mặt trong cuộc thi chung kết năm. Để có được thành tích như vậy, không chỉ do tài năng mà còn do việc nỗ lực học hỏi.
Sự học cũng đòi hỏi chúng ta luôn phải kiên trì, giống như Lênin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Hay như lời của Bác Hồ từng dạy: “Chúng ta phải học, phải cố gắng học nhiều. Không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình không chịu học thì lạc hậu, mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình”. Những lời dạy này quả thật đầy thấm thía.
Khi khoa học công nghệ phát triển, con người có thể học tập một cách dễ dàng hơn. Nhưng điều đó cũng khiến nhiều người trở nên lười học hỏi hơn. Phần lớn là trong số đó là ở đối tượng học sinh sinh viên, những người đang giành phần lớn thời gian của mình cho công việc học tập. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tương lai của chính những học sinh, sinh viên ấy. Vì có lẽ, không có con đường nào đến với thành công nhanh hơn con đường học vấn. Ngoài ra, có những hiện tượng, nhiều người vì tính sĩ diện mà giấu dốt. Họ luôn tỏ ra là mình biết tất cả mọi thứ nhưng trên thực tế lại chẳng hiểu biết được bao nhiêu. Điều đó là không nên, nếu chúng ta dám nhìn nhận thẳng vào sự thiếu hụt của bản thân để hoàn thiện mới có thể ngày càng tốt hơn.
Đối với một học sinh như tôi, chắc chắn học tập là một điều vô cùng quan trọng. Khi đọc được quan điểm trên, bản thân tôi đã thấy vô cùng tâm đắc. Ý thức được điều đó, tôi không ngại thể hiện ra những điều mà bản thân chưa biết để có cơ hội được học hỏi thêm. Trong quá trình học trên lớp, tôi cũng tích cực trao đổi với thầy cô về những vấn đề mình còn thắc mắc. Ngoài ra, tôi cũng tích cực đọc sách vì sách chính là kho tri thức khổng lồ của nhân loại. Mỗi khi đọc xong một cuốn sách, tôi lại biết thêm được nhiều điều thú vị. Quả thật, nếu không biết, chúng ta còn có thể học hỏi. Nhưng nếu không học hỏi, chúng ta sẽ chẳng biết được gì cả.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng học hỏi là một điều cần thiết trong cuộc sống. Những điều mà con người không biết vẫn còn rất nhiều, và chỉ khi nào chúng ta không chịu học hỏi mới phải cảm thấy xấu hổ.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |