4. Chính sách ngụ binh ư nông của nhà Trần có còn đc áp sụng đến ngày nay không? Nêu ví dụ cụ thể.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Ngụ binh ư nông là một chính sách được sử dụng ở thời phong kiến nước ta, có nghĩa là sẽ cho các binh lính thay phiên nhau về làm ruộng ở thời bình, nhưng khi có chiến tranh sẽ huy động tất cả đi chiến đấu. Việc áp dụng chính sách này giúp vừa đảm bảo được năng lực chiến đấu của binh lính, vừa có khả năng phát triển đất nước, tăng gia sản xuất. Đây là một chính sách xây dựng lực lượng quân sự thời phong kiến khá hiệu quả với việc phân bố lực lượng một cách hợp lý.
Chính sách ngụ binh ư nông là một chính sách xây dựng quân đội gắn liền với nông dân, nông nghiệp và nông thôn. Với bối cảnh của một thời kì mà nước ta vẫn gặp phải nhiều khó khăn về nguồn lương thực ổn định và dự trữ nên cần có thêm nhiều người tham gia vào hoạt động này để có thể mở rộng phạm vi và quy mô của hoạt động sản xuất nông nghiệp. Chính sách này đã phản ánh tư duy nông binh bất phân, đâu có dân là có quân. Nó cũng gắn liền việc thể hiện tình yêu nước đến toàn thể nhân dân, chỉ cần là người dân Việt Nam đều có ý thức và khát khao gìn giữ độc lập của dân tộc nên luôn cố gắng để hoàn thành được cả việc đánh giặc và sản xuất. Chính sách ngụ binh ư nông thời đó cũng phù hợp với việc xây dựng quốc phòng với một quốc gia không rộng lớn, lực lượng còn mỏng, góp phần vừa duy trì sự sống, vừa cải thiện đất nước thoát khỏi đói nghèo, vừa đánh đuổi giặc ngoại xâm để bảo vệ độc lập.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |