Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết kết nối với đọc trang 61 sách giáo khoa Ngữ văn 6 kết nối tri thức tập 2

viết kết nối với đọc trang 61 sách giáo khoa Ngữ văn 6 kết nối tri thức tập 2 ai giải đúng và nhanh nhất cho 3 điểm+1 điểm thích nhớ là phải ngắn gọn nhất 
1 trả lời
Hỏi chi tiết
85
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Đọc trang 61 sách giáo khoa Ngữ văn 6 kết nối tri thức tập 2 sẽ giúp bạn nắm vững kiến thức và hiểu rõ bài học. Hãy tham gia cuộc thi ai giải đúng và nhanh nhất để có cơ hội nhận được 3 điểm cùng 1 điểm thưởng. Đừng quên rằng câu trả lời phải ngắn gọn và chính xác nhất để thu hút sự chú ý của người đọc. Hãy thể hiện khả năng của mình và giành lấy điểm số cao nhất!
0
1
Trang Anh
21/02 20:44:02
+5đ tặng

Câu 1. Trả lời các câu hỏi sau:

a. Với câu “Nhớ các bạn trong lớp tôi ngày trước, mỗi người một vẻ, sinh động biết bao.” có thể dùng từ “kiểu” để thay cho “vẻ” được không? Vì sao?

- Không thể dùng từ “kiểu” để thay cho từ “vẻ”.

- Nguyên nhân:

  • Từ “kiểu” thường dùng cho hành động (kiểu ăn, kiểu nói…) hay đặc điểm riêng (kiểu áo, kiểu tóc).
  • Từ “vẻ” thường dùng cho đặc điểm, tính cách con người (vẻ sôi nổi, vẻ đẹp…)

b. Từ “khuất” được dùng trong câu “Giờ đây, mẹ tôi đã khuất và tôi cũng đã lớn.” có phù hợp hơn so với một số từ khác cũng có nghĩa là chết như: mất, từ trần, hi sinh?

Từ “khuất” được sử dụng phù hợp hơn khi đặt trong ngữ cảnh của câu văn trên. Đồng thời cách nói giảm nói tránh cũng làm giảm bớt sự mất mát, đau thương.

c. Vì sao trong câu “Tôi luôn nhớ về mẹ với niềm xúc động khôn nguôi.”, từ “xúc động” được chọn hợp lí hơn các từ khác như “cảm động” hay “xúc cảm”?

Từ “xúc động” có khả năng bộc lộ cảm xúc mạnh hơn hai từ trên.

Câu 2. Chọn từ ngữ phù hợp nhất trong ngoặc đơn để đặt vào khoảng trống ở các câu sau và giải thích lí do lựa chọn:

a. Bị cười, không phải mọi người đều... giống nhau.

(phản ứng, phản xạ, phản đối, phản bác)

b. Trên đời, không ai.... cả.

(hoàn tất, hoàn toàn, hoàn hảo, hoàn chỉnh)

c. Đi đường phải luôn luôn... để tránh xảy ra tai nạn.

(nhìn ngó, dòm ngó, quan sát, ngó nghiêng)

d. Ngoài... của bản thân, tôi còn được bạn bè, thầy cô thường xuyên động viên, khích lệ.

(sức lực, tiềm lực, nỗ lực)

Gợi ý:

a. phản ứng

b. hoàn hảo

c. quan sát

d. nỗ lực

Lựa chọn cấu trúc câu

Câu 3. Thực hiện các yêu cầu sau

a. Chỉ ra ý nghĩa của cụm từ in đậm trong câu sau và cho biết, nếu bỏ thành phần đó, câu thay đổi như thế nào về cấu trúc và ý nghĩa.

Giờ đây khi hồi tưởng lại, tôi đoán bạn có thể nói rằng bài tập là một kỉ niệm khó quên.

Gợi ý:

  • “Giờ đây khi hồi tưởng lại”: trạng ngữ chỉ thời gian.
  • Việc bỏ thành phần này sẽ khiến cho nội dung câu văn sẽ trở nên không rõ ràng.

b. Văn bản “Hai loại khác biệt” có câu: “Cậu đã đứng lên trả lời câu hỏi”. Nếu câu này được viết thành “Cậu đã trả lời câu hỏi và đứng lên.”thì có phù hợp không? Vì sao?

  • Không phù hợp
  • Nguyên nhân: Trật tự các hành động trong câu diễn ra không phù hợp với quy luật tự nhiên.

c. Câu “Đến cuối tiết học, cậu tiến lên phía trước và bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng.” có thể đổi cấu trúc: “Đến cuối tiết học, cậu bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng và tiến lên phía trước.”. Vì sao không thể sử dụng câu biến đổi để thay cho câu gốc trong văn bản?

Việc thay đổi trật tự trong câu như vậy sẽ làm ý nghĩa câu văn trở nên khó hiểu, không phù hợp với quy luật tự nhiên.

Câu 4. Sau đây là những câu được thay đổi cấu trúc so với câu gốc trong văn bản đã học. Nghĩa của câu được thay đổi cấu trúc khác như thế nào so với nghĩa của câu gốc?

a. Câu gốc: Tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế; có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi.

Câu thay đổi: Có lẽ cậu thực sự có điều gì đó muốn nhắn nhủ với chúng tôi; tôi không rõ tại sao cậu lại làm thế.

b. Câu gốc: Tuy nhiên, đây không phải là điều quá nghiêm trọng, và càng không phải là “căn bệnh” hết cách chữa.

Câu thay đổi: Tuy nhiên, đây không phải là “căn bệnh” hết cách chữa và càng không phải là điều quá nghiêm trọng.

  • Câu a: Quan hệ giả thiết - kết quả
  • Câu b: Quan hệ tăng tiến

=> Khi thay đổi trật tự các vế câu thì sẽ phá vỡ mối quan hệ trên, khiến cho ý nghĩa câu văn thay đổi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo