Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trong tình thế bất lợi: phía Bắc có quân của chúa Trịnh, phía Nam có quân của chúa Nguyễn. Nghĩa quân Tây Sơn đã có chủ trương gì? Em hãy tìm ra sự sáng tạo trong đối pháp của Nguyễn Nhạc ở giai đoạn này?

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
3.207
30
26
doan man
20/11/2018 11:57:16
Từ sau cuộc giao tranh năm 1672, chúa Trịnh và chúa Nguyễn chấm dứt xung đột, lấy sông Gianh làm ranh giới chia cắt Đại Việt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài.
Một trăm năm sau, triều đình Đàng Trong nổ ra mâu thuẫn quyền lực trong việc kế vị và việc triều chính rơi vào tay Trương Phúc Loan. Nhân đó anh em Tây Sơn do Nguyễn Nhạc cầm đầu nổi dậy chống lại họ Nguyễn, nhân danh ủng hộ Nguyễn Phúc Dương là người dòng dõi ngành trưởng bị Trương Phúc Loan gạt ra ngoài để lập Nguyễn Phúc Thuần.
Năm 1773, lực lượng quân Tây Sơn lớn mạnh, đánh chiếm phủ thành Quy Nhơn và làm chủ từ Quảng Ngãi tới Bình Thuận khiến sự cai trị của chính quyền Đàng Trong bị đe dọa nghiêm trọng.
Nhận thấy nội biến ở Đàng Trong là cơ hội nam tiến để diệt họ Nguyễn, năm 1774, Trịnh Sâm ở Đàng Ngoài quyết định điều đại quân vào nam. Cuộc chiến thứ 8 và là cuộc chiến cuối cùng giữa họ Trịnh và họ Nguyễn trong lịch sử Việt Nam đã nổ ra.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
72
15
Phạm Thu Thuỷ
20/11/2018 12:12:53
Cơ bản thì kể 1 chút về tiềm lực quân đội các bên như sau :
1. Quân Trịnh: Quân lực ước chừng tầm 40000-50000 quân, có những viên tướng tài năng như Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc và Trấn thủ Nghệ An Bùi Thế Đạt đã vượt qua được chiến lũy mà cả trăm năm các chúa Trịnh không làm được, công chiếm châu Thuận, áp sát Quảng Nam. Mạnh về bộ chiến
2. Quân Nguyễn: Mặc dù thua đau ở Lũy Thầy dẫn đến mất Phú Xuân trước quân Trịnh và sa lầy ở quảng nam, tuy nhiên, đầu não đã kịp chạy vào Gia Định , quân đội kịp thời tập hợp từ binh lính Ngũ Dinh được tầm 3 vạn quân có ưu thế về thủy chiến .

Trước tình thế gọng kìm, quân Tây Sơn không thể cùng chống lại cả hai bên 1 lúc, nhất là phải đối chọi với những viên tướng giỏi của Bắc Hà và quân đội tinh nhuệ hừng hực khí thế sau hàng loạt thắng lợi nên Nghĩa qân đã chủ trương hòa trịnh đánh Nguyễn bởi:
- Tây Sơn không thể hòa với Nguyễn vì đang là kẻ thù trưc tiếp của nhau
- Quân Trịnh mặc dù mạnh hơn và khí thế hơn nhưng không còn ưu thế nữa do yếu về thủy chiến hơn so vs quân Nguyễn nên họ cần 1 lực lượng đi trước mở đường và Tây Sơn vừa vặn là lực lượng như thế.

Về sáng tạo:
- Thực hiện hòa hoãn với quân Trịnh vừa giảm bớt kẻ thù, vừa để dồn lực đánh quân Nguyễn để lấy điểm tựa mưu sự về sau
- Đưa nghĩa quân thoát ra khỏi tình thế gọng kìm, có nguy cơ dẫn đến bị tiêu diệt

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×