Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc câu chuyện sau:

Đọc câu chuyện sau: 
Tối thứ Bảy hằng tuần phải biểu diễn rất khuya, nên sáng Chủ nhật nào Ốc Sên cũng ngủ nướng. Cô Ốc là người mẫu, không được thiếu ngủ. Thiếu ngủ là chúa nhanh già, nhanh xuống sắc. Thế mà sớm chủ nhật đó, cô Ốc lại bị đánh thức giữa chừng. Con đường băng qua trước cửa nhà bỗng rầm rập bước chân. Không nghe tiếng người, nhưng tiếng chân bước thì kéo dài vô tận. “Quái lạ - cô Ốc nghĩ – xóm Bờ Giậu nhà mình quanh năm vắng vẻ yên bình. Sao tự nhiên sáng nay lại có đoàn quân nào hành quân qua đây?” Cô Ốc rón rén đi ra cửa. Mặt trời chưa mọc, nhưng hừng đông với ánh sáng màu hồng nhạt đã phủ lên khắp làng mạc, thôn xóm. Một đàn kiến hùng dũng nối đuôi nhau trên đường. Những chú kiến đi đầu khuất sau khúc cua cuối vườn, nhưng phía sau kiến vẫn ùn ùn chui ra từ lỗ hổng của bức tường cũ. Kiến không phải là cư dân xóm Bờ Giậu. Họ chỉ mượn đường đi qua đây. Có mấy chú bạo dạn mỉm cười với cô Ốc. - Mời các chú nghỉ chân, vào uống hớp nước đã. – Cô Ốc đon đả. Vài chú kiến liền tách ra khỏi đàn. Khi họ lại gần, cô Ốc mới nhìn rõ trên vai chú nào cũng vác theo một bao hàng nặng. - Ơ, thế hóa ra mọi người đi chở hàng, chứ không phải…? Cô Ốc định hỏi “chứ không phải hành quân ra trận à”, nhưng kịp ngừng lại. Hòa bình lâu rồi, hỏi thế các chú ấy cười chết. - Vâng. Phải làm ngày làm đêm chị ạ. - Chủ nhật cũng không được nghỉ? Nghe cô Ốc hỏi, chú kiến đi đầu cười ầm lên: - Chúng em không được nghỉ chủ nhật như chị đâu chị ơi. - Thế chả nhẽ cứ quần quật quanh năm suốt tháng? - A, có chứ. – Chú kiến vội giải thích. – Mùa này mưa nắng thất thường lắm. Ngày nào mưa thì cả họ nhà chúng em chả làm ăn gì được. Vì thế nên ngày nắng, chúng em phải tranh thủ sửa sang nhà cửa, tích trữ lương thực, thực phẩm…Nắng làm việc. Mưa nghỉ ngơi. Ngày mưa coi như là ngày chủ nhật của chúng em đấy. Mấy chú kiến chụm đầu uống giọt sương mát lạnh trên lá trúc khô. Xong, lại xốc bao hàng lên vai, tạm biệt cô Ốc. Cô Ốc ngơ ngẩn nhìn theo đàn kiến đông nườm nượp. Mặt trời lên, cô chọn chỗ ấm áp, nằm thu mình, thanh thản chìm vào giấc ngủ. Hôm nay là chủ nhật của cô. Cô ngủ để lấy sức làm việc cho cả tuần…
Câu 1: Nhân vật chính trong câu chuyện là ai? Hãy nêu và phân tích tác dụng của 1 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để khắc họa nhân vật ấy.
Câu 2: Ngày Chủ Nhật của các nhân vật có sức khác biệt nhưu thế nào? Vì sao lại có sự khác biệt đó?
Câu 3: Em có nhận xét gì về caschc ác nhân vật trải qua ngày Chủ Nhật? Từ đó, hãy rút ra một bài học cho riêng mình.
Câu 4: Viết đoạn văn ngắn (6-7) câu nêu suy nghĩ của em về tính cách của những chứ kiến trong câu chuyện. Trong đoạn có sử dụng 1 câu có chủ ngữ là cụm từ (gạch chân, chú thích rõ)
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
582
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Câu 1: Nhân vật chính trong câu chuyện là Ốc Sên. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ khi mô tả Ốc Sên là "người mẫu, không được thiếu ngủ" để khắc họa tính cách cẩn trọng, chăm chỉ và quan trọng của nhân vật.

Câu 2: Ngày Chủ Nhật của Ốc Sên là ngày nghỉ ngơi để lấy sức làm việc cho cả tuần, trong khi đó, ngày Chủ Nhật của các chú kiến là ngày làm việc chăm chỉ để chuẩn bị cho mọi thời tiết khác nhau. Sự khác biệt này xuất phát từ nhu cầu và trách nhiệm khác nhau của họ.

Câu 3: Các nhân vật trong câu chuyện đều có cách tiếp cận và quan điểm riêng về ngày Chủ Nhật. Từ đó, bài học rút ra là mỗi người có cách sống và quan niệm riêng, và quan trọng nhất là phải tôn trọng và hiểu biết về cách sống của người khác.

Câu 4: Những chú kiến trong câu chuyện được mô tả là chăm chỉ, chịu khó và sáng suốt khi phải làm việc cả ngày, dù trong điều kiện thời tiết khác nhau. Tính cách của họ thể hiện sự kiên trì và trách nhiệm, đồng thời khuyến khích người đọc học hỏi và chấp nhận công việc của mình.
0
0
+5đ tặng

11. Câu chuyện được viết theo thể loại đồng thoại.

22. Nhân vật chính trong câu chuyện là Cô Ốc Sên.

33. Khi gọi nhân vật là “cô Ốc”, miêu tả những chú kiến “hành quân”, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.

44. Theo em, dấu ngoặc kép trong câu “Quái lạ - cô Ốc nghĩ – xóm Bờ Giậu nhà mình quanh năm vắng vẻ yên bình. Sao tự nhiên sáng nay lại có đoàn quân nào hành quân qua đây?” có công dụng ;à đánh dấu ý nghĩ của nhân vật Cô Ốc Sên.

55. Câu chuyện này được kể theo ngôi thứ 33 ( giấu mình) Dấu hiệu nào giúp em nhận biết ngôi kể của truyện là không xưng “tôi”, các nhân vật, sự vật được gọi bằng tên của nó.

66. Tìm và ghi lại các từ láy trong ba câu văn cuối truyện, ta có: Ấm áp và thanh thản.

88. Nêu nhận xét ngắn gọn của em về nhân vật cô Ốc và đàn kiến khi đọc câu chuyện “Chủ nhật của Ốc Sên và Kiến”.

→→ Cô Ốc: tốt bụng, chăm chỉ, hiếu khách, hòa đồng,…

→→ Đàn kiến: siêng năng, cần cù, biết tận dụng thời gian, cơ hội để kiếm ăn,…

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
trung phong
07/03/2024 22:59:09
+4đ tặng

Câu 1: Nhân vật chính trong câu chuyện là Ốc Sên. Tác giả sử dụng biện pháp tu từ để khắc họa nhân vật ấy qua việc miêu tả hành động của Ốc Sên như một người mẫu phải biểu diễn rất khuya và cần phải ngủ đủ để duy trì sức khỏe và nhan sắc. Điều này giúp người đọc hiểu về tính cách chăm chỉ, cẩn trọng và biết quan tâm đến bản thân của Ốc Sên.

Câu 2: Ngày Chủ Nhật của Ốc Sên và các chú kiến có sự khác biệt rõ rệt. Trong khi Ốc Sên dùng ngày Chủ Nhật để nghỉ ngơi và lấy lại sức sau những buổi biểu diễn, các chú kiến phải làm việc không ngừng nghỉ, thậm chí sử dụng ngày mưa làm ngày chủ nhật của mình. Sự khác biệt này phản ánh một cách rõ ràng về cuộc sống và hoàn cảnh khác nhau mà các nhân vật đang trải qua.

Câu 3: Tôi cảm thấy sự tận tâm và bất khuất của các chú kiến trong việc làm việc để duy trì cuộc sống và gia đình của mình rất đáng ngưỡng mộ. Từ câu chuyện này, tôi rút ra được bài học về sự kiên trì, chịu khó và tận tâm với công việc của mình, bất kể hoàn cảnh có khó khăn ra sao cũng không được từ bỏ.

Câu 4: Những chú kiến trong câu chuyện được miêu tả như những người lao động chăm chỉ, chịu khó và đoàn kết với nhau trong cuộc sống hàng ngày. Họ biểu hiện tính cách cần cù và kiên nhẫn, sẵn sàng làm việc từ sáng đến tối mà không hề phàn nàn. Điều này cho thấy sự quyết tâm và trách nhiệm của họ đối với việc duy trì cuộc sống và gia đình.




 
trung phong
chấm điểm cho mình nhé

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×