Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Em hãy làm rõ ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống vô tính trong trồng trọt

·        Câu 6 :Em hãy làm rõ ưu, nhược điểm của phương pháp nhân giống vô tính trong trồng trọt.

2 trả lời
Hỏi chi tiết
63
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Ưu điểm của phương pháp nhân giống vô tính trong trồng trọt:
1. Giúp tạo ra cây trồng có đặc tính đồng đều, không biến đổi gen.
2. Tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
3. Giảm thời gian và chi phí so với nhân giống hạt giống.

Nhược điểm của phương pháp nhân giống vô tính trong trồng trọt:
1. Dễ gây ra sự đồng đều gen trong cây trồng, dẫn đến tăng cường sự dễ bị tấn công bởi dịch bệnh hoặc sâu bệnh.
2. Mất đi sự đa dạng gen trong cây trồng, gây ra sự yếu đuối trong việc chống chọi với biến đổi môi trường.
3. Có thể dẫn đến sự suy giảm về chất lượng gen của cây trồng sau một thời gian dài sử dụng phương pháp nhân giống vô tính.
2
0
Trình Bình Nguyên
10/03 14:53:32
+5đ tặng

a. Sinh sản vô tính

- Ưu điểm:

+ Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.

+ Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.

+ Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền nên giữ được năng suất và phẩm chất ổn định.

+ Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.

+ Cho phép tăng hiệu suất sinh sản vì không phải tiêu tốn năng lượng cho việc tạo giao tử và thụ tinh.

- Nhược điểm:

+ Tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền vì vậy khi điều kiện sống thay đổi, có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
1
Ngọc
10/03 14:56:32
+4đ tặng

*Giâm cành:

Ưu điểm:

-Giữ đc những đặc tính, tính trạng của cây giống mẹ.

- Cây trồng từ giâm cành sớm ra hoa, kết quả.

- Hệ số nhân giống cao, thời gian cho cây giống nhanh.

Nhược điểm:

-Nếu sản xuất với quy mô lớn đòi hỏi phải có đầy đủ trang thiết bị và kĩ thuật cao.

- Khó thực hiện đối với một số giống cây khó ra rễ.

- Dễ dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống.

* Ghép cành:

Ưu điểm:

-Cây ghép sinh trưởng và phát triển tốt nhờ sự phát triển, hoạt động tốt của bộ rễ gốc ghép và khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai của cây gốc ghép.

-Cây ghép giữ được các đặc tính của giống muốn nhân.

-Hệ số nhân giống cao, trong thời gian ngắn có thể sản xuất được nhiều cây giống chất lượng cao.

-Giống làm gốc ghép sớm cho ra hoa kết quả vì mắt ghép chỉ tiếp tục giai đoạn phát dục của cây mẹ

-Tăng cường khả năng chống chịu của cây với điều kiện bất lợi như: chịu hạn, chịu úng, chịu rét và sâu bệnh.

-Thông qua gốc ghép có thể điều tiết được sự sinh trưởng của cây ghép.

-Có khả năng phục hồi sinh trưởng của cây, duy trì giống quý thông qua các phương pháp ghép như: ghép nối cầu hay ghép tiếp rễ

-Điều tiết sinh trưởng cây ghép cho cao hay lùn đi

-Có khả năng hồi phục sinh trưởng cây, duy trì giống cây quý.

-Ngoài ra nghề làm vườn ươm sản xuất cây ghép cũng mang lại thu nhập cao .

Nhược điểm:

-Bộ rễ cây khá nông, dễ bị đổ, kém chịu hạn.

-Các bệnh trên cây mẹ, nhất là do virus có thể lây qua cây con qua nhiều thế hệ.

-Cây nhanh cổi, chu kì khai thác ngắn.

-Lấy mắt ghép liên tục nhiều đời của một giống để ghép có thể dẫn đến hiện tượng thoái hóa giống.

-Đòi hỏi phải có chuyên môn, tay nghề thành thạo, phải có các dụng cụ chuyên dùng như: dao ghép cành, kéo cắt cành, băng keo ghép cây,....

*Chiết cành:

Ưu điểm:

-Cây trồng bằng cành chiết sớm ra hoa, kết quả.

- Giữ được đặc tính, tính trạng tốt của cây mẹ.

- Cây trồng bằng cành chiết phân tán thấp, tán cây cân đối, gọn, thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch.

- Sớm có cây giống để trồng.

Nhược điểm:

- Một số cây giống ăn quả sử dụng phương pháp chiết cành đạt hiệu quả thấp do tỉ lệ ra rễ thấp.

- Tuổi thọ không cao vì cây không có rễ cọc ăn sâu.

- Cây chiết qua nhiều thế hệ hay bị nhiễm vi rút.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Sinh học Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo