LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Sửa hoặc thêm ý

Đoạn này mình viết bị bí ý nên ko hay lắm, bạn nào sửa hay thêm ý vào giúp mình với:
Ngoài ra, những cảm xúc yêu, ghét, giận, hờn cũng theo lời nói mà tuôn ra. Chẳng hạn như khi vui thì lời ta nói ra sẽ mang theo niềm vui sướng, hớn hở hay khi buồn thì lời nói sẽ có phần u sầu, thất vọng; còn khi tức giận thì lời nói sẽ theo đó mà tuôn ra sự khó chịu, bực bội.

Nguyên bài mình để dưới đây nha (Mình mới viết tới đoạn trên thôi á)
"Lời nói không là dao/ Mà cắt lòng đau nhói/ Lời nói không là khói/ Sao khóe mắt cay cay..." Thật vậy, ta có thể dễ dàng nhận thấy được rằng chính trong giao tiếp thường ngày, lời nói chính là phương tiện trao đổi giữa người với người. Lời nói còn có thể thể hiện lộ những suy nghĩ cá nhân và mối quan hệ của mỗi người, đồng thời cũng đã được con người thể hiện dưới những hình thức khác nhau, nhưng ta cũng nên biết được có một số cách thể hiện lại vô tình đụng chạm đến người khác và khiến họ cảm thấy bị xúc phạm. Có lẽ chính vì ý thức được sự quan trọng của lời nói trong giao tiếp với những người xung quanh, ông cha ta đã để lại câu “Lời nói gói vàng” nhằm dạy cho con cháu đời sau biết được lời ăn tiếng nói hằng ngày.

Vậy câu nói “Lời nói gói vàng” có ý nghĩa như thế nào? “Vàng” là một thứ kim loại quý hiếm của con người nó có giá trị để sử dụng đồng thời cũng chính là vật có sức mạnh quy về giá cả như tiền vậy. Còn “lời nói” chính là những phát ngôn của chúng ta trong đời sống hàng ngày. Lời nói được ví như một thứ thật quý giá, mỗi lời nói ra được quý như “gói vàng”. Tuy nhiên, trước khi làm và nói một điều gì chúng ta cũng cần phải suy xét sao cho đúng thì mới nói. Vì lời nói phát ra như không có gì nhưng nó lại có sức nặng ngàn cân. Nó có thể làm cho con người vui tươi hoặc cũng là buồn bã. Thậm chí là căm ghét chính bản thân mình…

Nhưng tại sao ông cha ta lại ví lời nói quý như vàng, lời nói có thực sự mang lại giá trị quý giá đến mức ấy hay không? Đương nhiên là có. Một lời nói hay, một từ ngữ đẹp có thể làm tăng giá trị của một con người. Từ khi sinh ra, ta đã được học nói nhưng lại phải mất cả một đời để học cái nào nên nói và cái nào không nên. Không ai đánh giá con người bạn qua chiếc áo bạn mặc hay chiếc vòng cổ bạn đeo mà cái để họ nhìn vào và đưa ra nhận xét về bạn là lời ăn tiếng nói. Nếu bạn nói hay, nói đẹp thì những người xung quanh sẽ luôn yêu thương và quan tâm bạn. Ngược lại, nếu những lời bạn nói ra chỉ toàn những điều tiêu cực, thô bỉ, vô duyên thì xung quanh bạn sẽ chẳng có một ai để tâm sự hay chuyện trò. Nhà văn nổi tiếng người La Mã Publilius Syrus đã từng nói rằng: “Lời nói là tấm gương của tâm hồn: anh nói như thế nào, anh là như vậy”. Vậy bạn có hiểu câu nói ấy không? Vâng, ông muốn nói với ta rằng lời nói cũng giống như con người ta vậy. Thế nên, trước khi nói gì hãy suy nghĩ thật kĩ bạn nhé!

Hơn nữa, lời nói được sử dụng đúng hoàn cảnh và phù hợp mục đích giao tiếp còn mang lại nhiều giá trị hơn thế, một lời động viên an ủi kịp thời có thể xoa dịu nỗi đau của người khác, tiếp thêm sức mạnh cho người ấy đứng dậy và bước tiếp. Một lời khuyên răn, ngăn cản hợp tình hợp lý có thể kéo người đi sai đường trở về đúng đường, tránh những bước đi sai lầm dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Quả thực, những lời nói như thế còn quý hơn ngàn vàng. Có nhiều tiền nhưng không có người động viên an ủi để rồi khi thất bại cũng suy sụp tinh thần mà gục ngã, hay có nhiều tiền nhưng lại chọn đi vào con đường sai trái thì sớm muộn cũng trở thành người tội lỗi. Trong những trường hợp ấy, tiền hay vàng bạc không giúp được chúng ta, chỉ có lời nói của con người dành cho nhau mới có sức mạnh cảm hóa ấy. Bởi thực sự, lời nói vừa là phương tiện giao tiếp vừa gắn kết mọi người lại với nhau, những lời nói tốt đẹp gây dựng nên những mối quan hệ tốt đẹp, nhiều người đến với nhau, trở thành tri kỉ hay bạn bè chí cốt chỉ vì hợp và hiểu nhau, mà để có thể biết mình hợp và hiểu người khác thì phải có lời nói bày tỏ quan điểm, cảm xúc và tâm tư tình cảm của mình cho người khác thấy. Vào tháng 12 năm 2023, một tài khoản tiktok có tên “quankhonggo” đã đăng một đoạn video thu hút đông đảo người xem về cô chủ của xe bánh mì chay với cái tên “cô Khuyết”. Được biết rằng cô tên thật là Anh Thư, từ nhỏ đã có cơ thể gầy gò, ốm yếu, không giống như những bạn đồng trang lứa. Tuy vậy, Anh Thư không bao giờ nản lòng bởi xung quanh cô luôn là những lời an ủi, động viên tốt đẹp. Xe bánh mì của cô được lập nên cũng với hy vọng mang những điều tích cực nhất đến cho mọi người. Qua đó ta thấy được một lời nói động viên, an ủi cũng có thể cứu vớt cả một đời người, thấy được những giá trị mà tốt đẹp mà lời nói mang lại.

Ngoài ra, những cảm xúc yêu, ghét, giận, hờn cũng theo lời nói mà tuôn ra. Chẳng hạn như khi vui thì lời ta nói ra sẽ mang theo niềm vui sướng, hớn hở hay khi buồn thì lời nói sẽ có phần u sầu, thất vọng; còn khi tức giận thì lời nói sẽ theo đó mà tuôn ra sự khó chịu, bực bội.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
44
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi

Đoạn này mình viết bị bí ý nên không hay lắm, bạn nào sửa hoặc thêm ý vào giúp mình với nhé:
Ngoài ra, những cảm xúc yêu, ghét, giận, hờn cũng được thể hiện thông qua lời nói. Ví dụ, khi vui thì lời ta nói sẽ mang theo niềm vui sướng, hớn hở; khi buồn thì lời nói sẽ có phần u sầu, thất vọng; còn khi tức giận thì lời nói sẽ phản ánh sự khó chịu, bực bội.


Nguyên bản mình để dưới đây nhé (Mình mới viết tới đoạn trên thôi):
"Lời nói không phải là dao/ Mà cắt lòng đau nhói/ Lời nói không phải là khói/ Sao khóe mắt cay cay..." Thật vậy, ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng trong giao tiếp hàng ngày, lời nói chính là phương tiện trao đổi giữa con người. Lời nói còn thể hiện suy nghĩ cá nhân và mối quan hệ của mỗi người, nhưng cũng cần nhớ rằng có những cách thể hiện lời nói có thể xúc phạm người khác mà không hề hay biết. Chính vì ý thức về sự quan trọng của lời nói trong giao tiếp, ông cha ta đã để lại câu “Lời nói gói vàng” nhằm dạy cho con cháu đời sau biết cách sử dụng lời nói một cách có ý thức.


Vậy câu nói “Lời nói gói vàng” có ý nghĩa như thế nào? “Vàng” là một kim loại quý hiếm, có giá trị và sức mạnh như tiền. Còn “lời nói” là những phát ngôn của chúng ta trong cuộc sống hàng ngày. Lời nói được ví như một thứ quý giá, mỗi lời nói ra được coi trọng như “gói vàng”. Trước khi nói điều gì, chúng ta cần suy nghĩ kỹ, vì lời nói có thể gây ra hậu quả lớn. Nó có thể làm cho người khác vui vẻ hoặc buồn bã, thậm chí tự căm ghét bản thân...


Tại sao ông cha ta lại ví lời nói quý như vàng, lời nói có thực sự mang lại giá trị quý giá đến mức đó hay không? Đương nhiên là có. Một lời nói hay, một từ ngữ đẹp có thể tăng giá trị của một con người. Ta học nói từ khi sinh ra, nhưng cần mất cả đời để học cách nói. Không ai đánh giá con người qua bề ngoài mà qua lời nói của họ. Nếu bạn nói hay, nói đẹp, người khác sẽ yêu thương và quan tâm bạn. Ngược lại, nếu nói tiêu cực, thô bỉ, vô duyên, bạn sẽ không có ai để chia sẻ. Nhà văn Publilius Syrus từng nói: “Lời nói là tấm gương của tâm hồn: anh nói như thế nào, anh là như vậy”. Điều này nhấn mạnh rằng lời nói của chúng ta phản ánh bản chất của chúng ta. Vì vậy, hãy suy nghĩ kỹ trước khi nói.


Hơn nữa, lời nói phải được sử dụng đúng hoàn cảnh và mục đích giao tiếp để mang lại giá trị. Một lời động viên kịp thời có thể xoa dịu nỗi đau, tiếp thêm sức mạnh cho người khác. Một lời khuyên hợp lý có thể ngăn chặn người khác khỏi những hành động sai lầm. Lời nói có thể cứu vớt một người khỏi tình thế khó khăn, và giúp xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. Vì vậy, lời nói có giá trị không thể đo bằng vàng. Tiền bạc không thể thay thế lời nói động viên, an ủi khi chúng ta cần. Lời nói gắn kết mọi người lại với nhau, xây dựng những mối quan hệ đẹp, và giúp chúng ta hiểu và tôn trọng nhau hơn.


Ví dụ, vào tháng 12 năm 2023, một tài khoản TikTok có tên “quankhonggo” đã chia sẻ câu chuyện về cô chủ xe bánh mì chay với biệt danh “cô Khuyết”. Anh Thư, tên thật của cô, từ nhỏ đã phải đối mặt với sự khác biệt về ngoại hình. Tuy nhiên, Anh Thư không bao giờ từ bỏ, vì xung quanh cô luôn có những lời động viên, an ủi tích cực. Xe bánh mì của cô không chỉ là công việc mà còn là hy vọng mang lại niềm vui cho mọi người. Câu chuyện này minh chứng cho sức mạnh của lời nói tích cực trong việc thay đổi cuộc sống của người khác.


Ngoài ra, cảm xúc yêu, ghét, giận, hờn cũng được thể hiện qua lời nói. Khi vui, lời nói mang theo niềm vui sướng, hớn hở; khi buồn, lời nói phản ánh sự u sầu, thất vọng; khi tức giận, lời nói thể hiện sự khó chịu, bực bội.

2
0
GUNTER OBERDORF ...
12/03 19:49:15
+5đ tặng
Bạn có thể cung cấp thêm các ví dụ cụ thể hoặc trải nghiệm cá nhân để minh họa cho mỗi loại cảm xúc và cách chúng ảnh hưởng đến lời nói. Điều này giúp người đọc dễ dàng hiểu và đồng cảm hơn với thông điệp bạn muốn truyền đạt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư