Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Nhận thấy hiện tượng cạn kiệt tài nguyên và thảm họa thiên tai ngày càng gia tăng, Chính phủ Việt Nam đã áp dụng một loạt các biện pháp và chính sách nhằm ứng phó với thách thức của biến đổi khí hậu và môi trường. Ngoài Nghị quyết 24/NQ/TW năm 2013 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, chúng ta còn có Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh cùng với việc ban hành Luật Môi trường vào năm 2020.
Trong Hội nghị COP26 năm 2021, Việt Nam đã cam kết đưa mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050. Điều này bao gồm việc loại bỏ hoàn toàn điện than vào năm 2040, chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030 và giảm 30% phát thải khí metan toàn cầu so với mức năm 2020.
Biến đổi khí hậu là một thách thức lớn đối với doanh nghiệp, nhưng cũng mang đến cơ hội để thúc đẩy sự đổi mới và bảo vệ môi trường. Một số biện pháp mà doanh nghiệp có thể thực hiện để ứng phó với biến đổi khí hậu:
Đánh giá tác độngXác định và đánh giá tác động của hoạt động kinh doanh lên biến đổi khí hậu. Bao gồm đo lường khí thải carbon gây ra bởi các hoạt động của doanh nghiệp. Xác định và đánh giá mức độ tiêu thụ năng lượng như sử dụng năng lượng trong quá trình sản xuất, vận hành hệ thống và các hoạt động hàng ngày. Tác động tiềm năng lên môi trường, bao gồm sự ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, nước và không khí,...
Đặt mục tiêu giảm khí thảiDựa trên đánh giá hiện trạng, doanh nghiệp cần thiết lập mục tiêu giảm lượng khí thải. Mục tiêu này cần phù hợp với mục tiêu chung của quốc gia và quốc tế về biến đổi khí hậu. Sau đó xây dựng kế hoạch hành động chi tiết để đạt được mục tiêu giảm khí thải đã đề ra.
Để đạt được mục tiêu giảm khí thải, doanh nghiệp có thể áp dụng các biện pháp như tối ưu hóa quy trình và công nghệ sản xuất, sử dụng năng lượng tiết kiệm và nguồn năng lượng tái tạo, tăng cường hiệu suất năng lượng, quản lý chất thải một cách khoa học. Đồng thời, việc tăng cường ý thức và đào tạo nhân viên về quản lý môi trường và các biện pháp giảm khí thải cũng là yếu tố quan trọng.
Quản lý chuỗi cung ứngDoanh nghiệp cần tìm hiểu và lựa chọn các nhà cung cấp có cam kết và thực hiện các biện pháp bền vững về môi trường. Chẳng hạn như ưu tiên các nhà cung cấp có tiêu chuẩn quản lý môi trường, sử dụng nguồn năng lượng tái tạo và giảm thiểu lượng chất thải.
Việc tối ưu hóa quá trình vận chuyển và lưu trữ cũng là một phần quan trọng trong quản lý chuỗi cung ứng. Doanh nghiệp có thể tìm cách giảm thiểu khoảng cách vận chuyển, tối ưu hóa tải trọng và sử dụng các phương tiện giao thông thân thiện với môi trường. Đồng thời, tối thiểu hóa lượng hàng tồn kho và sử dụng các biện pháp lưu trữ hiệu quả cũng giúp giảm thiểu lượng chất thải và tiêu thụ năng lượng.
Doanh nghiệp nên thúc đẩy ý thức về môi trường và biến đổi khí hậu trong toàn bộ chuỗi cung ứng, khuyến khích các đối tác thực hiện các biện pháp bền vững và chia sẻ thông tin về các thành tựu, thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu.
Tăng cường hiệu suất năng lượngĐầu tư vào công nghệ và thiết bị tiết kiệm năng lượng để giảm tiêu thụ năng lượng trong quá trình sản xuất và vận hành. Cụ thể:
Thực hiện kiểm toán năng lượng: Đây là bước đầu tiên để xác định các khu vực và thiết bị tiêu thụ năng lượng nhiều nhất trong doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể đưa ra các giải pháp phù hợp để tiết kiệm năng lượng.
Đầu tư vào các thiết bị tiết kiệm năng lượng: Sử dụng các thiết bị tiết kiệm năng lượng như bóng đèn LED, máy móc công nghiệp hiệu quả cao có thể giúp doanh nghiệp giảm thiểu đáng kể lượng năng lượng tiêu thụ.
Thay đổi thói quen sử dụng năng lượng: Nâng cao ý thức của cán bộ, nhân viên về tiết kiệm năng lượng thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục. Khuyến khích tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, sử dụng phương tiện di chuyển tiết kiệm nhiên liệu.
Chuyển đổi sang sử dụng năng lượng tái tạo: Lắp đặt hệ thống năng lượng mặt trời, năng lượng gió,... để giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và giảm phát thải khí nhà kính.
Áp dụng các hệ thống quản lý năng lượng: ISO 50001 là một tiêu chuẩn quốc tế về quản lý năng lượng, giúp doanh nghiệp xây dựng và triển khai một hệ thống quản lý năng lượng hiệu quả.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |