Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết một bài văn tả cây cổ thụ

viết 1 bài văn tả cây cổ thụ 
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
96
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Cây cổ thụ là một loại cây cổ thụ rất đặc biệt và quý hiếm. Với thân cây to lớn, vững chãi và bề thế, cây cổ thụ trở thành biểu tượng của sự kiên cường và sức mạnh bất khuất.

Cây cổ thụ có thân cây màu nâu đậm, bề mặt trơn bóng và có những vết nứt sâu tạo nên vẻ đẹp hoang sơ và cổ kính. Những cành cây cổ thụ mọc ra từ thân cây dày và chắc chắn, mang đến hình ảnh mạnh mẽ và uy nghi của cây cổ thụ.

Lá của cây cổ thụ có hình dạng đặc biệt, dài và hẹp, màu xanh đậm và bóng lộn. Khi gió thổi, lá cây cổ thụ reo mình nhẹ nhàng, tạo nên âm thanh êm đềm và thư thái. Cây cổ thụ còn có hoa nhỏ màu trắng tinh khôi, lan tỏa hương thơm dịu nhẹ khắp nơi.

Cây cổ thụ thường được trồng ở các công viên, khu vườn hoặc trong các khuôn viên của các ngôi đền, chùa. Với vẻ đẹp hoang sơ và cổ kính, cây cổ thụ không chỉ làm cho không gian trở nên xanh mát và tươi mới mà còn góp phần tạo nên không khí yên bình và thanh tịnh.

Cây cổ thụ là biểu tượng của sự bền vững, kiên cường và sức mạnh bất khuất. Nhìn vào cây cổ thụ, chúng ta nhớ đến sự kiên trì, bền bỉ và lòng can đảm trong cuộc sống. Đó chính là lý do tại sao cây cổ thụ luôn được người ta tôn trọng và yêu mến.
1
0
+5đ tặng

Tả cây Bàng 

Trong các loài cây trên đất nước Việt Nam, cây nào cũng có vẻ đẹp và ý nghĩa riêng của có. Nhưng với tôi, có lẽ cây bàng là người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bàng như một sinh thể sống bởi bàng là chứng nhân cho biết bao kỉ niệm vui buồn thời thơ ấu của tôi.

Từ khi biết nô đùa, chạy nhảy cùng lũ bạn gần nhà, tôi đã thấy cây bàng đứng sừng sững ở đầu làng gần khu chợ nhỏ từ bao giờ. Nhìn từ xa, cây bàng như một chiếc ô khổng lồ. Thân cây to, nổi lên những u, những cục sần sùi. Bà tôi bảo đó là mắt của bàng. Rễ cây bám sâu vào trong lòng đất vững vàng qua mưa gió. Các bạn cùng lứa tuổi với tôi thường ngắm màu đỏ của hoa phượng để đón chờ hè tới. Nhưng tôi lại thích ngắm sự đổi thay kỳ diệu của những mầm chồi non của bàng chuyển dần thành lá – với tôi, đó là sự báo hiệu của ngày hè.

Mùa hè, bàng khoác trên mình chiếc áo màu xanh. Những tán lá như những chiếc lọng xanh mát rượi che đi cái nắng oi ả trong buổi trưa hè. Dưới gốc bàng là cả một kho cổ tích của lũ trẻ con xóm nhỏ. Bọn trẻ chúng tôi thường lấy lá bàng làm những chú trâu chọi, nghênh nghênh đôi sừng nhọn hoắt, sáp vào nhau trong tiếng hò reo náo nhiệt. Những đêm trăng sáng mất điện, chúng tôi lại rủ nhau chơi trò “rồng rắn” quanh gốc bàng cổ thật vui…Gốc bàng xù xì, rễ tỏa ra nhiều phía nên bao nhiêu sinh lực bàng dành hết cho lá, cho cành, cho những chùm hoa trắng nhỏ li ti kết thành trái.

Bàng hứng nắng trên đầu để gốc mát quanh năm, để ánh nắng trưa hè lọc qua lung linh huyền ảo. Trong tán lá bàng xanh ấy là thế giới riêng của những chú chim sẻ, chim sâu bé nhỏ. Đứng dưới gốc bàng nghe tiếng kêu lích chích của chung rộ lên thật vui tai. Tạm biệt mùa hè, bàng đón thu sang với làn sương mỏng cùng ánh nắng thu hanh hao để những chiếc lá xanh của mình chuyển dần sang màu vàng. Rồi một ngày gió heo may se lạnh, những cơn mưa thưa dần, đó cũng là lúc quanh gốc bàng đã lác đác rụng những quả bàng chín.

Lũ trẻ xóm tôi, cứ đi học về là lại đến bên cây bàng tìm hái bàng để ăn. Với chúng tôi, bàng chín là một món đặc sản ngon tuyệt. Bàng chín ăn có vị ngòn ngọt, chua chua, hơi chan chát… Nếu ai đã cầm trái bàng chín trên tay, chắc chắn sẽ không thể nào quên được mùi thơm dịu toả ra từ lớp vỏ vàng bóng. Đập vỡ hạt ra bạn sẽ thấy nhân trái bàng màu trắng đục, ăn thơm béo lạ thường.Phải chăng rễ bàng đã phải cần mẫn, vất vả chắt chiu màu mỡ trong lòng đất mẹ để chúng tôi có được những trái, nhân ngon, ngọt lành đến vậy!

Lá bàng từ màu vàng nhạt, đậm dần rồi chuyển sang nhuộm màu đỏ sẫm. Đó là lúc bàng gửi những tấm thiệp hồng đầu đông cho con người, cho cây cỏ. Từng cơn gió bấc thổi mạnh, lá bàng lìa khỏi cành bay vào không gian như nuối tiếc điều gì đó rồi nhẹ nhàng đáp xuống cỏ. Đông đã đến thật rồi! Bàng trút lá, cành cây trơ trụi khẳng khiu giữa mùa đông buốt giá. Nhiều hôm mưa phùn, gió bấc, tôi thấy thương cây bàng vô cùng và thầm hỏi: “Bàng ơi, trời lạnh lắm, bạn có rét nhiều không?” Lá bàng khô rơi xào xạc trên lối mòn như trả lời: “Cám ơn bạn, mình không sao đâu".

Thu qua, đông tới, và rồi xuân sẽ lại sang, chúng tôi quen rồi bạn ạ!” Giã từ những ngày đông giá rét, xuân về, cây bàng khoác lên mình những đốm lửa màu xanh. Rồi những đốm lửa màu xanh ấy cứ lớn dần, lớn dần,… Bàng cựa mình, rung rinh hé mắt nhìn bầu trời xanh thẳm. Và kì diệu thay, chỉ vài ba hôm không để ý, bàng đã hoàn toàn đổi khác với tấm áo choàng xanh non tươi mới. Cây xòe rộng tán, đung đưa lá cành vẫy gọi chim chóc trở về tụ họp hót ríu ran. Lũ trẻ con chúng tôi lại nô đùa vui vẻ dưới gốc bàng, ngước lên nhìn cây bàng đổi thay sắc áo và mong đợi một mùa hè với bao kỉ niệm tuyệt vời…

Cây bàng thân thuộc, gắn bó với tuổi thơ, với lứa tuổi học trò. Thời gian dần trôi, cây bàng vẫn đứng đó ở đầu xóm nhỏ, xoè tán rộng che nắng che mưa cho bao thế hệ con người. Có ai lớn lên, đi xa còn nhớ về cây bàng? Còn tôi, mỗi khi cầm trái bàng chín trên tay lại nghe như có tiếng ai đó trong gió vọng về: “Bạn ơi, cuộc đời này đẹp lắm!” Đó là tiếng của đất, của trời, hay là tiếng của cây bàng cổ thụ thân yêu?

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
_MA NÈ_
18/03 20:20:37
+4đ tặng

Bên bến sông làng em có trồng một cây gạo. Cây gạo ấy đã rất lớn tuổi rồi, nên cao lớn và xum xuê lắm.

Cây gạo rất cao, cao hơn tất cả những cây thân gỗ khác trồng ở dọc bờ sông. Thân cây to bằng hai lần cái cột nhà. Lớp vỏ quanh thân cây thô ráp, sần sùi, nứt nẻ thành từng khe dọc theo chiều dài của cây. Đó là đặc điểm cho em biết cây đã đứng ở bến sông này rất lâu rồi. Cành cây gạo rất nhiều, to nhỏ, dài ngắn gì cũng có cả. Chúng mọc đan xen, chồng chéo lên nhau tạo thành cái khung lớn. Trên cái khung đó, lợp đầy những chiếc lá gạo xanh sẫm, hơi dài mọc thành cụm như đóa hoa. Nhưng tất nhiên, nó chưa thể đẹp bằng hoa gạo. Hoa gạo nở vào tháng ba. Từng đóa hoa to như nắm tay với cánh hoa đỏ rực, thắp sáng cả bờ sông. Mùa hoa gạo nở, bến sông bỗng đông đúc hơn bởi khách đến xem hoa và chim chóc từ xa bay đến. Chờ khi hoa tàn, bến sông mới yên ắng lại. Lúc này, cây gạo cho ra những trái chứa đầy bông trắng bên trong.

Cây gạo to lớn, thô kệch nhưng hiền lành. Suốt bao năm cây che mưa che nắng cho người dân ra bến sông chờ đò. Rồi còn cho người nông dân hái bông, hái hoa nữa. Có lẽ chính vì thế, mà người dân làng em ai ai cũng yêu cây gạo lắm.

Tả cây cổ thụ lớp 5 Ngắn nhất mẫu 2

Bốn phía ở làng quê em đều trồng nhiều cây gạo. Cây gạo như thật quen thuộc với tất cả người dân làng em và đặc biệt với lũ trẻ chúng em thường thường hay tụ tập để có thể chơi đùa dưới tán lá râm mát của cây.

Tháng ba, gạo ra hoa. Nụ gạo to bằng cái chén uống rượu của các cụ, màu đỏ nâu, đỏ sẫm. Nụ hoa có cái cuống to bằng chiếc đũa, dài độ đốt ngón tay. Hoa gạo nở xoè to hơn cái chén tống, có nhiều cánh, màu đỏ hồng, đỏ tươi. Tháng tư, trong nắng hè chói chang, cây gạo làng em nở hoa như thắp muôn nghìn ngọn lửa cháy rừng rực giữa trời xanh. Sớm sớm, chiều chiều, có hàng trăm con chim kéo đến: chim cu gáy, chim sáo sậu, sáo đen, chim sâu, chim vành khuyên, chim quạ.. Chúng hát, chúng chuyện trò râm ran, chúng bay lượn. Tưởng như bầy chim trời kéo về dự hội hoa gạo.

Gạo nở hoa rồi kết thành trái. Cuối tháng sáu, đầu tháng bảy, trái gạo chín nở xoè ra nhiều múi. Bông gạo trắng tinh mang theo hạt gạo, được gió đưa đi khắp mọi chân trời. Bông gạo bay lơ lửng như những chiếc khăn voan tuyệt đẹp.

Cây gạo là một trong những vẻ đẹp của quê em. Năm nay, gạo nở hoa đỏ rực, báo tin một vụ chiêm bội thu.

0
0
+3đ tặng

Dưới ánh nắng chiều tà, bóng cây cổ thụ hiện lên như một bức tranh huyền diệu, đẹp đến nao lòng. Cây vươn cao vút, thân cây vững chãi như một bậc đế vương, đón nhận ánh sáng vàng ươm từ bầu trời. Những dải vỏ cây đã lão luyện, nứt nẻ nhưng vẫn đầy sức sống, kể lên câu chuyện của thời gian và lịch sử.

Nhìn từ xa, dáng vẻ của cây cổ thụ là một biểu tượng của sức mạnh và sự kiên cường. Những cành cây vươn ra đều đặn, như những ngón tay vươn lên trời, tạo nên một hình ảnh hùng vĩ và uy nghiêm. Lá cây màu xanh ngắt, dày dặn và to lớn, tạo bóng mát mịn màng dưới bóng cây.

Dưới gốc cây, những đám cỏ mềm mại mọc um tùm, tạo thành một tấm thảm xanh mướt, là nơi lí tưởng cho những sinh vật nhỏ bé tìm ẩn náu. Âm thanh của gió vuốt nhẹ qua những cành lá, tạo ra giai điệu êm đềm, như là lời ru an ủi cho lòng mỗi người.

Cây cổ thụ là biểu tượng của sự bền bỉ và sức sống mãnh liệt của thiên nhiên. Mỗi góc nhìn, mỗi chi tiết trên cây đều mang đến cho ta cảm giác kích thích và sự ngưỡng mộ trước vẻ đẹp vĩnh cửu của cây cổ thụ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×