Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy viết bài văn nghị luận xã hội về vấn đề được đặt ra từ bài Một bữa no của Nam Cao

hãy viết bài văn nghị luận xã hội về vấn đề được đặt ra từ bài một bữa no của nam cao
 
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
752
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong xã hội hiện nay, vấn đề nghèo đói và đói bụng vẫn là một trong những vấn đề nghiêm trọng cần được giải quyết. Bài thơ "Một bữa no" của Nam Cao đã đặt ra vấn đề này một cách rất sâu sắc và đầy cảm xúc.

Trong bài thơ, Nam Cao đã mô tả cuộc sống khốn khó của những người nghèo, những người phải chịu đựng cảnh đói khổ mỗi ngày. Hình ảnh những đứa trẻ đói bụng, những người già yếu đuối không có đủ thức ăn để nuôi sống bản thân đã khiến người đọc cảm thấy xót xa và đau lòng.

Vấn đề đói bụng không chỉ là vấn đề cá nhân mà còn là vấn đề xã hội. Nếu một phần của xã hội vẫn còn phải chịu đựng cảnh đói khổ, thì không thể nói rằng xã hội đó đã phát triển và công bằng. Mỗi người dân trong xã hội đều cần có đủ thức ăn để duy trì sức khỏe và phát triển bản thân.

Chính phủ cũng như các tổ chức xã hội cần phải có những chính sách và biện pháp cụ thể để giúp đỡ những người nghèo, những người đói bụng. Việc cải thiện điều kiện sống, tạo ra cơ hội việc làm và giáo dục cho những người nghèo sẽ giúp họ thoát khỏi cảnh đói bụng và nghèo đói.

Chúng ta cũng cần nhìn nhận vấn đề này không chỉ là trách nhiệm của chính phủ mà còn là trách nhiệm của toàn bộ xã hội. Mỗi người dân cần có tinh thần đồng lòng, sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ những người nghèo, những người đói bụng.

Với sự đồng lòng của toàn bộ xã hội, chúng ta có thể cùng nhau giải quyết vấn đề đói bụng và nghèo đói, xây dựng một xã hội công bằng và phát triển. Hãy hành động từ những điều nhỏ nhặt, những hành động nhỏ có thể tạo nên sự thay đổi lớn lao trong cuộc sống của những người nghèo, những người đói bụng.
1
0
Tiến Dũng
04/03/2024 21:33:54
+5đ tặng

Sự vô cảm là một trong những đề tài mà có lẽ dù có đo đếm đến hết chiều dài của thời gian người ta cũng không thể khai thác được cho đến cùng kiệt. Trong văn chương, sự vô cảm là đề tài nhận được rất nhiều sự chú ý của giới sáng tác qua nhiều giai đoạn. Và tác giả Nam Cao cũng hướng ngòi út của mình vào đề tài ấy. Trong truyện ngắn “ Một bữa  no “ ông đã tập trung miêu tả nhân vật bà lão trước những cái nhìn vô cảm trong xã hội phong kiến.

Sự vô cảm là thái độ thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm, chia  sẻ trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. Điều này thể hiện qua việc chúng ta bất cứ khi nào đều bận rộn với công việc, cuộc sống và những dự định riêng của mình, ít có thời gian để quan tâm đến người xung quanh hơn kể cả người thân cận nhất.

Sự vô cảm liên tiếp ập vào bà lão được thể hiện trong truyện ngắn “ Một bữa no “ qua việc chồng bà mất sớm, một mình bà phải trang trải nuôi con, những tưởng sau này có đứa con giúp đỡ bà lúc già yếu nhưng đứa con ấy cũng bỏ bà lại. Người con dâu bất nhân ngay khi vừa xong tang chồng đã đi thêm bước nữa, để lại đứa con nhỏ thơ dại. Bà lại phải “hết xương hết thịt” nuôi cháu. Đến khi nó 12 tuổi thì đi ở cho nhà giàu, bà lại bơ vơ, già yếu rồi bệnh tật. Bà nảy sinh ý định đến nhà bà Phó Thụ để thăm cháu gái thì bà được một bữa no trước sự khinh bỉ của nhà chủ. Mặc dù có được một bữa no nhưng một tháng sau bà chết mang theo sự hèn hạ, tủi nhục. Cái đói và những cái nhìn vô cảm trong xã hội nửa phong kiến đã đẩy những người dân lương thiện vào con đường tha hóa, biến chất.

Trong cuộc sống ngày nay, con người càng bận rộn và đôi khi quên đi những mối quan hệ xã hội quan trọng. Những nỗi lo lắng, áp lực của cuộc sống, cộng với sự kiêu ngạo, lạm dụng quyền lợi cá nhân cũng đóng góp vào sự vô cảm này. Đôi lúc, sự vô tâm cũng có thể bắt nguồn từ bản chất của người đó, vì ích kỉ nên chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không quan tâm đến những người xung quanh, chỉ muốn nhận lại mà không muốn cho đi.Tuy nhiên, sự vô cảm đôi lúc cũng bắt nguồn từ những người xung quanh. Nếu những người xung quanh chỉ nghĩ đến bản thân mình, không ai quan tâm, chia sẻ với ai điều gì, sẽ dần hình thành cho những người khác tính cách này.

“Bệnh vô cảm” khá phổ biến trong xã hội và biểu hiện dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau. Khi bắt gặp những trường hợp cần giúp đỡ, những vụ tai nạn, thay vì giúp đỡ, rất nhiều bạn trẻ lại chỉ biết chụp ảnh, ghi hình, phát sóng trực tiếp để “câu like”, sống ảo. Một bài báo trên mạng có đưa tin về vụ một bé gái 2 tuổi bị xe tải cán và sau đó bị những người đi ngang qua bỏ mặc ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Thiên thần bé nhỏ này đã bị xã hội bỏ rơi và qua đời bởi chính sự thờ ơ, vô cảm của những con người không có tình thương và đạo đức. Hay còn cái chứng kiến cảnh cha mẹ bị ốm nặng nằm liệt giường mà không đoái hoài gì đến, có khi tống khứ vào viện dưỡng lão. Khi bố mẹ qua đời thì giành nhau đưa xác về nhà mình để nhận tiền phúng điếu.

Qua đó mỗi cá nhân chúng ta cần phải học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh. Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp... Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội ta.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Phạm tuấn kiệt
04/03/2024 21:35:14
+4đ tặng
Hãy luôn nhớ cảm ơn nếu câu trả lời hữu ích nhé!


TRẢ LỜI

Sự vô cảm là một trong những đề tài mà có lẽ dù có đo đếm đến hết chiều dài của thời gian người ta cũng không thể khai thác được cho đến cùng kiệt. Trong văn chương, sự vô cảm là đề tài nhận được rất nhiều sự chú ý của giới sáng tác qua nhiều giai đoạn. Và tác giả Nam Cao cũng hướng ngòi út của mình vào đề tài ấy. Trong truyện ngắn “ Một bữa no “ ông đã tập trung miêu tả nhân vật bà lão trước những cái nhìn vô cảm trong xã hội phong kiến.

Sự vô cảm là thái độ thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm, chia sẻ trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. Điều này thể hiện qua việc chúng ta bất cứ khi nào đều bận rộn với công việc, cuộc sống và những dự định riêng của mình, ít có thời gian để quan tâm đến người xung quanh hơn kể cả người thân cận nhất.

Sự vô cảm liên tiếp ập vào bà lão được thể hiện trong truyện ngắn “ Một bữa no “ qua việc chồng bà mất sớm, một mình bà phải trang trải nuôi con, những tưởng sau này có đứa con giúp đỡ bà lúc già yếu nhưng đứa con ấy cũng bỏ bà lại. Người con dâu bất nhân ngay khi vừa xong tang chồng đã đi thêm bước nữa, để lại đứa con nhỏ thơ dại. Bà lại phải “hết xương hết thịt” nuôi cháu. Đến khi nó 12 tuổi thì đi ở cho nhà giàu, bà lại bơ vơ, già yếu rồi bệnh tật. Bà nảy sinh ý định đến nhà bà Phó Thụ để thăm cháu gái thì bà được một bữa no trước sự khinh bỉ của nhà chủ. Mặc dù có được một bữa no nhưng một tháng sau bà chết mang theo sự hèn hạ, tủi nhục. Cái đói và những cái nhìn vô cảm trong xã hội nửa phong kiến đã đẩy những người dân lương thiện vào con đường tha hóa, biến chất.

Trong cuộc sống ngày nay, con người càng bận rộn và đôi khi quên đi những mối quan hệ xã hội quan trọng. Những nỗi lo lắng, áp lực của cuộc sống, cộng với sự kiêu ngạo, lạm dụng quyền lợi cá nhân cũng đóng góp vào sự vô cảm này. Đôi lúc, sự vô tâm cũng có thể bắt nguồn từ bản chất của người đó, vì ích kỉ nên chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không quan tâm đến những người xung quanh, chỉ muốn nhận lại mà không muốn cho đi.Tuy nhiên, sự vô cảm đôi lúc cũng bắt nguồn từ những người xung quanh. Nếu những người xung quanh chỉ nghĩ đến bản thân mình, không ai quan tâm, chia sẻ với ai điều gì, sẽ dần hình thành cho những người khác tính cách này.

“Bệnh vô cảm” khá phổ biến trong xã hội và biểu hiện dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau. Khi bắt gặp những trường hợp cần giúp đỡ, những vụ tai nạn, thay vì giúp đỡ, rất nhiều bạn trẻ lại chỉ biết chụp ảnh, ghi hình, phát sóng trực tiếp để “câu like”, sống ảo. Một bài báo trên mạng có đưa tin về vụ một bé gái 2 tuổi bị xe tải cán và sau đó bị những người đi ngang qua bỏ mặc ở tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Thiên thần bé nhỏ này đã bị xã hội bỏ rơi và qua đời bởi chính sự thờ ơ, vô cảm của những con người không có tình thương và đạo đức. Hay còn cái chứng kiến cảnh cha mẹ bị ốm nặng nằm liệt giường mà không đoái hoài gì đến, có khi tống khứ vào viện dưỡng lão. Khi bố mẹ qua đời thì giành nhau đưa xác về nhà mình để nhận tiền phúng điếu.

Qua đó mỗi cá nhân chúng ta cần phải học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh. Tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp... Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm, coi đó như là một cuộc chiến đấu để loại bỏ căn bệnh này ra khỏi xã hội ta.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×