LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tả lại hoạt động hưởng ứng ngày hội đọc sách ở trường e

tả lại hddong hưởng ứng ngày hội đọc sách ở trg e
   CẦN GẤP
3 trả lời
Hỏi chi tiết
370
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong ngày hội đọc sách ở trường, mình thực sự rất hứng thú và háo hức. Mình đã tham gia vào các hoạt động như thăm quầy sách, tham gia các buổi đọc truyện và thảo luận về sách. Mình đã tìm được những cuốn sách mới và cảm thấy rất hạnh phúc khi được trải nghiệm không gian văn học đầy sắc màu. Mình hy vọng rằng ngày hội đọc sách sẽ được tổ chức thường xuyên để tạo cơ hội cho mọi người thể hiện đam mê đọc sách của mình.
2
2
Ngọc
10/03 09:41:25
+5đ tặng
Lịch sử như tiếng thở dài của dân tộc, chiến tranh là vết thương sâu, đau trong lòng mỗi con người để lại. Ba mươi năm đã trôi qua kể từ cuộc chiến Gạc Ma ngày 14/3/1988. Đất nước không ngừng đổi mới và phát triển, nước biển vẫn trong xanh, bãi đá Gạc Ma còn đó nhưng 64 người lính dũng cảm ấy sẽ không bao giờ trở lại. Các anh ngã xuống không phải để ra đi mãi mãi mà để ôm lấy hòa bình của đất nước, để mãi mãi thắp sáng ngọn hải đăng trên vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.

Đến với hội thi hôm nay, trường TH ........ xin giới thiệu đến quý vị và các bạn mô hình gấp sách nghệ thuật với chủ đề: “Thắp sáng hải đăng Trường Sa” được tạo nên từ hơn 350 cuốn sách đặc biệt trong hội thi. Có 7 cuốn sách quý về chủ quyền biển, đảo Việt Nam và 3 cuốn tạp chí do học sinh sưu tầm được.

Trước mặt em và các bạn là ngọn hải đăng sáng ngời – biểu tượng cho lý tưởng sống cao cả của người Việt Nam. Từ xa xưa, ngọn hải đăng luôn là người dẫn đường tin cậy của những người đi biển. Những con tàu ngày đêm lênh đênh trên biển cần một ngọn hải đăng dẫn đường, soi sáng để họ tìm được bến bờ bình yên an toàn. Chúng ta cũng vậy, ngoài ta ngọn hải đăng là lý tưởng sống – nó chắp cánh cho ta bay cao với những ước mơ và chỉ đường cho ta đến bến bờ hạnh phúc. Nhà văn Nga Lép Tôn -xtôi cho rằng: “Tư tưởng là ngọn đèn soi đường, không có lý tưởng thì không có phương hướng vững vàng, không có phương hướng thì không có cuộc sống”. Và lý tưởng của chúng ta – đó là lý tưởng sống vì Tổ quốc quyết tâm giữ gìn biển đảo quê hương, thực hiện lời dạy của Bác Hồ: Xưa ta có rừng đêm, ngày nay ta có trời biển. bãi biển dài, đẹp chúng ta phải giữ nó.”

Ngoài nhiệm vụ bảo đảm an toàn hàng hải trên quần đảo, Hải đăng còn là cột mốc chủ quyền của Tổ quốc trên biển Đông. Hiện nay, trên đảo Trường Sa có 9 ngọn hải đăng như vậy, nhìn từ xa giống như ngọn bút viết lên trời xanh. Một số đảo có Hải đăng như đảo nổi Song Tử Tây, đảo Nam Yết, đảo Sinh Tồn, đảo Tiên Nữ, đảo Sơn Ca…

Những ngọn hải đăng không bao giờ tắt hôm nay là do ngày hôm qua không bao giờ quên sự hy sinh của những con người quả cảm – những tấm gương yêu nước sáng ngời. Biển Đông mấy hôm nay không có bão lớn nhưng vẫn không ngừng cuộn sóng ngầm. Đứng trước những âm mưu, thủ đoạn xâm phạm biển, đảo của Tổ quốc của kẻ thù, là người dân Việt Nam, chúng ta phải làm gì?


Độc giả thân mến. Ngay từ bây giờ, các em hãy trang bị cho mình những kiến ​​thức sâu sắc về ý nghĩa thiêng liêng của chủ quyền biển đảo, giá trị to lớn của chủ quyền mà ông cha ta đã đấu tranh xây dựng; về lịch sử Việt Nam, đặc biệt là lịch sử địa lý liên quan đến chủ quyền biển đảo qua sách báo. Ví dụ: sách: Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam – Tiếng nói hòa bình và công lý – Nxb Văn hóa truyền thống; xuất bản năm 2014, Hải chiến trường – Những người bất tử – NXB VHTT; xuất bản năm 2013…. Và nhiều loại sách khác các em có thể mượn tại thư viện trường ........, thư viện huyện ......, thư viện tỉnh ..........

Những trang sách mà chúng ta cầm trên tay hôm nay có thể chưa nói hết những điều chứa đựng, nhưng sẽ phần nào lay động lòng người.

 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
iu chuột
10/03 09:41:28
+4đ tặng

Tuần vừa qua, trường em đã tổ chức ngày hội đọc sách. Ngày hội đã diễn ra vô cùng tốt đẹp và để lại trong em nhiều cảm xúc.

Đúng 8 giờ sáng thứ sáu, lễ khai mạc chính thức được diễn ra trong khuôn viên trường với sự tham gia của toàn bộ các quý thầy cô và học sinh trong nhà trường. Thầy hiệu trưởng thay mặt nhà trường phát biểu khai mạc, tiếp theo đó là các hoạt động văn nghệ hát mua chào mừng.

Sân trường được bố trí thành nhiều gian hàng, mỗi gian hàng là một loại sách, báo, ấn phẩm: khu sách tham khảo, sách tiếng anh, truyện hiện đại,...Gian hàng nào cũng trang trí vô cùng bắt mắt, thu hút rất nhiều khách hàng tới thăm quan, tham khảo và lựa chọn cuốn sách mình yêu thích.

Thu hút nhất có lẽ là phần mini game, rất nhiều những phần quà thú vị được chuẩn bị, các câu hỏi được đặt ra cũng rất có ý nghĩa. Em cũng đã tham gia trò chơi và được tặng một cuốn sách rất đẹp.

Khoảng 5 giờ chiều, hội sách kết thúc trong không khí hân hoan, ai trông cũng có vẻ mệt mỏi nhưng ánh mắt đều toán lên vẻ hài lòng. Em rất vui khi được tham gia ngày hội, mong sắp tới sẽ được tham gia nhiều hoạt động hơn nữa.

2
1
anh dang
10/03 09:50:58
+3đ tặng

Trong đời sống tinh thần của mỗi chúng ta, “Sách” đóng vai trò rất quan trọng, là chìa khóa vạn năng mở cánh cửa lâu đài trí tuệ và tâm hồn con người. “Sách” thắp sáng trong ta nguồn tri thức vô biên, dạy cho chúng ta biết sống có ích và sống có lý tưởng. Có thể nói “Sách” là người bạn tâm giao chia sẻ mọi niềm vui, nỗi buồn sâu kín trong chúng ta. Và từ lâu đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của con người.

Tuy nhiên trong những năm gần đây, với sự phát triển của CNTT phong trào đọc sách có chiều hướng đi xuống. Nhưng cho dù xã hội ngày càng phát triển cao hơn, con người có thể tìm kiếm, khai thác thông tin, kiến thức trong thư viện điện tử hay qua mạng internet thì sách vẫn không thể mất đi giá trị truyền thống lâu đời vốn có của nó, gắn bó với con người trong hàng ngàn năm lịch sử. Và cho đến tận hôm nay, sách vẫn là nguồn sống quý giá nhất mà không có món ăn tinh thần nào có thể so sánh được.

Nhận thấy tầm quan trọng của việc đọc, ngày 24/2/2014 thủ tướng chính phủ đã kí quyết định lấy ngày 21/4 hàng năm là ngày sách Việt Nam với hy vọng sẽ nâng cao nhận thức của người dân về văn hóa đọc. Đây là một sự kiện văn hóa đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam. Tháng 4 là thời điểm phát hành cuốn sách “Đường Kách mệnh” của chủ tịch Hồ Chí Minh – tác giả đầu tiên được in bởi những người thợ in Việt Nam. Và trong tháng 4 cũng là tháng diễn ra “Ngày sách và bản quyền thế giới” (23/4). Việc tổ chức “Ngày sách Việt Nam” vào thời điểm này vừa có ý nghĩa sâu sắc, vừa cho thấy chúng ta ngày càng hội nhập thế giới. Bên cạnh đó, ngày sách cũng nhằm tôn vinh giá trị của sách, khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội. Tôn vinh người đọc và những người tham gia sưu tầm, sáng tác, xuất bản, in, phát hành, lưu giữ, quảng bá sách. Cũng như nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội đối với việc xây dựng và phát triển văn hóa đọc ở Việt Nam.

Như Lê Nin đã nói “Không có sách thì không có trí thức, không có trí thức thì không có chủ nghĩa Xã hội và chủ nghĩa Cộng sản”. Bởi sách là kho tàng, tri thức của nhân loại là tài sản vô giá vì vậy, con người đã xây dựng nhiều nơi để lưu gữi bảo quản và giữ gìn sách, báo, tài liệu như: Thư viện, tủ sách gia đình, các cơ quan, trung tâm học liệu,.. Nhưng phổ biến nhất đó là “Thư viện”.

Thư viện trường………. cũng vậy. Đó là một trong những nơi lưu trữ, bảo quản và giữ gìn sách, báo, tài liệu phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh.

Thư viện nhà trường có 8814 cuốn sách và 1879 đầu sách. Sách ở đây chủ yếu là của các nhà xuất bản: Giáo dục, ........, Thanh niên,… Bên cạnh đó thư viện còn có máy tính, thiết bị nghe nhìn phục vụ cho việc đọc và khai thác thông tin của bạn đọc.

Vừa rồi tôi đã trình bày với các thầy, cô giáo và các em học sinh về sự ra đời “Ngày sách Việt Nam” và giới thiệu về thư viện trường ……….. Phần tiếp theo tôi xin trình bày với các thầy, cô giáo và các em học sinh về “Văn hóa đọc”.

Văn hóa đọc là một khái niệm có 2 nghĩa: một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp. Nghĩa rộng: Văn hóa đọc là ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của các cơ quan quản lý và cơ quan quản lý Nhà nước, ứng xử đọc của cộng đồng xã hội và ứng xử đọc của các nhân trong xã hội. Con nghĩa hẹp, văn hóa đọc là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân.

Ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của các cơ quan quản lý và cơ quan quản lý Nhà nước là chính sách, đường lối và ứng xử hàng ngày nhằm phát triển nền văn hóa. Các hoạt động này đều nhằm tạo ra hành lang pháp lý phát triển tài liệu đọc có giá trị và lành mạnh đến với những người đọc khác nhau và sự thuận tiện của tài liệu đọc (thông qua các cửa hàng sách và các loại hình thư viện, phòng đọc sách). Nghĩa là người đọc không phân biệt giàu nghèo, tuổi tác, nơi cư trú, giới tính, nghề nghiệp… đều dễ dàng tiếp cận đến những tài liệu đọc có giá trị mà bạn đọc mong muốn, để họ có cơ hội cải thiện chính cuộc sống của họ. Đó chính là đường lối phát triển nền công nghiệp sách (từ người viết, người làm sách tới quá trình hình thành sách tới tay người đọc) có chất lượng cao, giá cả hợp lý và phân phối trên toàn quốc.

Ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của cộng đồng xã hội là sự phát triển các hội nghề nghiệp liên quan tới việc đọc như hội tác gia, hội nhà báo, hội nhà xuất bản, hội Thư viện… Ứng xử đọc là truyền thống văn hóa tôn vinh người viết sách, người đọc và người truyền thụ kiến thức, kể cả giáo dục kỹ năng đọc và hướng dẫn đọc.

Ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân trong xã hội là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng của mỗi người. Trước hết, cần tạo ra và phát triển thói quen đọc sách suốt cuộc đời cho mỗi người, xây dựng thói quen đọc phải bắt đầu từ tuổi ấu thơ và trong suốt cuộc đời. Đó là quá trình học tập và rèn luyện các kỹ năng đọc. Trong quá trình học tập mỗi cá nhân phát hiện ra sở thích đọc của chính họ để phát huy sở trường của mình.

Thói quen và kỹ năng đọc mang tính chất đồng loạt còn sở thích đọc lại phụ thuộc hoàn toàn vào cá nhân cụ thể. VD: Có người thích đọc thơ, có người thích tiểu thuyết, hay truyện ngắn, có người thích nghiên cứu sách… Yếu tố này tạo ra sự đa dạng, phong phú nhiều màu sắc cho nền văn hóa đọc trong xã hội.

Văn hóa đọc của từng cá nhân phải đảm bảo có đủ cả 3 yếu tố trên. Nếu một người có thói quen đọc nhưng thiếu kỹ năng đọc hiệu quả sẽ không cao, thậm chí không có hiệu quả chỉ mất thời gian vô ích. Nếu nắm vững kỹ năng đọc nhưng không tạo ra thói quen đọc cũng chẳng thu lượm kiến thức là bao nhiêu.

Như vậy, ở nghĩa rộng văn hóa đọc nói chung hay nói nền văn hóa đọc của mỗi quốc gia nói riêng phải bao gồm đủ 3 thành phần: Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của các cơ quan quản lý và cơ quan Nhà nước; ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của cộng đồng xã hội; ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi thành viên trong xã hội.

Nếu ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của các nhà quản lý và cơ quan quản lý Nhà nước là lành mạnh có nghĩa là tạo điều kiện thuận lợi, môi trường thân thiện cho mỗi người dân dễ dàng tiếp cận sách, báo có chất lượng cao nhưng thiếu ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của cộng động xã hội và mọi người dân thì cũng không thể tạo ra một nền văn hóa đọc phát triển. Ngược lại, ứng xử đọc, giá trị đọc và chuẩn mực đọc của cộng đồng xã hội và của cá nhân trong xã hội là lành mạnh nhưng ứng xử, giá trị và chuẩn mực của các nhà quản lý và cơ quan quản lý Nhà nước không lành thì cũng không thể có một nền văn hóa đọc phát triển. Thậm chí còn có nguy cơ làm suy thoái ứng xử, giá trị và chuẩn đọc lành mạnh của các thành viên trong xã hội và cộng đồng xã hội.

Còn nghĩa hẹp, văn hóa đọc là ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc của mỗi cá nhân. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực này gồm 3 thành phần: Thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc. Ứng xử, giá trị và chuẩn mực đọc lành mạnh của mỗi cá nhân trong xã hội là thói quen đọc, sở thích đọc và kỹ năng đọc lành mạnh của họ. Đó chính là nền tảng của một xã hội học tập, việc học suốt đời, là yêu cầu cũng là thách thức của xã hội hiện đại.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 6 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư