Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lịch sử - Lớp 6
09/03 20:44:32

Trình bày những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc

Câu 1 : Trình bày những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, Âu Lạc?

Câu 2: Hãy nên sự chuyển biến kinh tế và xã hội nước ta dưới thời Bắc thuộc?

Câu 3: Hãy cho biết : Nguyên nhân, kết quả và ý nghĩa của cuộc nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?

5 trả lời
Hỏi chi tiết
Trợ lý ảo
194
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi

Câu 1: Cư dân Văn Lang, Âu Lạc sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và chăn nuôi. Họ đã phát triển các kỹ thuật canh tác, chế biến sản phẩm nông nghiệp và chăn nuôi để đáp ứng nhu cầu sống cơ bản. Đời sống tinh thần của họ được phản ánh qua việc tôn trọng tự nhiên, các vị thần linh, và các truyền thống văn hóa.



Câu 2: Thời kỳ Bắc thuộc đã chứng kiến sự chuyển biến lớn trong kinh tế và xã hội nước ta. Các hệ thống kinh tế truyền thống bị ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách thuế, lao động và tài chính của nhà Đinh, nhà Lê. Xã hội cũng chịu sự biến đổi với việc hình thành các tầng lớp mới, sự phân biệt giàu nghèo rõ rệt.



Câu 3: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bắt nguồn từ sự bất công, áp bức của thực dân Trung Quốc đối với nhân dân nước ta. Nguyên nhân chính của cuộc khởi nghĩa là lòng yêu nước, ý chí độc lập của nhân dân. Kết quả của cuộc khởi nghĩa là tạo ra sự tự do tạm thời cho nước ta và khẳng định tinh thần chiến đấu của nhân dân. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là mở đầu cho những cuộc khởi nghĩa khác, khẳng định bản sắc dân tộc và tinh thần đấu tranh cho độc lập.

1
1
Ngọc Nguyễn
09/03 20:45:06
+5đ tặng
* Đời sống vật chất:

- Ăn: Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.

- Ở: Tập quán ở nhà sàn.

- Nghề sản suất chính: trồng lúa nước, chăn nuôi, nghề thủ công.

- Đi lại chủ yếu bằng thuyền bè trên sông

- Mặc: Nữ mặc áo, váy. Nam đóng khố.

* Đời sống tinh thần
- Tín ngưỡng:

+ Sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực).

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ.

- Dần dần hình thành một số tục lệ: cưới xin, ma chay. Lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.

- Có tập quán nhuộm răng đen, nhai trầu, xăm mình; cả nam lẫn nữ đều thích đeo đồ trang sức.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng ký tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
Ngọc
09/03 20:45:25
+4đ tặng
Những đặc điểm về đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc còn tồn tại đến ngày nay:
- Về đời sống vật chất:

+ Nông nghiệp:
   Kỹ thuật canh tác lúa nước phát triển, sử dụng cày, bừa, cuốc, rìu...
   Trồng nhiều loại cây lương thực khác như khoai, sắn...
   Chăn nuôi gia súc, gia cầm.
+ Thủ công nghiệp:
   Đan lát, dệt vải, làm gốm, đúc đồng...
   Kỹ thuật luyện kim phát triển, biết làm ra các loại công cụ, vũ khí bằng đồng.
+ Giao thương:
   Trao đổi hàng hóa giữa các làng, các vùng.
   Buôn bán với các nước láng giềng.
- Về đời sống tinh thần:

+ Tín ngưỡng:
   Thờ cúng tổ tiên, thần linh.
   Tín ngưỡng phồn thực.
+ Phong tục tập quán:
   Xăm mình, nhuộm răng đen.
   Ăn trầu, làm bánh chưng, bánh giầy.
+ Lễ hội:
   Lễ hội mùa xuân, lễ hội cầu mùa...
   Các trò chơi dân gian: Đua thuyền, đấu vật...
* Nội dung ấn tượng nhất:

   Theo em, nội dung ấn tượng nhất về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang - Âu Lạc là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

   Lý do:

   + Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc ta, được lưu giữ cho đến ngày nay.
   + Tín ngưỡng này thể hiện lòng biết ơn, sự tôn kính đối với những người đã khuất, những người có công khai sáng, dựng xây đất nước.
   + Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên góp phần củng cố tình cảm gia đình, dòng họ, tạo nên sự gắn kết cộng đồng.

 
6
2
2
0
Bùi Tuấn Tài
09/03 20:46:14
+2đ tặng
Câu 1:

Đời sống vật chất:

- Ăn: Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.

- Ở: Tập quán ở nhà sàn.

- Nghề sản suất chính: trồng lúa nước, chăn nuôi, nghề thủ công.

- Đi lại chủ yếu bằng thuyền bè trên sông

- Mặc: Nữ mặc áo, váy. Nam đóng khố.

* Đời sống tinh thần:

- Tín ngưỡng:

+ Sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực).

+ Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ.

- Dần dần hình thành một số tục lệ: cưới xin, ma chay. Lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.

- Có tập quán nhuộm răng đen, nhai trầu, xăm mình; cả nam lẫn nữ đều thích đeo đồ trang sức.
Câu 2:
 

Chuyển biến về kinh tế ở Việt Nam dưới thời Bắc thuộc:

- Nông nghiệp có sự chuyển biến mới về phương thức canh tác. Ví dụ: sử dụng phổ biến công cụ bằng sắt, sức kéo của trâu bò; biết kĩ thuật chiết cành…

- Nghề thủ công truyền thống (đúc đồng, rèn sắt, làm mộc…) tiếp tục phát triển với kĩ thuật cao hơn.

- Xuất hiện nhiều nghề thủ công mới: làm giấy, làm “vải Giao Chỉ”, làm thủy tinh…

- Một số đường giao thông thủy, bộ được hình thành.

- Hoạt động buôn bán trong nước và với các nước khác được đẩy mạnh hơn trước.

* Chuyển biến về xã hội  ở Việt Nam dưới thời Bắc thuộc:

- Xã hội Việt Nam có sự phân hóa sâu sắc.

+ Giai cấp thống trị bao gồm: quan lại đô hộ và địa chủ.

+ Một số quan lại, địa chủ người Hán bị Việt hóa. Tầng lớp hào trưởng bản địa hình thành từ bộ phận quý tộc trong xã hội Âu Lạc cũ có uy tín và vị thế quan trọng trong đời sống xã hội.

+ Bộ phận Lạc dân dưới thời Văn Lang – Âu Lạc đã bị phân hóa thành các tầng lớp: nông dân công xã; nông dân lệ thuộc (nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy - nộp lại địa tô) và nô tì.

- Mâu thuẫn bao trùm trong xã hội là mâu thuẫn dân tộc giữa người Việt với chính quyền đô hộ phương Bắc.

0
0
Ebe_Ly
09/03 21:25:47
+1đ tặng
TRẢ LỜI:
NHỮNG NÉT CHÍNH VỀ ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA CƯ DÂN VĂN LANG ÂU LẠC:
- VỀ MẶT TÍN NGƯỠNG, CƯ DÂN VĂN LANG- ÂU LẠC CÓ TỤC THỜ CÚNG TỔ TIÊN VÀ THỜ CÁC VỊ THẦN TRONG TỰ NHIÊN NHIW THẦN SÔNG, THẦN NÚI, THẦN MẶT TRỜI,...
- NGƯỜI VIỆT CỔ CÓ TỤC XĂM MÌNH, NHUỘM RĂNG ĐEN, ĂN TRẦU, LÀM BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY.
- CÁC LỄ HỘI GẦN VỚI NỀN NÔNG NGHIỆP TRỒNG LÚA NƯỚC CŨNG ĐƯỢC TỔ CHỨC THƯỜNG XUYÊN.

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng bạn bè học sinh cả nước, đến LAZI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo