LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

So sánh về quan niệm sống cống hiến trong 2 bài mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải và bài thơ khoảng trời và hố bom của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ

so sánh về quan niệm sống cống hiến trong 2 bài mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải và bài thơ khoảng trời và hố bom của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ
2 trả lời
Hỏi chi tiết
93
0
0
+5đ tặng

Trong kho tàng văn học Việt Nam, có rất nhiều tác phẩm thơ ca, truyện,… thể hiện những mong muốn, nguyện ước của tác giả dành cho cuộc đời, cho đất nước. Tiêu biểu trong số đó có thể kể tới hai bài thơ rất hay là Mùa xuân nho nhỏ của nhà thơ Thanh Hải và Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương. Thông qua khổ bốn của bài thơ Viếng lăng Bác cũng như hai khổ thơ bốn và năm của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, hai nhà thơ đã thể hiện những mong ước, khát vọng của mình một cách hết sức độc đáo và sâu sắc.

Hai bài thơ Mùa xuân nho nhỏ và Viếng lăng Bác đều được sáng tác ở hai thời điểm rất đặc biệt. Nếu bài thơ Viếng lăng Bác được nhà thơ Viễn Phương viết khi ông lần đầu từ miền Nam xa xôi tới thăm lăng Bác Hồ ngay sau khi lăng được khánh thành vào tháng 4 năm 1976 thì bài thơ Mùa xuân nho nhỏ lại được nhà thơ Thanh Hải sáng tác vào tháng 11 năm 1980, trước khi ông qua đời không lâu. Vậy nên khi đọc hai bài thơ, chúng ta có thể cảm nhận được những suy tư, những cảm nhận rất chân thành, tha thiết của hai tác giả, đồng thời, ta cũng thấy được những nguyện ước vô cùng đẹp đẽ của cả hai thi nhân.

Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được nhà thơ Thanh Hải sáng tác ngay trên giường bệnh của mình vào mùa đông năm 1980. Thế nhưng với người thi nhân, đó đã là thời điểm mà mùa xuân rục rịch chuyển mình, bước vào cuộc sống của ông. Vậy nên những vần thơ của ông là sắc xuân ngập tràn trên đất trời xứ Huế và nổi bật trên nền cảnh đó là hình ảnh của những con người lao động, những chiến sĩ đang cống hiến hết mình cho Tổ quốc thân yêu. Trong từng vần thơ, ta thấy được một tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu đất nước vô cùng tha thiết của Thanh Hải, và tới những vần thơ cuối, ông đã nói lên khát vọng nhỏ bé mà chân thành của mình:

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”

Mùa xuân đã về mang theo nguồn nhựa sống tràn trề, Thanh Hải khi ấy đang nằm trên giường bệnh nhưng ông khao khát vô cùng được sống, được hòa nhập, được hoá thành một phần của mùa xuân kia, dù đó chỉ là một chú chim nhỏ, một “cành hoa” xinh hay một “nốt trầm” trong bản hoà ca của cuộc đời. Những khát vọng ấy, ước mong ấy thật nhỏ nhoi biết bao nhưng cũng thực tha thiết, đẹp đẽ. Qua đó, ta cảm nhận được niềm khao khát được cống hiến, khao khát được hòa nhập đến cháy bỏng của nhà thơ. Đặc biệt là điệp từ “làm” được lặp lại liên tiếp ở khổ thơ thứ tư như khẳng định nỗi khát khao đến cháy bỏng của ông. Nếu như ở khổ 1, Thanh Hải chỉ sử dụng từ “tôi” để chỉ cá nhân mình thì ở khổ thơ này, ông sử dụng liên tiếp ba lần điệp từ “ta” để chỉ chung mọi người, là cái chung cho muôn người trên đất nước Việt Nam. Tất cả đều mong muốn được hiến dâng sức lực của mình cho mùa xuân của dân tộc. Còn đối với Thanh Hải, nhà thơ muốn một lần nữa trở thành “một mùa xuân nho nhỏ” để cống hiến cho đời, cho sự nghiệp của đất nước. Chỉ cần “lặng lẽ dâng cho đời” chứ chẳng cần phô trương, cũng chẳng cần hào nhoáng, bất kể là lúc nào, khi còn trẻ “hai mươi” hay khi đã về già “tóc bạc”. Điệp từ “dù là” lặp lại hai lần như để nhấn mạnh khát vọng mãnh liệt của nhà thơ. Chỉ với hai khổ thơ ngắn, nhưng nó đã gửi gắm biết bao tình yêu cuộc đời, yêu đất nước cùng ước nguyện chân thành mà cháy bỏng của nhà thơ, nguyện hiến dâng cho đời những thanh âm trong trẻo nhất. Và nhà thơ dù đang trên giường bệnh nhưng chưa bao giờ ông thôi khao khát được cống hiến cho sự nghiệp của nước nhà.

Đến với bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương, ta lại bắt gặp một tình yêu khác, đó là tình yêu, niềm kính trọng với vị lãnh tụ vô cùng kính yêu của dân tộc Việt Nam – Bác Hồ. Bài thơ được viết năm 1976, khi nhà thơ lần đầu từ miền Nam ra thăm lăng Bác khi lăng Bác vừa mới được khánh thành. Trong ngày vui, hạnh phúc đó, nhà thơ đã hòa mình cùng dòng người vào lăng thăm viếng Bác. Và ông đã viết lên những cảm xúc vô cùng chân thành của mình, thể hiện sự thành kính, niềm xúc động vô vàn của mình cũng như mọi người đối với Bác. Cuối bài thơ, khi phải rời xa Người để trở về phương Nam, Viễn Phương đã vô cùng nghẹn ngào, lưu luyến vậy nên ông ước nguyện rằng:

“Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này”

Chỉ ngày mai thôi, Viễn Phương đã phải trở về miền Nam, rời xa vị Cha già của dân tộc, trong khoảnh khắc xúc động ấy, ông đã ước mình được trở thành chú“chim” nhỏ, thành “ đoá hoa” thơm, thành “cây tre”, dù là nhỏ bé thôi nhưng ngày ngày sẽ được bầu bạn, được gần cạnh Người cha già của dân tộc. Ước nguyện tuy bé nhỏ nhưng thật cháy bỏng, thật chân thành, điều đó được thể hiện qua điệp ngữ “muốn làm” lặp lại ba lần trong khổ thơ cuối. Nhịp thơ chậm rãi như muốn kéo dài giây phút chia xa Bác của nhà thơ. Nhà thơ muốn trở thành chú chim nhỏ hót lên những tiếng ca vui tươi, muốn trở thành một bông hoa nhỏ “tỏa hương” ngát thơm cho Người. Và hình ảnh cuối cùng xuất hiện trong ước vọng của nhà thơ là “cây tre trung hiếu”. Cây tre – loài cây tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, trung dũng, kiên cường, bất khuất, không bao giờ chịu khuất phục trước mọi kẻ thù. Và nhà thơ muốn mình được trở thành một “cây tre” nhỏ ở quanh lăng Bác để “trung hiếu” với Bác cũng là để Bác soi sáng, dẫn đường và đưa lối cho mình.  Ước nguyện đó cũng là sự khẳng định sự tin tưởng, sự trung thành của nhà thơ, của mỗi người dân Việt Nam đối với Bác, với chân lý mà Bác đã mang về cho dân tộc ta.

Đọc xong những vần thơ thể hiện ước nguyện của hai nhà thơ Thanh Hải và Viễn Phương, ta chợt thấy rằng ước nguyện của họ thật đẹp. Đó đều là những ước nguyện chân thành, giản dị, mong muốn được cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước Việt Nam, dù chỉ là những điều thật nhỏ bé, thật khiêm nhường. Hai thi nhân cũng khéo léo sử dụng những hình ảnh rất đẹp của thiên nhiên như “hoa”, như “chim”, như “mùa xuân”, … để thể hiện niềm ước vọng của mình, làm nên những vần thơ thật đặc biệt, thật xúc động.

Thế nhưng, vì được sáng tác trong hai hoàn cảnh và cảm hứng khác biệt, vậy nên mỗi ước nguyện của hai thi nhân lại mang những nét riêng biệt, không thể pha lẫn. Với Thanh Hải, ông chọn đề tài về thiên nhiên, đất nước bởi bài thơ được ra đời khi đất nước ta đang bước vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Điều đó đã khơi gợi niềm cảm hứng để ông viết lên bài thơ này, cũng là niềm cảm hứng để ông thể hiện khát vọng của mình là được hòa nhập, được cống hiến cuộc đời riêng của mình cho cuộc đời chung của đất nước, non sông.

Còn với nhà thơ Viễn Phương, niềm cảm hứng của nhà thơ đến với ông khi ông lần đầu từ miền Nam xa xôi tới thăm lăng Bác vào năm 1976. Chính vì vậy, bài thơ Viếng lăng Bác của ông ông viết về Bác Hồ, về vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta để thể hiện những cảm xúc chân thành, thiêng liêng đối với Người. Chính vì được viết trong thời điểm khác nhau, đề tài khác nhau nên khát vọng của Viễn Phương cũng không giống Thanh Hải, ông khát khao được ở lại, được hòa nhập với thiên nhiên quanh lăng Bác Hồ để được mãi mãi ở gần bên cạnh Bác.

Tuy mỗi đoạn thơ đều có những nét tương đồng và riêng biệt, thế nhưng chúng đều khiến cho người đọc chúng ta vô cùng xúc động trước những nguyện ước chân thành của cả hai nhà thơ. Mượn những hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ, Viễn Phương và Thanh Hải đã giúp chúng ta thấu hiểu được những khát vọng của những thi nhân chân chính, của những con người khát khao được hoà mình vào cuộc đời chung, cống hiến cho cuộc sống tươi đẹp này.

Có thể nói rằng, tuy hai ước nguyện là khác nhau, thế nhưng ước nguyện của Thanh Hải trong Mùa xuân nho nhỏ hay của Viễn Phương trong Viếng lăng Bác đều chung hướng đến khát vọng là được cống hiến, được dâng tặng cuộc đời riêng của mình cho non sông, cho Tổ quốc. Những điều đó thật đáng trân trọng và đó cũng là tấm gương để thế hệ chúng ta học tập, noi theo mà cố gắng hết mình để dựng xây quê hương, đất nước ngày thêm tươi đẹp.

------------------HẾT-----------------

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
+4đ tặng

- Khổ 4,5 của bài Mùa xuân nho nhỏ: màu xuân gợi cho con người niềm tha thiết và hi vọng, dù ở cái tuổi gần đất xa trời và những ngày trên giường bệnh nhưng Thanh Hải vẫn bộc bạch tâm niệm của mình:

Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến

- Điệp ngữ “ta làm” cộng với nhịp thơ dồn dập diễn tả khát vọng thôi thúc mãnh liệt trong lòng nhà thơ. Đó là khát vọng góp một phần nhỏ bé của mình để tô điểm cho mùa xuân quê hương.
Ước nguyện làm con chim để mang tiếng hát cho đời thêm rộn ràng, một cành hoa để khoe sắc trước ánh mặt trời tô điểm cho vẻ đẹp của cuộc sống, một nốt trầm góp nên bản hòa ca xao xuyến. Những nguyện ước ấy không cao xa, không ồn ào chứng tỏ nhà thơ rất khiêm tốn và mong muốn được cống hiến lặng thầm đời mình. Tiếng chim ấy, cành hòa ấy, khúc ca ấy đều là tấm lòng của nhà thơ để mừng cho ngày xuân thống nhất của quê hương, mừng cho xứ Huế thanh bình, mỗi ngày càng phát triển.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

- Thái độ sống tích cực, lạc quan của một nhà thơ đã nhiều đóng góp cho nền thơ ca Việt Nam và cho cả cuộc kháng chiến vẫn cho sự cống hiến của mình là lặng lẽ. Dẫu qua cái tuổi xuân của cuộc đời vẫn muốn cống hiến sức lực của mình.

- Điệp ngữ “dù là” là lời nhắc nhở bản thân luôn cố gắng để đối đầu với tuổi già, bệnh tật. Theo nhà thơ, không chỉ tuổi trẻ mới có nghĩa vụ đóng góp cho xã hội mà đó là nghĩa vụ của tất cả mọi người.

- Hình ảnh thơ gần gũi, mộc mạc, giọng thơ nhẹ nhàng, ngọt ngào như tiếng lòng thủ thỉ của chính nhà thơ. Ước nguyện đó là ước nguyện cao đẹp không cho riêng mình mà dành riêng cho cuộc đời.

Khổ thơ cuối Viếng lăng Bác

Mai về miền Nam, thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng
Muốn làm bông hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.

- Mặc dù đang đứng trước hình hài người lãnh tụ nhưng Viễn Phương đã lo sợ khi mai phải lìa xa nơi này. Nỗi thôi thúc trong lòng thành kính và tình cảm vô bờ đối với người lãnh tụ đã khiến nhà thơ bật lên thành tiếng khóc “thương trào nước mắt” ý thơ mộc mạc mà chân thành.

- Điệp ngữ “muốn làm” nhấn mạnh khát vọng được hóa thân để ở bên cạnh Người. Viễn phương muốn làm con chim để hót chào bình minh thức dậy trước lăng và mang tiếng hát say sưa cho Bác ngủ yên bình, muốn làm đóa hoa trước lăng khoe sắc, muốn làm cây tre canh giữ sự thiêng liêng. Hình ảnh cây tre Việt Nam được lặp lại phần đầu thêm vào phẩm chất trung hiếu để hoàn thiện tính cách của người Việt Nam: kiên cường, bất khuất, trung hiếu.

- Viễn Phương sử dụng ngôn ngữ giản dị nhưng giàu sức gợi cảm, tinh tế và khéo léo trong chọn lựa hình ảnh để bày tỏ tấm lòng thành kín của đứa con miền Nam khi đứng trước lăng Bác. Bài thơ truyền cho người đọc tình yêu mến vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân và thái độ sống ơn nghĩa, trung hiếu đối với đất nước.

* So sánh:

- Điểm giống nhau:

  • Cả hai đoạn thơ đều thể hiện ước nguyện chân thành, tha thiết được hoà nhập, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước, nhân dân… Ước nguyện khiêm nhường, bình dị muốn được góp phần dù nhỏ bé vào cuộc đời chung.
  • Các nhà thơ đều dùng những hình ảnh đẹp của thiên nhiên là biểu tượng thể hiện ước nguyện của mình.

- Khác nhau:

  • Thanh Hải viết về đề tài thiên nhiên đất nước và khát vọng hòa nhập dâng hiến cho cuộc đời.
  • Viễn Phương viết về đề tài lãnh tụ, thể hiện niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng tha thiết thành kính khi tác giả từ miền Nam vừa được giải phóng ra viếng Bác Hồ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư