Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Giải bài có thưởng!

Xác định các cụm từ đã học trong phần văn bản trên

Phải năm trời hạn, mưa xuân chưa tan, gió nồm đã tới. Rồi ánh nắng chói chang rọi xuống, khiến nhà bồ nông hốt hoảng gọi nhau rời phương Nam lên phương Bắc. Trên đường đi, bồ nông mẹ bị nắng chiếu quáng mắt, lao phải cành gai tre, suýt nữa gãy cánh. Bồ nông con dìu mẹ ẩn vào trong một hốc cây, chờ mẹ khỏi mới đi tiếp. Thấy vậy, các bác bồ nông khác cùng đi cũng dừng lại giúp đỡ.
Một ngày, rồi hai ngày, bồ nông mẹ vẫn chưa nhấc cánh lên được. Ngoài kia, trời cứ hầm hập như nung. Như thế này, không thể đuổi theo đàn được nữa. Từ buổi ấy, bồ nông con hết dắt mẹ tìm nơi mát mẻ, lại mò mẫm đi kiếm mồi. Đêm đêm, khi gió gợn hiu hiu, chú bồ nông nhỏ bé một thân một mình ra đồng xúc tép, xúc cá. Đôi chân khẳng khiu của chú vốn đã dài, giờ như dài thêm ra vì lặn lội.
Trên đồng nẻ, dưới ao khô, cua cá chết gần hết. Mặt sông xơ xác rong bèo. Bắt được con mồi nào, bồ nông con lại ngậm vào miệng để phần mẹ.
Hun hút đêm sâu, mênh mông ruộng vắng, chú bồ nông vừa sợ vừa lo. Có đêm đi tới canh một, canh hai, vẫn chẳng xúc được gì. Đã định quay về, nhưng cứ nghĩ đến mẹ đang ốm đau, chú ta lại gắng gượng mò thêm.
Dạo anh em nhà bồ nông còn bé, mẹ còm cõi lặn lội nuôi cả đàn con đến rạc người. Mỗi bận trở về nhà, mẹ há mỏ ra cho các con ăn no mà bụng mẹ vẫn cứ cồn lên. Giờ đây, chú bồ nông mới hiểu rằng trong những bữa ăn ấy, mẹ đã rút cả ruột gan ra để nuôi con. Cứ nghĩ tới điều đó, không một lần nào đi kiếm mồi mà bồ nông chịu trở về không.
Câu 1:
A, Xác định các cụm từ đã học trong phần văn bản trên?
B, Xác định các phép tu từ đã học và nêu tác dụng của phép tu từ ấy?
Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn nêu ý nghĩa của câu chuyện trên trong đó có sử dụng ít nhất một cụm từ đã học ( Gạch chân và chỉ rõ là cụm từ gì)
0 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
86
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu 1:
A, Các cụm từ đã học trong phần văn bản trên bao gồm: "mưa xuân chưa tan", "gió nồm đã tới", "ánh nắng chói chang", "phương Nam lên phương Bắc", "cành gai tre", "hốc cây", "đàn bồ nông", "đồng xúc tép, xúc cá", "mặt sông xơ xác", "ruộng vắng", "cánh bồ nông".

B, Các phép tu từ đã học trong phần văn bản trên bao gồm: so sánh, phép lặp, phép ẩn dụ. Phép so sánh được sử dụng để mô tả cảnh sắc tự nhiên và tâm trạng của nhân vật. Phép lặp được sử dụng để tạo điểm nhấn và nhấn mạnh ý nghĩa của câu chuyện. Phép ẩn dụ được sử dụng để truyền đạt thông điệp sâu sắc và ý nghĩa sâu xa.

Câu 2:
Câu chuyện về bồ nông và con mang ý nghĩa về tình mẹ con, lòng hiếu thảo và sự hy sinh. Bồ nông mẹ đã hy sinh tất cả để nuôi con, thể hiện sự tận tâm và vị tha không biên giới của tình mẹ. Bồ nông con, dù còn nhỏ bé, đã hiểu và trân trọng tình mẹ, không ngần ngại hy sinh để chăm sóc mẹ khi cần. Câu chuyện này nhắc nhở chúng ta về tình yêu thương và sự hy sinh vô điều kiện của người mẹ, cũng như giá trị của việc quan tâm và chăm sóc người thân yêu. Đó chính là "tình mẹ hiếu thảo" - một trong những giá trị cao quý nhất trong cuộc sống.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×