LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nước trên Trái Đất từ đâu đến? Tại sao nước biển lại mặn? Tại sao biển lại có màu xanh?

12 trả lời
Hỏi chi tiết
1.820
0
1
Thanh
06/06/2017 14:37:11
1. Nguồn gốc nước trên Trái Đất:
Nguồn nước trên Trái Đất được cho là có nguồn ngoài hành tinh, nguồn nội, hoặc cả hai.
+ Nguồn ngoài hành tinh
Các sao chổi, các Thiên thể bên ngoài Sao Hải Vương hoặc thiên thạch giàu nước (protoplanets) từ vành đai tiểu hành tinh va chạm với Trái đất có thể đã mang nước đến Trái đất. Các phép đo tỷ lệ của các đồng vị hydro là deuteri và proti chỉ ra rằng các tiểu hành tinh, có tỉ lệ tạp chất tương tự trong chondrit giàu cacbon đã được tìm thấy trong nước đại dương, trong khi đo lường trước đó nồng độ của các đồng vị trong sao chổi và các Thiên thể bên ngoài Sao Hải Vương tương ứng với nước trên Trái đất
+ Nguồn nội
Nguồn nội được coi là từ thành phần hóa học của vật chất vũ trụ khi tụ lại hình thành ra Trái Đất. Nước ở vành khí quyển khi vỏ rắn hình thành, nước thoát dần dần từ các khoáng chất hydrate của Trái đất, nước thoát ra từ các vụ phun trào núi lửa, có thể đã hình thành một phần lượng nước hiện có. Khi Trái đất càng nguội đi thì lượng nước ngưng tụ tạo ra các đại dương càng tăng lên.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
1
Thanh
06/06/2017 14:38:19
2. Lí do khiến nước biển mặn là do chúng chứa lượng muối rất lớn. Tính trung bình, các đại dương trên Trái đất chứa khoảng 3,5% thành phần là muối (natri clorua), tức là tương đương tổng cộng khoảng 50 triệu tỉ tấn muối. Nếu bạn rải toàn bộ số muối này lên đất liền, chúng đủ để tạo ra một lớp dày khoảng 152 mét.
0
1
Trần Thị Huyền Trang
06/06/2017 14:39:12
1. Ban đầu, cách đây 4,6 tỉ năm. Trái Đất là 1 quả cầu đá khổng lồ sôi sùng sục. Núi lửa phun trào dung nham nóng bỏng, đá vụn và hơi nước. Dần dần, Trái Đất nguội đi. Hơi nước biến thành nước : trong suốt hàng triệu năm, những trận mưa và bão đập vào đá, đồng thời đá rắn lại tạo thành lớp vỏ Trái Đất. Tất cả số nước này tchs tụ tỏng các hố địa hình nằm trong 1 đại dương nguyên thủy rộng mênh mông.
0
0
Thanh
06/06/2017 14:39:45
3. Trên thực tế, nước biển có màu xanh vì chúng thật sự xanh. Khi những phân tử nước hấp thụ ánh sáng, chúng hấp thụ tần số đỏ nhiều hơn tần số của màu xanh, do đó, màu xanh thường xuất hiện trên bề mặt. Hiệu ứng nhỏ, nhưng màu xanh vẫn được nhìn thấy rõ ràng hơn khi quan sát qua các lớp nước.
 
Màu sắc của bầu trời cũng cung cấp một vai trò cho các đại dương xanh, nhưng chỉ khi mặt nước rất tĩnh mới có thể quan sát được. Thêm vào đó, nhờ bầu trời xanh phản chiếu xuống nên màu biển cũng đậm hơn màu trời. Điều này cũng lí giải rằng, nước biển màu xanh không phải vì sự phản chiếu của bầu trời.
0
0
Trần Thị Huyền Trang
06/06/2017 14:51:35
2. Cách đây 4 tỉ năm, nước của đại dương và nước mưa rất chua ( chua như chanh ấy ). Lượng axit này tấn công đá của các núi lửa thủy. Muối chứa trong đá bị cuốn theo nước và tích tụ trong đại dương. Ngày nay,nước biển chứa trung bình 35 gam muối / lít trong đó chủ yếu là muối clorua natri ( muối ăn ). Nước biển cũng chứa 1 lượng rất nhỏ 70 nguyên tố khác như canxi, magiê, vàng, lưu huỳnh,...
0
0
Trần Thị Huyền Trang
06/06/2017 14:55:46
3. Ánh sáng gồm nhiều màu, các màu này truyền trong nước theo những cách ko giống nhau.Màu đỏ dừng lại ở độ sâu 4 m, màu vàng ở độ sau 10 m,. Chỉ có màu xanh xuyên xuống tận 100m. Không màu nào có thể vượt qua 200m đến 300m nên qua ngưỡngđó chỉ toàn màu đen. Vì vậy màu xanh thống trị biển khơi. Tuy nhiên, tùy theo đáy biển và thời điểm mà biển có thể màu xám hoặc màu xanh.
1
0
Lê Thị Thảo Nguyên
06/06/2017 16:21:09
Nước trên Trái Đất từ đâu đến??
Đá trầm tích và nham thạch cổ cho thấy nước đã tồn tại ở bề mặt Trái đất từ rất lâu. Nhưng những tảng đá khô khốc trong thiên hà cộng với sự phát triển của những đại dương trên Trái đất, đặt ra câu hỏi: Thật sự nước từ đâu đến? Các nhà địa chất cho rằng, các tiểu hành tinh và sao chổi khi va chạm với Trái đất đã để lại nước ở đây.

Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây đã đưa ra một giả thuyết khác. Theo đó, ngay từ đầu nước đã hiện diện trong các lớp đá của vỏ Trái đất và qua các núi lửa nó dần lộ ra bề mặt.

Tìm hiểu về độ chính xác của hai giả thuyết này rất quan trọng. Vì nó giúp ta hiểu rõ về lịch sử của Trái đất và còn giúp ích trong việc tìm kiếm những hành tinh có sự sống khác.

Năm 1974, các nhà khoa học phát hiện ra lớp vỏ Trái đất chứa nhiều kim loại quý như bạch kim. Những kim loại này được sắt thu hút một cách tự nhiên, do đó vào thời kì đầu trong lịch sử, phần lớn chúng bị hút vào trong lớp lõi sắt của hành tinh.

Điều này đã dẫn đến ý tưởng rằng các tiểu hành tinh va vào Trái đất ngay sau khi được hình thành và cung cấp thêm các lớp vật liệu. Lớp vật liệu không chỉ bao gồm các kim loại quý mà còn có các chất dễ bay hơi như carbon và nước. Những chất này được cho là tồn tại trên một tiểu hành tinh gọi là carbonate chondrite.

Nước thật sự có nguồn gốc từ các tiểu hành tinh? (Ảnh: NASA).

Tuy nhiên các nhà khoa học nhận định rằng giả thuyết này ít có khả năng xảy ra. Vào tháng 1 năm 2017, các nhà khoa học thấy ruteni trong lớp vỏ của Trái đất (một trong những kim loại bị hút bởi sắt) có kí hiệu nguyên tử khác với các tiểu hành tinh phổ biến trong hệ Mặt trời.

Như vậy, các vật liệu được cho là đến từ bên trong hệ Mặt trời – nơi hiếm các chất dễ bay hơi. Và các tiểu hành tinh không phải là nguồn gốc chính sinh ra nước trên Trái đất. Điều này củng cố thêm giả thuyết, nước đã tồn tại trên Trái đất trước khi các tiểu hành tinh va vào.

Ví dụ, có nhiều bằng chứng cho thấy các khoáng vật lâu đời nhất trên mặt đất (zircon) kết tinh từ nguồn đá macma, có xảy ra phản ứng với nước. Những khoáng chất này có tuổi từ 4.1 đến 4.3 tỉ năm, nhưng những vật liệu được cho là từ các tiểu hành tinh chỉ có tuổi đời khoảng 3.9 tỉ năm.

Hơn nữa, tìm thấy nước trong các tiểu hành tinh không có nghĩa là chúng có thể "vận chuyển" nước thành công đến Trái đất. Sự thật dưới những tác động của các tiểu hành tinh, khối lượng của Trái đất đã bị giảm đi chứ không phải tăng lên. Một trong những quá trình đó được gọi là sự va chạm hay tác động xói mòn.

Một nghiên cứu gần đây về những ảnh hưởng của miệng núi lửa Sudbury ở Canada cho biết, vụ va chạm trên đã làm bay hơi hầu hết những kim loại dễ bay hơi. Như thế, các chất dễ bay hơi như nước – dưới sự tác động cũng sẽ bị tiêu biến đi trong không gian.

Một bằng chứng nữa chứng tỏ các đại dương được hình thành từ rất sớm là có rất nhiều khí clo trên Trái đất. Sự có mặt của nước trên hành tinh vào thời kì đầu sẽ hòa tan clo và ngăn chúng biến mất. Không giống như các nhà khoa học hành tinh, các nhà địa hóa học từ lâu đã lập luận rằng: đại dương trên Trái đất không phải được tạo ra từ các sao chổi đóng băng, bởi vì chúng chứa nhiều loại hydrogen "nặng".

Từ các kết luận trên cho thấy, nước trên bề mặt của Trái đất thật sự được tích lũy bằng cách khử khí từ bên trong hành tinh. Nước được giữ trong lớp vỏ Trái đất dưới dạng các nhóm hydroxyl (một hydro và một nguyên tử oxy) và bị mắc lại trong các khoáng chất.

Nước trên bề mặt của Trái đất thật sự được tích lũy bằng cách khử khí từ bên trong hành tinh.

Khi lớp vỏ đá tan, nước hòa tan vào trong đá magcma. Khi magma trồi lên trên bề mặt và nguội đi, áp suất giảm xuống, các dạng tinh thể và nước được giải phóng qua các núi lửa. Với cơ chế này, nước từ các tầng sâu có thể được khử khí khi lên trên bề mặt.

Những thực nghiệm đầu tiên cho biết, khoáng chất ở độ sâu từ 150 đến 200km có thể chứa nước. Nhưng qua việc mô hình hóa và dữ liệu địa chấn, các nhà khoa học nói rằng, nước cũng có thể tìm thấy ở độ sâu từ 400 đến 660km dưới bề mặt.

Các dữ liệu về việc nghiên cứu các tinh thể kim cương hình thành dưới lòng đất cũng cho thấy, nước thậm chí có thể được lưu trữ sâu hơn. Nhưng nước cũng có thể được "tái chế" lại trong lớp vỏ. Điều này có nghĩa là có sự cân bằng giữa nước trong đại dương và nước được lưu giữ trong lớp vỏ. Chúng ta chỉ có thể suy đoán liệu còn bao nhiêu nước còn bị giữ lại ở những tầng sâu trong Trái đất mà thôi.

Mức trung bình của bề mặt biển so với đất liền vẫn không đổi trong gần bốn tỷ năm. Điều này chứng tỏ chu kỳ nước xuất hiện và được hấp thụ trở lại trong lớp vỏ đã giúp cuộc sống tiếp tục sinh sôi nảy nở trên hành tinh này.
1
0
Lê Thị Thảo Nguyên
06/06/2017 16:22:16
Tại sao nước biện lại mặn?
Lí do khiến nước biển mặn là do chúng chứa lượng muối rất lớn. Tính trung bình, các đại dương trên Trái đất chứa khoảng 3,5% thành phần là muối (natri clorua), tức là tương đương tổng cộng khoảng 50 triệu tỉ tấn muối. Nếu bạn rải toàn bộ số muối này lên đất liền, chúng đủ để tạo ra một lớp dày khoảng 152 mét.

Bằng cách nào số muối khổng lồ này xâm nhập được vào các đại dương? Theo nghiên cứu, một phần muối có nguồn gốc từ đá và các trầm tích dưới đáy biển. Số muối khác lại thoát ra từ các miệng phun núi lửa nằm ẩn sâu dưới những lớp sóng. Tuy nhiên, phần lớn lượng muối trong các đại dương lại bắt nguồn từ đất liền bao quanh chúng ta.

Nước mưa hòa tan các khoáng chất và muối từ đá và đất khô, rồi cuốn trôi chúng ra sông. Tuy nhiên, lượng muối tích tụ trong các sông vẫn rất nhỏ, không đầy 1/200 lượng natri clorua tồn tại trong nước biển. Dẫy vậy, lượng muối nhất định này vẫn tích tụ ở đó và cuối cùng cũng tới được các đại dương khi nước sông đổ về qua các cửa biển.

Điều quan trọng là, muối sau đó được cô đặc hơn trong các đại dương, do sức nóng mặt trời khiến nước trên bề mặt của chúng bốc hơi, để lại muối phía sau. Trên khắp toàn cầu, 4 tỉ tấn muối từ các dòng sông đã thâm nhập vào các đại dương mỗi năm. Vì vậy, các đại dương của chúng ta chắc chắn trở nên mặn hơn và mặn hơn nhiều so với thuở sơ khai. Tuy nhiên, lượng muối tăng thêm mỗi năm từ các dòng sông hiện nhìn chung cân bằng với lượng muối tích tụ trở lại dưới đáy biển.

Độ mặn của nước biển cũng không như nhau trên khắp Trái đất. Ở các vùng cực, nước biển không mặn bằng những nơi khác vì chúng đã được băng tan hòa loãng. Trong khi đó, ở các vùng nhiệt đới quanh xích đạo, lượng nhiệt nóng tăng thêm khiến lượng nước bốc hơi lớn hơn lượng nước mưa trút xuống, làm nước biển mặn hơn.

Hiện ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, sự khác biệt về độ mặn của nước biển trên khắp toàn cầu đang gia tăng. Chẳng hạn như, khi nhiệt độ nước biển tăng lên, một phần Đại Tây Dương tăng tốc bốc hơi nước và do đó tăng độ mặn của nước biển. Hiện tượng này trông có vẻ không quan trọng, nhưng càng có nhiều muối trong các đại dương, nước biển càng mặn và càng làm chậm lại quá trình hải lưu, ảnh hưởng tới sự lưu thông của các chất dinh dưỡng thiết yếu trong đại dương.
1
0
Lê Thị Thảo Nguyên
06/06/2017 16:23:29
Tại sao nước biển lại có màu xanh?
Ánh sáng mặt trời do ánh sáng của 7 màu: đỏ, cam, vàng, lục, lam, tím, cấu tạo thành. Khi ánh sáng mặt trời chiếu lên mặt biển, trong nước biển tồn tại rất nhiều phần tử lửng lơ có kích thước nhỏ, những ánh sáng có sóng dài như ánh sáng đỏ, cam không thể xuyên qua những vật cản này và tiến thẳng về phía trước.

Trong quá trình tiến thằng về phía trước, chúng không ngừng bị nước biển và các sinh vật biển hấp thu. Còn những ánh sáng có sóng ngắn như ánh sáng lam, tím tuy cũng có một phần bị nước biển và tảo biển hấp thụ nhưng phần lớn khi gặp sự cản trở của nước biển đều lần lượt tán xạ ra xung quanh hoặc phản xạ ngay trở lại. Cái chúng ta nhìn thấy chính là phần ánh sáng tán xạ hay bị phản xạ ra. Nước biển càng sâu, ánh sáng xanh bị tán xạ và phản xạ càng nhiều nên biển luôn có màu xanh bích.

Đặc biệt, còn có biển Đỏ vì ở nơi đây luôn có một loại rong màu đỏ sống và phát triển mạnh. Trong khi đó, biển Đen thì rất sậm màu vì nước biển chứa nhiều chất H2S (làm sậm màu nước biển bắt đầu từ độ sâu khoảng 100m trở xuống). 

Vậy tại sao sóng biển lại có màu trắng?
Cốc thủy tinh đều trong suốt không màu, các miếng thủy tinh sau khi cốc bị vỡ vẫn trong suốt, nhưng khi ta quét chúng lại với nhau, chúng sẽ trở thành một đống trắng xóa. Hơn nữa thủy tinh càng vỡ vụn, đống được vun lại có màu sắc càng trắng. Nếu thủy tinh bị vỡ thành các hạt thủy tinh (giống như bột) thì nó sẽ trông như một đống tuyết.

Tại sao lại như vậy?

Thực ra thủy tinh có thể xuyên thấu ánh sáng mặt trời và cũng có thể phản xạ lại, thủy tinh chất thành đống nên khi ánh sáng chiếu qua, ngoài hiện tượng phản xạ còn xảy ra nhiều đợt khúc xạ, còn tia sáng sau khi trải qua nhiều lần triết quang sẽ khúc xạ hoặc tán xạ ra theo những hướng khác nhau. Mắt chúng ta gặp phải tia sáng này sẽ có cảm giác trắng xoá.

Sóng biển cũng vậy, nó cũng làm cho tia sáng mờ ảo đi, vì thế khi nhìn thấy có màu trắng.
0
0
Trần Việt
09/06/2017 10:46:13
3. Ánh sáng gồm nhiều màu, các màu này truyền trong nước theo những cách ko giống nhau.Màu đỏ dừng lại ở độ sâu 4 m, màu vàng ở độ sau 10 m,. Chỉ có màu xanh xuyên xuống tận 100m. Không màu nào có thể vượt qua 200m đến 300m nên qua ngưỡngđó chỉ toàn màu đen. Vì vậy màu xanh thống trị biển khơi. Tuy nhiên, tùy theo đáy biển và thời điểm mà biển có thể màu xám hoặc màu xanh.
0
0
Trần Việt
10/06/2017 11:40:24
1.nước trên trái đất từ đầu đến 
-nước bao phủ hơn 70% bề mặt Trái Đất. Nước tuần hoàn từ các đại dương và sông ngòi, biến thành mây, bốc hơi và cứ thế lặp lại. Nước còn chiếm 60% trong cơ thể chúng ta.
​Tại sao hành tinh chúng ta lại có nguồn nước vô hạn? Chúng đến từ đâu? (Ảnh: randomwallpaper)

Chúng ta luôn ​xem nước là nguyên tố hiển nhiên phải có, nhưng trong thái dương hệ, nước lỏng hầu như không thể tìm thấy. Vậy tại sao hành tinh chúng ta lại có nhiều nước như thế? Và nó bắt nguồn từ đâu?

Giả thuyết thứ 1: Nước đến từ hình dạng nguyên thủy khi vũ trụ mới bắt đầu

Như chúng ta đã biết, nước được cấu thành từ hai phân tử hydro và oxy. Hydro xuất hiện từ khi vũ trụ mới hình thành, còn oxy xuất hiện sau đó khoảng vài trăm triệu năm khi các ngôi sao bắt đầu hình thành. Khi các ngôi sao nổ tung trong những vụ nổ vũ trụ, các nguyên tố như hydro, oxy văng ra khắp các vũ trụ và tạo thành những hợp chất mới như H20. Những phân tử nước này đã tồn tại trong đám mây bụi tạo nên Hệ Mặt Trời.​ ​ ​​​ ​ ​​ ​ ​ ​

Giả thuyết 1: Nước được tạo thành từ 2 nguyên tố hydro và oxy khi vũ trụ mới hình thành (Ảnh: sciencefocus)​ ​​ ​​​​​​​​

Theo giả thuyết trên​, nếu không có nhiều nước trên Trái Đất khi hình thành đất đá thì nhiệt độ sẽ cao và thiếu khí quyển sẽ khiến nó bốc hơi trở lại vào không gian. Nước sẽ không thể duy trì trên Trái Đất vào hàng trăm triệu năm như thế. Nhưng nước trở lại vào hành tinh chúng ta như thế nào? Câu trả lời vẫn chưa được tìm thấy cho giả thuyết này.​​

Giả thuyết thứ 2: Nước được hình thành từ những vụ va chạm thiên thạch với Trái Đất

Các nhà khoa học nghi ngờ rằng, nước chủ yếu đến với chúng ta nhờ các sao chổi băng, hoặc nhờ các thiên thạch đã đâm vào Trái Đất suốt hàng triệu năm. Khi nghiên cứu các thiên thạch chứa carbon hình thành không lâu sau khi Hệ Mặt Trời ra đời, các nhà khoa học thấy rằng chúng không chỉ chứa nước, mà còn chứa các hợp chất rất giống với đá trên Trái Đất. Điều này cho thấy Trái Đất đã tích trữ một lượng nước đủ lớn từ rất sớm để duy trì đến nay mặc dù trước đó không có khí quyển.​ ​ ​ ​​​ ​ ​​ ​ ​ ​

2.tại sao nước biển lại mặn 
- Lí do khiến nước biển mặn là do chúng chứa lượng muối rất lớn. Tính trung bình, các đại dương trên Trái đất chứa khoảng 3,5% thành phần là muối (natri clorua), tức là tương đương tổng cộng khoảng 50 triệu tỉ tấn muối. Nếu bạn rải toàn bộ số muối này lên đất liền, chúng đủ để tạo ra một lớp dày khoảng 152 mét.

Bằng cách nào số muối khổng lồ này xâm nhập được vào các đại dương? Theo nghiên cứu, một phần muối có nguồn gốc từ đá và các trầm tích dưới đáy biển. Số muối khác lại thoát ra từ các miệng phun núi lửa nằm ẩn sâu dưới những lớp sóng. Tuy nhiên, phần lớn lượng muối trong các đại dương lại bắt nguồn từ đất liền bao quanh chúng ta.

Nước mưa hòa tan các khoáng chất và muối từ đá và đất khô, rồi cuốn trôi chúng ra sông. Tuy nhiên, lượng muối tích tụ trong các sông vẫn rất nhỏ, không đầy 1/200 lượng natri clorua tồn tại trong nước biển. Dẫy vậy, lượng muối nhất định này vẫn tích tụ ở đó và cuối cùng cũng tới được các đại dương khi nước sông đổ về qua các cửa biển.

Điều quan trọng là, muối sau đó được cô đặc hơn trong các đại dương, do sức nóng mặt trời khiến nước trên bề mặt của chúng bốc hơi, để lại muối phía sau. Trên khắp toàn cầu, 4 tỉ tấn muối từ các dòng sông đã thâm nhập vào các đại dương mỗi năm. Vì vậy, các đại dương của chúng ta chắc chắn trở nên mặn hơn và mặn hơn nhiều so với thuở sơ khai. Tuy nhiên, lượng muối tăng thêm mỗi năm từ các dòng sông hiện nhìn chung cân bằng với lượng muối tích tụ trở lại dưới đáy biển.Độ mặn của nước biển cũng không như nhau trên khắp Trái đất. Ở các vùng cực, nước biển không mặn bằng những nơi khác vì chúng đã được băng tan hòa loãng. Trong khi đó, ở các vùng nhiệt đới quanh xích đạo, lượng nhiệt nóng tăng thêm khiến lượng nước bốc hơi lớn hơn lượng nước mưa trút xuống, làm nước biển mặn hơn.

Hiện ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, sự khác biệt về độ mặn của nước biển trên khắp toàn cầu đang gia tăng. Chẳng hạn như, khi nhiệt độ nước biển tăng lên, một phần Đại Tây Dương tăng tốc bốc hơi nước và do đó tăng độ mặn của nước biển. Hiện tượng này trông có vẻ không quan trọng, nhưng càng có nhiều muối trong các đại dương, nước biển càng mặn và càng làm chậm lại quá trình hải lưu, ảnh hưởng tới sự lưu thông của các chất dinh dưỡng thiết yếu trong đại dương

3.tại sao biển lại có màu xanh
- 3. Ánh sáng gồm nhiều màu, các màu này truyền trong nước theo những cách ko giống nhau.Màu đỏ dừng lại ở độ sâu 4 m, màu vàng ở độ sau 10 m,. Chỉ có màu xanh xuyên xuống tận 100m. Không màu nào có thể vượt qua 200m đến 300m nên qua ngưỡngđó chỉ toàn màu đen. Vì vậy màu xanh thống trị biển khơi. Tuy nhiên, tùy theo đáy biển và thời điểm mà biển có thể màu xám hoặc màu xanh.
0
0
Trần Việt
10/06/2017 11:42:37
Tại sao nước biện lại mặn?
Lí do khiến nước biển mặn là do chúng chứa lượng muối rất lớn. Tính trung bình, các đại dương trên Trái đất chứa khoảng 3,5% thành phần là muối (natri clorua), tức là tương đương tổng cộng khoảng 50 triệu tỉ tấn muối. Nếu bạn rải toàn bộ số muối này lên đất liền, chúng đủ để tạo ra một lớp dày khoảng 152 mét.

Bằng cách nào số muối khổng lồ này xâm nhập được vào các đại dương? Theo nghiên cứu, một phần muối có nguồn gốc từ đá và các trầm tích dưới đáy biển. Số muối khác lại thoát ra từ các miệng phun núi lửa nằm ẩn sâu dưới những lớp sóng. Tuy nhiên, phần lớn lượng muối trong các đại dương lại bắt nguồn từ đất liền bao quanh chúng ta.

Nước mưa hòa tan các khoáng chất và muối từ đá và đất khô, rồi cuốn trôi chúng ra sông. Tuy nhiên, lượng muối tích tụ trong các sông vẫn rất nhỏ, không đầy 1/200 lượng natri clorua tồn tại trong nước biển. Dẫy vậy, lượng muối nhất định này vẫn tích tụ ở đó và cuối cùng cũng tới được các đại dương khi nước sông đổ về qua các cửa biển.

Điều quan trọng là, muối sau đó được cô đặc hơn trong các đại dương, do sức nóng mặt trời khiến nước trên bề mặt của chúng bốc hơi, để lại muối phía sau. Trên khắp toàn cầu, 4 tỉ tấn muối từ các dòng sông đã thâm nhập vào các đại dương mỗi năm. Vì vậy, các đại dương của chúng ta chắc chắn trở nên mặn hơn và mặn hơn nhiều so với thuở sơ khai. Tuy nhiên, lượng muối tăng thêm mỗi năm từ các dòng sông hiện nhìn chung cân bằng với lượng muối tích tụ trở lại dưới đáy biển.

Độ mặn của nước biển cũng không như nhau trên khắp Trái đất. Ở các vùng cực, nước biển không mặn bằng những nơi khác vì chúng đã được băng tan hòa loãng. Trong khi đó, ở các vùng nhiệt đới quanh xích đạo, lượng nhiệt nóng tăng thêm khiến lượng nước bốc hơi lớn hơn lượng nước mưa trút xuống, làm nước biển mặn hơn.

Hiện ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, sự khác biệt về độ mặn của nước biển trên khắp toàn cầu đang gia tăng. Chẳng hạn như, khi nhiệt độ nước biển tăng lên, một phần Đại Tây Dương tăng tốc bốc hơi nước và do đó tăng độ mặn của nước biển. Hiện tượng này trông có vẻ không quan trọng, nhưng càng có nhiều muối trong các đại dương, nước biển càng mặn và càng làm chậm lại quá trình hải lưu, ảnh hưởng tới sự lưu thông của các chất dinh dưỡng thiết yếu trong đại dương.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Khoa học Lớp 9 mới nhất
Trắc nghiệm Khoa học Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư