Câu 1. Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra trong khoảng thời gian nào?
A. Nửa đầu thế kỉ XIX. B. Nửa sau thế kỉ XIX.
C. Nửa đầu thế kỉ XX. D. những năm 40 của thế kỉ XX.
Câu 2. Thành tựu nào sau đây của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba có ý nghĩa nâng cao sức mạnh trí óc cũng như công nghệ?
A. Phương pháp sinh sản vô tính. B. Trí tuệ nhân tạo.
C. “Bản đồ gen người”. D. Máy tính điện tử.
Câu 3. Một trong những thành tựu quan trọng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là sự xuất hiện của
A. động cơ điện. B. máy tính. C. máy hơi nước. D. ô tô.
Câu 4. Quốc gia nào sau đây mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?
A. Liên Xô. B. Mĩ. C. Anh. D. Trung Quốc.
Câu 5. Quốc gia đầu tiên đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng là
A. Anh. B. Pháp. C. Đức. D. Mĩ.
Câu 6. Sự ra đời của tự động hóa và công nghệ rô-bốt không đem lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Thay thế hoàn toàn sức lao động của con người. B. Giải phóng sức lao động của con người.
C. Góp phần nâng cao năng suất lao động. D. Nâng cao chất lượng sản phẩm công nghiệp.
Câu 7. Sự xuất hiện của mạng internet đem lại ý nghĩa nào sau đây?
A. Giúp việc di chuyển giữa các quốc gia trở nên dễ dàng.
B. Giúp việc kết nối, chia sẻ thông tin trở nên dễ dàng, hiệu quả.
C. Đảm bảo sự an toàn tuyệt đối trong việc lưu trữ thông tin.
D. Xóa bỏ khoảng cách phát triển giữa các quốc gia trên thế giới.
Câu 8. Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của việc sử dụng internet vạn vật?
A. Mang lại hiệu quả, tiết kiệm chi phí. B. Mang lại sự tiện nghi cho con người.
C. Mở ra thời kì tự động hóa trong sản xuất. D. Góp phần hoàn thiện dữ liệu lớn (Big Data).
Câu 9. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đối với sự phát triển kinh tế?
A. Góp phần mở rộng và đa dạng hóa các hình thức sản xuất và quản lí.
B. Giúp tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian, nâng cao chất lượng sản phẩm.
C. Thúc đẩy quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.
D. Đưa loài người chuyển sang nền văn minh nông nghiệp.
Câu 10. Nội dung nào sau đây là một trong những tác động tích cực của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đối với xã hội?
A. Khiến con người lệ thuộc vào các thiết bị thông minh.
B. Nới rộng khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội.
C. Góp phần giải phóng sức lao động của con người.
D. Khiến người lao động đối diện với nguy cơ mất việc làm.
Câu 11. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đem lại tác động tiêu cực nào sau đây đối với xã hội?
A. Đưa đến sự phân hóa trong lực lượng lao động trên mọi lĩnh vực.
B. Giúp con người có thể làm nhiều loại công việc bằng hình thức từ xa.
C. Khiến nhiều người lao động đối diện với nguy cơ mất việc làm.
D. Làm gia tăng sự xung đột giữa văn hóa truyền thống và hiện đại.
Câu 12. Các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đem lại tác động tiêu cực nào sau đây về văn hóa?
A. Xuất hiện nguy cơ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
B. Khiến quá trình giao lưu văn hóa trở nên dễ dàng.
C. Giúp việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin trở nên thuận tiện.
D. Giúp con người làm nhiều công việc bằng hình thức từ xa.
Câu 13: Những thành tựu cơ bản của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là gì?
A. Máy tính, rô-bốt, internet, vệ tinh nhân tạo. B. Máy bay, máy tính, internet, vệ tinh nhân tạo.
C. Máy tính, rô-bốt, internet, trí tuệ nhân tạo. D. Dự liệu lớn, rô-bốt, internet, vệ tinh nhân tạo.
Câu 16: Trong các phát minh sau, phát minh nào không phải là thành tựu tiêu biểu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư?
A. Trí tuệ nhân tạo. B. Dữ liệu lớn. C. Internet. D. Điện toán đám mây.
Câu 17: Hãy xác định câu sai về nội dung lịch sử trong các câu sau đây.
A. Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại giúp việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin trở nên nhanh chóng và thuận tiện.
B. Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại phát sinh các vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, tính chính xác của các thông tin được chia sẻ.
C. Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại thúc đẩy quá trình xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.
D. Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại làm gia tăng nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.
Câu 18. Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba?
A. Mạng Internet. B. Động cơ điện. C. Máy tính điện tử. D. World Wide Web.
Câu 19:Cách mạng công nghiệp lần thứ tư gắn liền với những lĩnh vực nào?
A.Động cơ đốt trong, chinh phục vũ trụ.
C.Trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây…
B.Máy tính, internet, rô bốt
D. Điện thoại, máy vô tuyến điện, động cơ đốt trong.
Câu 24: Nguồn gốc chính của những tiến bộ kĩ thuật và công nghệ trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba là
A. khoa học. B. liên kết khu vực. C. xu thế toàn cầu. D. giáo dục.
Câu 26. Những yếu tố cốt lõi của kĩ thuật số trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì?
A.Internet kết nối vạn vật (loT), công nghệ sinh học, công nghệ liên ngành, đa ngành.
B.Trí tuệ nhàn tạo (Al), Internet kết nối vạn vật (loT), Dữ liệu lớn (Big Data),
C. Tri tuệ nhân tạo (Al), Internet kết nối vạn vật ỢoT), công nghệ sinh học.
D. Kĩ thuật số; công nghệ sinh học, công nghệ hên ngành, đa ngành.
Câu 28: Thành tựu nào trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba tham gia tích cực vào việc giải quyết vấn đề lương thực cho con người?
A. Máy tự động và hệ thống máy tự động. B. Cách mạng xanh và công nghệ sinh học.
C. Năng lượng mới và vật liệu mới. D. Giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
Câu 29: Hạn chế cơ bản nhất của các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại là
A. việc đổi mới về cơ cấu dân cư và chất lượng nguồn nhân lực.
B. sự phân công lao động và chuyên môn hoá ngày càng sâu sắc.
C. làm thay đổi lối sống và phương thức làm việc của con người.
D. ô nhiễm môi trường, tai nạn lao động, dịch bệnh, vũ khí huỷ diệt.
Câu 30: Một trong những hệ quả của các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại là
A. hình thành và phát triển xu thế toàn cầu hoá.
B. quá trình cướp bóc thuộc địa, ô nhiễm môi trường.
C. tạo ra những tiền đề cho cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D. chủ nghĩa tư bản độc quyền thay thế tự do cạnh tranh.
Câu 31: Thành tựu nổi bật của các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại là các ngành nào?
A. Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới.
B. Toán học, vật lí học, hoá học, sinh học.
C. Điện tử, viễn thông, giao thông vận tải.
D. Công nghệ vũ trụ, năng lượng nguyên tử, năng lượng hạt nhân.
Câu 32: Một trong những ý nghĩa của các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại là
A. máy móc dần dần thay thế sức lao động của con người.
B. khởi đầu quá trình công nghiệp hoá.
C. đưa nhân loại sang nền văn minh thông tin.
D. chuyên nên sản xuất thủ công sang cơ khí hoá.
Bài tập 3: Hãy xác định câu đúng hoặc sai về nội dung lịch sử trong các câu sau đây.
A. Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại giúp việc tìm kiếm, chia sẻ thông tin trở nên nhanh chóng và thuận tiện.(Đ)
B. Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại phát sinh các vấn đề bảo mật thông tin cá nhân, tính chính xác của các thông tin được chia sẻ.(Đ)
C. Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại thúc đẩy quá trình xâm chiếm và tranh giành thuộc địa.(S)
D. Cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại làm gia tăng nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc.(Đ)
Bài tập 4( Bài 3 – SBT) Ghép nối hình ảnh với ô chữ cho đúng.
* Phần 3.1 Ghép
BT 3: Ghép các hình ảnh ở bên trái với ô chữ ở bên phải sao cho phù hợp về nội dung lịch sử:
Trả lời: 1 - …………………………………………………………………………………..
2 - ……………………………………………………………………………………
ĐÔNG NAM Á CỔ TRUNG ĐẠI
Câu 1. Quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á không tiếp giáp biển?
A. Cam-pu-chia. B. Thái Lan. C. Mi-an-ma. D. Lào.
Câu 2. Trước khi tiếp xúc với văn minh Ấn Độ và Trung Hoa, nền văn minh bản địa được hình thành ở khu vực Đông Nam Á là
A. văn minh nông nghiệp lúa nước. B. văn minh thương nghiệp đường biển.
C. văn minh thương nghiệp đường bộ. D. văn minh thủ công nghiệp đúc đồng
Câu 3. Sông Mê Công chảy qua những quốc gia nào ở Đông Nam Á?
A.Lào, Thái Lan, Mianma, Campuchia, Việt Nam. B. Lào, Mianma, Campuchia, Việt Nam, In- đô-nê-xia.
C. Lào, Mianma, Campuchia, Việt Nam. D. Lào, Thái Lan, Mianma, Việt Nam.
Câu 4. Văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại chịu ảnh hưởng sâu sắc của những nền văn minh nào sau đây?
A. Văn minh Ai Cập và Lưỡng Hà. B. Văn minh Tây Âu và Ấn Độ.
C. Văn minh Ấn Độ và Trung Hoa. D. Văn minh Lưỡng Hà và A-rập.
Câu 5. Tôn giáo nào sau đây của Trung Quốc được du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc?
A. Bà-la-môn giáo. B. Nho giáo. C. Hồi giáo. D. Ki-tô giáo.
Câu 6: Nội dung nào sau đây phản ánh đúng vị trí địa lí của khu vực Đông Nam Á?
A.Nằm trên con đường hàng hải nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
B.Nằm trên con đường hàng hải nối liền Đại tây Dương và Ấn Đô Dương.
C.Là cầu nối giữa vùng Địa Trung Hải và lục địa châu Á
D. Là cầu nối giữa Đại Tây Dương và châu Đại Dương
Câu 7. Ăng-co Vát là công trình kiến trúc tiêu biểu của quốc gia nào?
A. Cam-pu-chia. B. Thái Lan. C. Mi-an-ma. D. Ma-lai-xi-a.
Câu 8. Tháp Thạt Luổng (Lào) là công trình kiến trúc chịu ảnh hưởng của tôn giáo nào?
A. Hin-đu giáo. B. Phật giáo. C. Nho giáo. D. Hồi giáo.
Câu 9: Từ khoảng đầu công nguyên, cư dân Đông Nam Á đã có sự tiếp xúc giao lưu với văn hóa Ấn Độ thông qua
A.việc trao đổi buôn bán của Ấn Độ với các nước Đông Nam Á.
B.các thương nhân và nhà truyền đạo.
C.việc tiếp nhận có chọn lọc nền văn hóa Ấn Độ.
D.việc truyền bá đạo Hin-đu của Ấn Độ với các nước Đông Nam Á.
Câu 10. Một trong những minh chứng cho sự phát triển đến đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình bản địa ở Đông Nam Á thời kì cổ đại là
A. khu đền tháp Mỹ Sơn (Việt Nam). B. trống đồng Đông Sơn (Việt Nam).
C. chùa Phật Ngọc (Thái Lan). D. Ăng-co Thom (Cam-pu-chia).
Câu 11: Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu dưới đây: “Khu đền Ăng-co Vát và Ăng-co Thom ở Cam-pu-chia, Thạt Luổng ở Lào, tháp Chàm ở Việt Nam vừa mang dáng dấp kiến trúc của ..............., vừa có nét độc đáo riêng của nền văn hoá dân tộc, là những di tích lịch sử - văn hoá nổi tiếng thế giới”.
A. Trung Quốc B. Thái Lan C. Ấn Độ D. In-đô-nê-xi-a
Câu 12. Kiến trúc nào sau đây được coi là biểu tượng văn hoá thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở các địa hình khác nhau của cư dân Đông Nam Á?
A. Nhà sàn. B. Nhà trên sông. C. Nhà trệt. D. Nhà mái bằng.
Câu 13: Phật giáo được du nhập vào khu vực Đông Nam Á từ
A. Ấn Độ. B. Trung Quốc. C. Ấn Độ và Trung Quốc. D. các nước A-rập.
Câu 14: Các loại chữ viết như: Chăm cổ, Khơ-me cổ, Mã Lai cổ,... được sáng tạo trên cơ sở học tập loại chữ viết nào?
A. Chữ Phạn, của người Ấn Độ. B. Chữ Hán của người Trung Quốc.
C. Chữ Nôm của người Việt. D. Chữ tượng hình của người Ai Cập.
Câu 15: Các công trình kiến trúc nổi tiếng ở khu vực Đông Nam Á có điểm gì nổi bật?
A. Đều là các công trình liên quan đến tôn giáo.
B. Là sản phẩm của các cộng đồng cư dân di cư từ Ấn Độ, Trung Quốc đến.
C. Đa số là các công trình Phật giáo. D. Đều được UNESCO ghi danh.
Câu 16. Quần thể kiến trúc đền Bô-rô-bu-đua là công trình kiến trúc và điêu khắc tiêu biểu của quốc gia nào?
A. Ma-lai-xi-a. B. Phi-líp-pin. C. Xin-ga-po. D. In-đô-nê-xi-a.
Câu 17. Ăng-co Vát là công trình kiến trúc tiêu biểu của quốc gia nào?
A. Cam-pu-chia. B. Thái Lan. C. Mi-an-ma. D. Ma-lai-xi-a.
A. Nền văn minh nông nghiệp. B. Nền văn minh nông nghiệp trồng lúa nước.
C. Nền văn minh sông nước. D. Nền văn minh thương mại biển.
Câu 18: Tổ chức xã hội cơ bản hình thành nên các nền văn minh ở Đông Nam Á là gì?
A. Làng bản. B. Đô thị cổ. C. Lãnh địa. D. Phường hội.
Câu 19. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng những cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời cổ - trung đại?
A. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc. B. Cơ sở về cư dân, tộc người và tổ chức xã hội.
C. Cơ sở về điều kiện tự nhiên. D. Ảnh hưởng của văn minh Hy Lạp - La Mã.
Bài tập 3:
Hãy xác định câu đúng hoặc sai về nội dung lịch sử trong các câu dưới đây.
A. Văn minh Đông Nam Á hình thành và phát triển qua ba giai đoạn: 1. Từ những thế kỷ trước và đầu Công nguyên đến thế kỉ VII; 2. Từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ XV; 3. Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX. Đ
B. Cư dân Đông Nam Á tiếp thu ảnh hưởng của văn minh Ấn Độ, văn minh Trung Hoa trong thời kỳ phát triển thịnh đạt của chế độ phong kiến. S
C. Văn minh phương Tây ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á từ sau các cuộc phát kiến địa lí thế kỉ XV - XVI, đặc biệt từ cuối thế kỉ XVIII khi chủ nghĩa tư bản phương Tây xâm nhập vào khu vực này. Đ
D. Trước khi tiếp thu ảnh hưởng từ bên ngoài, ở khu vực Đông Nam Á đã hình thành nền văn minh bản địa tương đối đặc sắc. Đ
E. Tất cả các tôn giáo tồn tại và phát triển ở khu vực Đông Nam Á đều có nguồn gốc từ bên ngoài.S
G. Rất nhiều tín ngưỡng bản địa đặc sắc của cư dân Đông Nam Á từ thời kì cổ - trung đại vẫn được bảo tồn và phát triển đến ngày nay. Đ
VĂN LANG ÂU LẠC – CHĂM PA – PHÙ NAM
Câu 1: Văn minh Văn Lang - Âu Lạc có cội nguồn từ nền văn hóa nào sau đây?
A. Văn hóa Đông Sơn. B. Văn hóa Óc Eo.
C. Văn hóa Sa Huỳnh. D. Văn hóa Hòa Bình.
Câu 2. Quốc gia cổ Chăm - pa được hình thành trên cơ sở của nền văn hoá nào ?
A. Văn hoá Đồng Nai. B. Văn hóa Óc-Eo. C. Văn hóa Sa Huỳnh. D. Văn hoá Đông Sơn.
Câu 3. Văn minh Phù Nam có cội nguồn từ nền văn hóa nào sau đây?
A. Văn hóa Hòa Bình. B. Văn hóa Bàu Tró. C. Văn hóa Óc Eo. D. Văn hóa Bắc Sơn.
Câu 4: Hoạt động kinh tế chủ đạo của cư dân Văn Lang - Âu Lạc, Chăm pa, Phù Nam là
A. nông nghiệp trồng lúa nước. B. chăn nuôi gia súc lớn.
C. đánh bắt thủy hải sản. D. chế tác sản phẩm thủ công.
Câu 5: Lương thực chính của cư dân Văn Lang - Âu Lạc, Chăm pa, Phù Nam là
A. cá. B. rau củ. C. thịt. D. lúa gạo.
Câu 6: Đặc trưng về cư trú và di chuyển của cư dân trong nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc là
A. ở nhà sàn, di chuyển bằng Voi, ngựa.
B. ở nhà sàn, di chuyển trên sông nước chủ yếu bằng thuyền, bè.
C. ở nhà trệt, di chuyển bằng xe, ngựa.
D. ở nhà trệt, di chuyển trên sông, suối bằng thuyền, bè.
Câu 7. Thể chế chính trị của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc, Chăm -Pa, Phù Nam thời cổ đại là gì ?
A. Độc tài quân sự. B. Quân chủ chuyên chế. C. Dân chủ cổ đại. D. Quân chủ lập hiến.
Câu 8a.văn minh Văn Lang - Âu Lạc được hình thành ở khu vực nào sau đây?
A. Lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả. B. Các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc.
C. Lưu vực sông Hồng và sông Thu Bồn. D. Các tỉnh đồng bằng Nam Trung Bộ.
Câu 8b: Địa bàn chủ yếu của quốc gia Văn Lang - Âu Lạc tương ứng với khu vực nào sau đây?
A. Bắc Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay. B. Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay.
C. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay. D. Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam ngày nay.
Câu 9a: Con sông nào đã tạo ra những cánh đồng màu mỡ cho sự định cư và canh tác nông nghiệp của cư dân Chăm-pa?
A.Sông Hàn( Đà Nẵng) B. Sông Thu Bồn (Quảng Nam)
C. Sông Trà Khúc ( Quảng Ngãi) D. Sông Côn ( Bình Định)
Câu 9b: Nền văn minh Chăm-pa hình thành, tồn tại và phát triển trên địa bàn nào ngày nay?
A. Các tỉnh miền Bắc và một phần phía nam Trung Quốc.
B. Các tỉnh miền Trung và một phần cao nguyên Trường Sơn.
C. Các tỉnh Tây Nguyên và một phần Campuchia
D.Các tỉnh phía Nam
Câu10a. Quốc gia cổ Phù Nam được hình thành trên địa bàn nào ?
A. Châu thổ đồng bằng sông Cửu Long. B. Duyên hải Nam Trung bộ.
C. Châu thổ đồng bằng sông Hồng. D. Đồng bằng trung bộ.
Câu 10b: Vào khoảng thế kỉ I, địa bàn chủ yếu thuộc vùng đất Nam Bộ ngày nay là của quốc gia nào?
A. Chămpa B. Phù Nam C. Chân Lạp D. Khơ- me
Câu 11: Các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam có điểm chung là gì?
A. Chịu ảnh hưởng bởi văn minh Ấn Độ. B. Chịu ảnh hưởng bởi văn minh Trung Hoa.
C. Hình thành ở lưu vực các con sông. D. Hình thành ở vùng đồi núi khô cằn.
Câu 12: Chữ Chăm cổ được sáng tạo trên cơ sở của loại chữ viết nào?
A. Chữ Phạn. B. Chữ Hán. C. Chữ La-tinh. D. Chữ Nôm.
Câu 13: Người đứng đầu Nhà nước Văn Lang là
A. An Dương Vương. B. Hùng Vương. C. lạc tướng. D. lạc hầu.
Câu 14:Kinh đô Cổ Loa của Nhà nước Âu Lạc thuộc địa bàn nào dưới đây?
A. Đông Anh (Hà Nội). B. Phong Châu (Phú Thọ).
C. Trà Kiệu (Quảng Nam). D. Chà Bàn (Bình Định).
Câu 15: Nét đặc sắc trong tín ngưỡng của người Việt cổ là
A. Thờ thần Mặt Trời, người chết và người có công với cách mạng.
B. Thờ thần sông, thần núi, người có công khai phá đất đai.
C. Sùng bái các hiện tượng tự nhiên, thần sông, thần núi.
D. Thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc và những người có công.
Câu 16: Cư dân Văn Lang - Âu Lạc không có tín ngưỡng nào sau đây?
A. Thờ cúng tổ tiên. B. Thờ các vị thần tự nhiên.
C. Tín ngưỡng phồn thực. D. Tín ngưỡng thờ Phật.
Câu 17. Điểm khác nhau trong đời sống kinh tế của cư dân cổ Phù Nam so với cư dân Văn Lang-Âu Lạc và Chăm-pa là gì ?
A. Kết hợp sản xuất nông nghiệp với làm nghề thủ công.
B. Ngoại thương đường biển rất phát triển.
C. Nông nghiệp lúa nước là chủ yếu.
D. Biết đến thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước đầu tiên.
Câu 18: Những nghề thủ công nổi bật của người Việt cổ là
A. Đúc đồng, làm giấy in, đóng tàu, đồ gốm. B. Làm la bàn đi biển, làm mực in, dệt vải.
C. Đúc đồng, đồ gốm, dệt vải. D. Đúc đồng, đánh cá, đồ
Câu 19: Văn minh Chăm-pa và văn minh Phù Nam đều chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của văn minh
A. Trung Hoa. B. Ấn Độ. C. Ai Cập. D. Hy Lạp.
Câu 20: Hiện vật nào sau đây tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc?
A. Trống đồng Ngọc Lũ. B. Tượng Phật Đồng Dương.
C. Phù điêu Khương Mỹ. D. Tiền đồng Óc Eo.
Câu 21: Từ thế kỉ III đến thế kỉ V, tình hình Phù Nam như thế nào?
A. Bắt đầu suy yếu, bị Chân Lạp thôn tính.
B. Bắt đầu mở rộng lãnh thổ, chinh phục các nước lân bang.
C. Là quốc gia phát triển nhất trong khu vực Đông Nam Á.
D. Là trung tâm giao thương với Ấn Độ và phương Tây.
Câu 22: Nhân tố nào dưới đây đóng vai trò quan trọng đưa tới sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?
A. Yêu cầu thống nhất toàn bộ lãnh thổ. B. Hoạt động trị thủy và chống ngoại xâm.
C. Sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc. D. Kinh tế nông nghiệp có bước chuyển biến rõ nét.
Câu 23: Câu nào sau đây không đúng?
A. Khu vực hình thành nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho động vật, thực vật sinh sôi nảy nở, phát triển nông nghiệp, đặc biệt là nghề trồng lúa nước.
B. Văn minh Văn Lang – Âu Lạc có cội nguồn từ văn hoá Phùng Nguyên, phát triển rực rỡ trong thời kì văn hoá Sa Huỳnh.
C. Cư dân Việt cổ sống thành từng làng, xuất phát từ yêu cầu phát triển nông nghiệp, yêu cầu bảo vệ cuộc sống chung của cộng đồng.
D. Nhà nước Văn Lang xuất hiện các ngày nay khoảng 2700 năm và tồn tại đến năm 208 TCN.
Câu 24: Điểm giống nhau về tín ngưỡng, tôn giáo của cư dân Chăm-pa và cư dân Phù Nam là
A. theo tôn giáo Hin-đu và Phật giáo. B. có tập tục ăn trầu và hoả táng người chết.
C. sùng bái tự nhiên và thờ cúng tổ tiên. D. có nghệ thuật ca múa độc đáo và phát triển.
Câu 25: Công trình nào sau đây là thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm-pa?
A. Thành Cổ Loa. B. Tháp Bà Pô Na-ga. C. Cảng thị Óc Eo. D. Tháp Phổ Minh.
Câu 26: Thành tựu nào sau đây của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới?
A. Trống đồng Đông Sơn. B. Phật viện Đồng Dương. C. Thánh địa Mỹ Sơn.D. Đồng tiền cổ Óc Eo.
Câu 27. Một trong những hình thức chôn cất người chết của cư dân Phù Nam là
A. tháp táng. B. hỏa táng. C. vách táng. D. mộc táng.
Câu 28. Thời kì An Dương Vương làm vua gắn với truyền thuyết nổi tiếng nào trong lịch sử dân tộc?
A. Bánh chưng – bánh giầy. B. Mị Châu – Trọng Thủy.
C. Thánh Gióng. D. Âu Cơ – Lạc Long Quân.
Câu 29. Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh hoạt động gì của người Việt cổ thời Văn Lang?
A. Chống lũ lụt bảo vệ sản xuất nông nghiệp. B. Chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước.
C. Phát triển sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước. D. Chống hạn hán bảo vệ sản xuất nông nghiệp
Câu 30: Hiện vật nào sau đây tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc?
A. Trống đồng Ngọc Lũ. B. Tượng Phật Đồng Dương.
C. Phù điêu Khương Mỹ. D. Tiền đồng Óc Eo.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |