Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về câu tục ngữ

Bạn nào rảnh góp ý giúp mình với
Viết
bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về câu tục ngữ “Lời nói gói vàng”.
Có bài thơ đã viết rằng: “Lời nói không là dao/ Mà cắt lòng đau nhói/ Lời nói không là khói/ Sao khóe mắt cay cay...” Thật vậy, ta có thể dễ dàng nhận thấy được rằng chính trong giao tiếp thường ngày, lời nói chính là phương tiện trao đổi giữa người với người. Lời nói còn có thể thể hiện lộ những suy nghĩ cá nhân và mối quan hệ của mỗi người, đồng thời cũng đã được con người thể hiện dưới những hình thức khác nhau, nhưng ta cũng nên biết được có một số cách thể hiện lại vô tình đụng chạm đến người khác và khiến họ cảm thấy bị xúc phạm. Có lẽ chính vì ý thức được sự quan trọng của lời nói trong giao tiếp với những người xung quanh, ông cha ta đã để lại câu “Lời nói gói vàng” nhằm dạy cho con cháu đời sau biết được lời ăn tiếng nói hằng ngày.

Vậy câu nói “Lời nói gói vàng” có ý nghĩa như thế nào? “Vàng” là một thứ kim loại quý hiếm của con người nó có giá trị để sử dụng đồng thời cũng chính là vật có sức mạnh quy về giá cả như tiền vậy. Còn “lời nói” chính là những phát ngôn của chúng ta trong đời sống hàng ngày. Lời nói được ví như một thứ thật quý giá, mỗi lời nói ra được quý như “gói vàng”. Tuy nhiên, trước khi làm và nói một điều gì chúng ta cũng cần phải suy xét sao cho đúng thì mới nói. Vì lời nói phát ra như không có gì nhưng nó lại có sức nặng ngàn cân. Nó có thể làm cho con người vui tươi hoặc cũng là buồn bã. Thậm chí là căm ghét chính bản thân mình…

Nhưng tại sao ông cha ta lại ví lời nói quý như vàng, lời nói có thực sự mang lại giá trị quý giá đến mức ấy hay không? Đương nhiên là có. Một lời nói hay, một từ ngữ đẹp có thể làm tăng giá trị của một con người. Từ khi sinh ra, ta đã được học nói nhưng lại phải mất cả một đời để học cái nào nên nói và cái nào không nên. Không ai đánh giá con người bạn qua chiếc áo bạn mặc hay chiếc vòng cổ bạn đeo mà cái để họ nhìn vào và đưa ra nhận xét về bạn là lời ăn tiếng nói. Nếu bạn nói hay, nói đẹp thì những người xung quanh sẽ luôn yêu thương và quan tâm bạn. Ngược lại, nếu những lời bạn nói ra chỉ toàn những điều tiêu cực, thô bỉ, vô duyên thì xung quanh bạn sẽ chẳng có một ai để tâm sự hay chuyện trò. Nhà văn nổi tiếng người La Mã Publilius Syrus đã từng nói rằng: “Lời nói là tấm gương của tâm hồn: anh nói như thế nào, anh là như vậy”. Vậy bạn có hiểu câu nói ấy không? Vâng, ông muốn nói với ta rằng lời nói cũng giống như con người ta vậy. Thế nên, trước khi nói gì hãy suy nghĩ thật kĩ bạn nhé!

Hơn nữa, lời nói được sử dụng đúng hoàn cảnh và phù hợp mục đích giao tiếp còn mang lại nhiều giá trị hơn thế, một lời động viên an ủi kịp thời có thể xoa dịu nỗi đau của người khác, tiếp thêm sức mạnh cho người ấy đứng dậy và bước tiếp. Một lời khuyên răn, ngăn cản hợp tình hợp lý có thể kéo người đi sai đường trở về đúng đường, tránh những bước đi sai lầm dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Quả thực, những lời nói như thế còn quý hơn ngàn vàng. Có nhiều tiền nhưng không có người động viên an ủi để rồi khi thất bại cũng suy sụp tinh thần mà gục ngã, hay có nhiều tiền nhưng lại chọn đi vào con đường sai trái thì sớm muộn cũng trở thành người tội lỗi. Trong những trường hợp ấy, tiền hay vàng bạc không giúp được chúng ta, chỉ có lời nói của con người dành cho nhau mới có sức mạnh cảm hóa ấy. Bởi thực sự, lời nói vừa là phương tiện giao tiếp vừa gắn kết mọi người lại với nhau, những lời nói tốt đẹp gây dựng nên những mối quan hệ tốt đẹp, nhiều người đến với nhau, trở thành tri kỉ hay bạn bè chí cốt chỉ vì hợp và hiểu nhau, mà để có thể biết mình hợp và hiểu người khác thì phải có lời nói bày tỏ quan điểm, cảm xúc và tâm tư tình cảm của mình cho người khác thấy. Vào tháng 12 năm 2023, một tài khoản tiktok có tên “quankhonggo” đã đăng một đoạn video thu hút đông đảo người xem về cô chủ của xe bánh mì chay với cái tên “cô Khuyết”. Được biết rằng cô tên thật là Anh Thư, từ nhỏ đã có cơ thể gầy gò, ốm yếu, không giống như những bạn đồng trang lứa. Tuy vậy, Anh Thư không bao giờ nản lòng bởi xung quanh cô luôn là những lời an ủi, động viên tốt đẹp. Xe bánh mì của cô được lập nên cũng với hy vọng mang những điều tích cực nhất đến cho mọi người. Qua đó ta thấy được một lời nói động viên, an ủi cũng có thể cứu vớt cả một đời người, thấy được những giá trị mà tốt đẹp mà lời nói mang lại.

Ngoài ra, những cảm xúc yêu, ghét, giận, hờn cũng theo lời nói mà tuôn ra. Chẳng hạn như khi vui thì lời ta nói ra sẽ mang theo niềm vui sướng, hớn hở hay khi buồn thì lời nói sẽ có phần u sầu, thất vọng; còn khi tức giận thì lời nói sẽ theo đó mà tuôn ra sự khó chịu, bực bội.

Lời nói có thể nói bất cứ đâu, bất cứ khi nào nhưng giá trị mà nó đem lại có hiệu quả hay không là điều mà câu tục ngữ hướng đến. Nói lời giá trị, không chỉ thể hiện trình độ học vấn của một người, mà còn là đạo đức của người đó rèn luyện đến đâu. Những người nói chuyện thô lỗ cộc cằn, dễ xảy đến những sự mất lòng, thậm chí ẩu đả, gây ra những tai nạn thương tâm. Trong cuộc sống rất nhiều trường hợp vì lời nói không suy nghĩ mà xảy ra những chuyện đáng tiếc. Như sự việc của cô Yarraka Bayles, là mẹ của Quaden – một cậu bé không may mắc chứng bệnh lùn. Vào một ngày, khi cô đi đón con trở về, trên xe, Yarraka Bayles bất ngờ nghe thấy con trai nói bằng giọng run rẩy: "Mẹ hãy cho con một sợi dây, con muốn tự sát". Sau khi hỏi con cặn kẽ, Yarraka biết được nguyên nhân của hành động đó là vì con trai cô đã bị bắt nạt ở trường, bị bạn bè xa lánh. Cậu bé bị miệt thị ngoại hình đến mức không thiết sống nữa. Qua câu chuyện của Quaden, ta có thể thấy lời nói có thể hủy hoại cả một con người, khiến họ trở nên trầm lặng, tự tách mình khỏi cuộc sống hoặc thậm chí là nghĩ đến việc tự tử. Thế mới thấy, có thể đưa người ta lên chín tầng mây chỉ vì một câu khen ngợi thì cũng có thể đưa họ xuống mười chín tầng địa ngục vì những lời chê bai, miệt thị. Vậy mới nói lời ăn tiếng nói đời thường quan trọng biết bao!

Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, có rất nhiều người vẫn luôn xem nhẹ giá trị của lời nói, suốt ngày chỉ nói ra những lời thô tục, vô duyên. Họ người không suy nghĩ kĩ càng trước khi nói gây ra tổn thương cho người khác. Có những người nói năng bậy bạ, gây phản cảm,… những người này đáng bị phê phán và cần phải sửa đổi. Ngoài ra, còn có người chỉ biết nói phét, nịnh bợ hòng đoạt lợi cho bản thân. Hay có những người chỉ biết sống trên những lời xu nịnh ấy mà đánh mất đi giá trị thật sự của bản thân. Như vụ việc của bà Phương Hằng - CEO Trường Đua Đại Nam, bà cũng là một trong những doanh nhân giàu có, thế nhưng bà lại có những hành động, lời nói được cho là phỉ báng, vu khống hoặc thậm chí là chửi bới người khác. Và rồi vào cuối tháng 3 năm 2022, bà đã bị bắt vì tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Thế mới thấy, nói không đúng lời, không đúng lúc và không đúng thời điểm thì xảy ra những hậu quả tai hại biết bao. Vậy nên, hãy nhớ rằng “Ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối”, trước khi nói gì thì cũng phải suy nghĩ thật kĩ bạn nhé!

 "Lời nói gói vàng" là câu tục ngữ mà công cha ta dùng cách gần gũi nhất khẳng định giá trị của lời nói, nói theo khách quan giá trị của lời nói khó có thể cân đo đong đếm một cách chính xác được. Tuy nhiên, muốn lời nói có giá trị không khó bởi chính chúng ta sẽ là người quyết định giá trị lời nói của mình, hãy sử dụng lời nói một cách có văn hóa, văn minh lịch sự và hơn hết là sử dụng hợp lý, hiệu quả. “Trong cuộc sống có bốn điều mà một khi ta đã bỏ lỡ thì không sao sửa chữa được:

– Khi hòn đá …đã ném đi

– Khi lời nói…đã buông ra

– Khi cơ hội …đã bỏ lỡ

– Khi thời gian …đã trôi qua”

2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
93
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi

Trong bài văn nghị luận trên, tác giả đã trình bày suy nghĩ về câu tục ngữ "Lời nói gói vàng" một cách chi tiết và sâu sắc. Bài văn đã phân tích ý nghĩa của câu tục ngữ này, nhấn mạnh vào sức mạnh của lời nói trong giao tiếp hàng ngày và trong xây dựng mối quan hệ giữa con người. Tác giả cũng đã đưa ra ví dụ và minh họa cụ thể để làm rõ ý kiến của mình.

Bên cạnh đó, bài văn cũng nhấn mạnh vào việc lời nói có thể mang lại những hậu quả nghiêm trọng nếu không sử dụng đúng cách. Việc nêu ra các ví dụ về những trường hợp lời nói tiêu cực gây ra hậu quả xấu cho người khác đã giúp tăng cường sức thuyết phục của bài văn.

Để bài văn trở nên hoàn chỉnh hơn, bạn có thể thêm vào một số ý kiến của mình về cách sử dụng lời nói một cách tích cực và hiệu quả trong cuộc sống hàng ngày. Bạn cũng có thể đề xuất một số biện pháp cụ thể để cải thiện khả năng giao tiếp của mọi người thông qua lời nói.

Chúc bạn thành công với bài văn của mình!

0
0
Ngọc Nguyễn
13/03/2024 20:46:39
+5đ tặng

Trong xã hội loài người chúng ta, lời nói không chỉ đơn thuần là phương tiện để giao tiếp, trao đổi và truyền đạt lại thông tin cho nhau, mà hơn thế lời nói còn có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc sống mỗi người. Câu tục ngữ "Lời nói gói vàng" mà ông cha ta từ xa xưa đã đúc kết ra nhằm mục đích nhắc nhở chúng ta về giá trị của lời nói, để ta biết trân quý lời nói, sử dụng lời nói sao cho hợp lý, hiệu quả, phát huy được hết giá trị ý nghĩa của lời nói.

Trong câu tục ngữ, có hai thứ được nhắc đến đó chính là "lời nói" và "vàng". Lời nói chính là lời ăn tiếng nói hàng ngày của chúng ta, là phương tiện giao tiếp bằng ngôn ngữ nhằm thực hiện một mục đích giao tiếp nào đó, ngoài giá trị về mặt ngữ nghĩa lời nói còn mang trong mình thái độ, cảm xúc và hàm ý của người nói. Vàng là một thứ vật chất quý giá, đắt đỏ được nâng niu và gìn giữ, trân trọng, một chút vàng cũng có giá trị rất lớn. Việc so sánh lời nói như gói vàng nhằm khẳng định lời nói có giá trị quý như vàng, hơn giá trị của rất nhiều vàng, bởi vậy cần coi trọng và giữ gìn lời nói như một vật quý giá, sử dụng hợp lý và hiệu quả.

Vậy tại sao ông cha ta lại ví lời nói quý như vàng, lời nói có thực sự mang lại giá trị quý giá đến mức ấy hay không? Lời nói là ngôn ngữ riêng của mỗi người, mỗi người có vốn lời nói của riêng mình và việc sử dụng chúng cũng hoàn toàn mang tính cá nhân, không ai có thể nói thay lời của bạn. Lời nói sẽ phản ánh trình độ văn hóa, đạo đức và phẩm chất bên trong mỗi người, qua cách ăn nói người ta có thể đánh giá về con người bạn. Nếu không giao tiếp, không sử dụng lời nói của mình để khẳng định mình thì dù có dùng tiền hay vàng cũng không thể mua được những đánh giá của người khác dành cho mình, không thể khẳng định bản thân trước mọi người. Đôi khi lời nói giúp ta phân minh rạch ròi đúng sai, trả lại sự công bằng cho chính mình và lấy lại lòng tin từ mọi người, nếu không có lời nói ta đành phải chịu oan uổng, như vậy chẳng phải lời nói quý hơn vàng hay sao. Lời nói được sử dụng đúng hoàn cảnh và phù hợp mục đích giao tiếp còn mang lại nhiều giá trị hơn thế, một lời động viên an ủi kịp thời có thể xoa dịu nỗi đau của người khác, tiếp thêm sức mạnh cho người ấy đứng dậy và bước tiếp. Một lời khuyên răn, ngăn cản hợp tình hợp lý có thể kéo người đi sai đường trở về đúng đường, tránh những bước đi sai lầm dẫn đến những hậu quả đáng tiếc. Quả thực, những lời nói như thế còn quý hơn ngàn vàng, có nhiều tiền nhưng không có người động viên an ủi rồi người thất bại cũng suy sụp tinh thần mà gục ngã, hay có nhiều tiền nhưng đi vào con đường sai trái thì sớm muộn cũng trở thành người tội lỗi. Trong những trường hợp ấy, tiền hay vàng bạc không giúp được chúng ta, chỉ có lời nói của con người dành cho nhau mới có sức mạnh cảm hóa ấy. Bởi thực sự, lời nói vừa là phương tiện giao tiếp vừa gắn kết mọi người lại với nhau, những lời nói tốt đẹp gây dựng nên những mối quan hệ tốt đẹp, nhiều người đến với nhau, trở thành tri kỉ hay bạn bè chí cốt chỉ vì hợp và hiểu nhau, mà để có thể biết mình hợp và hiểu người khác thì phải có lời nói bày tỏ quan điểm, cảm xúc và tâm tư tình cảm của mình cho người khác thấy.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
nguyễn văn tài
13/03/2024 20:48:04
+4đ tặng

Câu tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, chứa đựng những triết lý, quan điểm hay kinh nghiệm sống của một dân tộc, một vùng miền. Chúng thường được truyền đạt từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác như một cách để truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và giá trị văn hóa. Câu tục ngữ thường chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc, giản dị nhưng rất thấm thía và có ý nghĩa. Chúng giúp chúng ta nhìn nhận và hiểu rõ hơn về cuộc sống, con người, tình yêu, tình bạn, công việc, thành công, thất bại và nhiều khía cạnh khác của cuộc sống. Việc sử dụng câu tục ngữ trong văn nghị luận giúp bài viết trở nên sâu sắc, thú vị và đầy ý nghĩa. Chúng giúp tăng tính thuyết phục, thuyết phục người đọc và giúp truyền đạt ý kiến một cách rõ ràng và hiệu quả hơn. Trong văn nghị luận, việc sử dụng câu tục ngữ cũng giúp bài viết trở nên phong phú, đa dạng và thú vị hơn. Chúng làm cho bài văn trở nên sinh động, hấp dẫn và dễ gây ấn tượng với độc giả. Tóm lại, câu tục ngữ là những nguồn tri thức, kinh nghiệm và quan điểm sâu sắc về cuộc sống mà chúng ta có thể học hỏi và áp dụng vào cuộc sống hàng ngày. Việc sử dụng câu tục ngữ trong văn nghị luận giúp bài viết trở nên phong phú, sâu sắc và thú vị hơn.
...

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×