Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Ngữ văn - Lớp 6
27/02 20:38:55
Giải bài có thưởng!

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích

     Giữa năm 2015, bà Lê Thị Thảo, mẹ của Hòa, quyết định tặng thận…

     […] Tháng 3-2016, Hòa lên bàn mổ để tặng một quả thận cho một người phụ nữ trạc tuổi mẹ mình. Người được nhận thận quê ở Hà Nam, đã bị suy thận nhiều năm và cần được ghép thận để tiếp tục được sống.

      […] Để tặng được quả thận, từ khi quyết định hiến tặng đến khi lên bàn mổ, bà Thảo đã phải hơn 10 lần một mình một xe máy từ Bắc Ninh ra bệnh viện Việt Đức ở Hà Nội để làm các xét nghiệm. Con gái bà Thảo cũng vậy, và cuối năm 2016 khi mẹ con bà được mời lên truyền hình để nói về ý nghĩa của việc hiến tặng mô tạng, hai mẹ con lại chở nhau bằng xe máy từ Bắc Ninh lên Hà Nội rồi vội vã trở về ngay trong đêm… Nếu có ai hỏi về chuyện hiến thận đã qua, bà chỉ phẩy tay cười: “Cứ nghĩ bình thường đi, bình thường với nhau đi, bây giờ tôi chẳng đang rất khỏe là gì…”

       Và nhờ cái “bình thường” của mẹ con bà Thảo, giờ đây có thêm hai gia đình được hạnh phúc vì người thân của họ được khỏe mạnh trở lại. Ở Bắc Ninh, gia đình bà Thảo cũng đang rất vui vẻ. Nỗi đau đớn của ca đại phẫu thuật đã qua đi, giờ đây trên bụng hai mẹ con là hai vết sẹo dài, như chứng nhân về quyết định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn một phần thân thể của mình.

      Có lẽ bạn đọc nghĩ rằng đó là hai con người kì lạ, nhưng khi gặp họ và trò chuyện, chúng tôi mới thấy mẹ con bà Thảo không kì lạ chút nào, họ chỉ muốn tặng quà một cách vô tư để nhận lại một thứ hạnh phúc tinh thần nào đó mà tôi không thể nào định danh được!

(Trích Hai mẹ con cùng hiến thận, Lan Anh, Báo Tuổi trẻ, ngày 31/5/2018)

Câu 1 (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2 (2.0 điểm) Câu văn: “Nỗi đau đớn của ca đại phẫu thuật đã qua đi, giờ đây trên bụng hai mẹ con là hai vết sẹo dài, như chứng nhân về quyết định rất đỗi lạ lùng, về việc sẵn sàng cho đi mà không băn khoăn một phần thân thể của mình”.

a. Xét về mặt cấu trúc, câu trên thuộc kiểu câu gì?

b. Xác định và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu trên.

Câu 3 (2.0 điểm) Câu văn: “Có lẽ bạn đọc nghĩ rằng đó là hai con người kì lạ, nhưng khi gặp họ và trò chuyện, chúng tôi mới thấy mẹ con bà Thảo không kì lạ chút nào, họ chỉ muốn tặng quà một cách vô tư để nhận lại một thứ hạnh phúc tinh thần nào đó mà tôi không thể nào định danh được!”

Theo em, thứ hạnh phúc tinh thần mà người viết không thể nào định danh được là gì?

Câu 4 (1,5 điểm) Từ phần trích trên, em hãy rút ra một bài học ý nghĩa nhất đối với bản thân?

0 trả lời
Hỏi chi tiết
95
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là miêu tả.



Câu 2:


a. Câu trên thuộc kiểu câu phức.


b. Phép tu từ được sử dụng trong câu trên nhấn mạnh sự tương phản giữa nỗi đau đớn trước đó và sự hạnh phúc sau khi hiến tặng thận. Nó giúp tạo ra một hình ảnh sâu sắc và cảm xúc cho độc giả.



Câu 3: Thứ hạnh phúc tinh thần mà người viết không thể nào định danh được có thể là sự hài lòng, niềm vui và cảm giác hạnh phúc từ việc giúp đỡ người khác mà không đặt ra bất kỳ điều kiện nào.



Câu 4: Bài học ý nghĩa nhất đối với bản thân từ phần trích trên là tinh thần hy sinh và sẵn sàng giúp đỡ người khác mà không đặt ra điều kiện. Hành động từ lòng tốt và sẵn lòng chia sẻ của bà Lê Thị Thảo và con gái Hòa đã mang lại hạnh phúc cho nhiều gia đình khác và cho chính họ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo