Khi tìm hiểu về thơ của Hoàng Trung Thông, tôi đặc biệt yêu thích bài thơ Những cánh buồm. Mở đầu bài thơ, tác giả đã khắc họa một không gian rộng lớn của biển cả, có bãi cát trải dài cùng ánh mặt trời rực rỡ. Trong nền thiên nhiên đó, con người xuất hiện trở thành trung tâm của bức tranh. Hình ảnh cha và con bước đi trên cát gợi ra tình cảm yêu thương, gắn bó. Người cha bỗng trở nên già dặn hơn qua hình ảnh bóng “dài lênh khênh”. Còn đứa con lại thật dễ thương, bé bỏng qua hình ảnh bóng “tròn chắc nịch”. Hai hình ảnh đối lập gợi ra sự khác biệt giữa hai thế hệ. Những câu thơ tiếp viết về cuộc trò chuyện của con với cha. Đứa trẻ nào cũng có trí tò mò, nên khi nhìn về phía xa, đứa con đã hỏi xem ở đó có gì. Người cha trả lời rằng ở đó có “cây, cửa, nhà” và là nơi cha chưa đi đến. Điều này đã khơi gợi mong muốn được khám phá của đứa con. Vì vậy, đứa con đã đề nghị cha hãy mượn cho mình “cánh buồm trắng” - để có thể khám phá và chinh phục vùng mất đất mới. Lời của con đã khiến cho cha gặp lại bản thân khi còn trẻ cũng đã từng mơ ước như vậy. Có lẽ đứa trẻ nào cũng đã từng mơ ước, khao khát được khám phá thế giới rộng lớn này. Tóm lại, bài thơ “Những cánh buồm” của Hoàng Trung Thông đã gửi gắm nhiều thông điệp giá trị, ý nghĩa.