LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

1 đoạn văn về việc tết kiệm tiền của học sinh (7 đến 10 câu)

1 đoạn văn về việc tết kiệm tiền của học sinh (7 đến 10 câu)
3 trả lời
Hỏi chi tiết
77
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong dịp Tết, việc kiếm tiền của học sinh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Họ có thể làm việc part-time, bán đồ handmade hoặc thậm chí làm việc nhà để kiếm thêm thu nhập. Việc tiết kiệm tiền này giúp học sinh tự chủ hơn trong việc chi tiêu và cũng giúp gia đình không phải lo lắng về việc chuẩn bị cho ngày Tết. Ngoài ra, việc kiếm tiền còn giúp học sinh rèn luyện kỹ năng quản lý tài chính và trách nhiệm trong công việc. Tuy nhiên, học sinh cũng cần phải cân nhắc giữa việc kiếm tiền và việc học để đảm bảo không ảnh hưởng đến kết quả học tập của mình.
4
1
Phuonggg
19/03 14:21:13
+5đ tặng
Tiết kiệm là một đức tính cần có của tất cả chúng ta. Đó là khả năng sử dụng hợp lí, không lãng phí hay bừa bãi các giá trị vật chất. Tuy nhiên, bản chất của tiết kiệm là gì và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Bản chất của tiết kiệm chính là khả năng đưa ra quyết định đúng đắn về cách sử dụng tài nguyên và kinh phí một cách hiệu quả nhất. Đó là sự cân đối giữa nhu cầu ngày càng tăng của con người với sự giới hạn của tài nguyên tự nhiên, cũng như khả năng tích lũy và sử dụng của con người. Tiết kiệm giúp cho chúng ta có khả năng tiết chế chi tiêu không cần thiết, đồng thời tập trung vào việc sử dụng tài nguyên và kinh phí để đáp ứng nhu cầu của mình một cách hợp lý và bền vững. Tiết kiệm quan trọng bởi vì nó đảm bảo sự phát triển lâu dài và bền vững của mỗi cá nhân, cũng như xã hội nói chung. Nếu chúng ta không biết tiết kiệm và phung phí tài nguyên một cách vô tội vạ, không chỉ ảnh hưởng đến chính bản thân mà còn gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội, và cả cho môi trường. Nước, than, dầu mỏ, khí đốt, các loại tài nguyên tự nhiên không phải là vô tận và nếu không được sử dụng đúng cách thì chúng sẽ cạn kiệt. Đồng thời, khả năng tích lũy của con người cũng có giới hạn. Nếu ta không có kế hoạch tài chính lâu dài, phung phí tiền bạc, ta sẽ sớm rơi vào nghèo túng và nợ nần. Tuy nhiên, ngày nay vẫn còn nhiều người, đặc biệt là thế hệ trẻ không có ý thức về việc hình thành cho bản thân một lối sống tiết kiệm. Thực tế còn rất nhiều người sử dụng tiền bạc, tài sản, hay những tài nguyên thiên nhiên một cách vô cùng phung phí. Đó là những thói quen xấu cần phải thay đổi ngay lập tức để giữ gìn tài nguyên của chính bản thân cũng như của toàn nhân loại.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
2
3
+4đ tặng
Người ta giàu vì biết lao động, giàu hơn nữa vì biết tiết kiệm chi tiêu. Xã hội phồn thịnh cũng bởi mỗi cá nhân biết chi tiêu đúng cách. Tiết kiệm là sử dụng hợp lý của cải, thời gian, công sức lao động một cách có hiệu quả. Người tiết kiệm là người biết cân đối, biết chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố, nhằm giảm bớt hao phí trong sản xuất nhưng vẫn đạt được mục tiêu đề ra. Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng thành quả lao động của bản thân và của người khác, làm giàu cho bản thân, gia đình và đất nước. Bởi thế, tiết kiệm là một đức tính tốt đẹp và cần có ở mỗi người. Mỗi học sinh cần phải rèn luyện cho mình tính tiết kiệm và xây dựng lối sống giản dị, tránh xa lối sống đua đòi, xa hoa và lãng phí,. Trong học tập, sắp xếp khoa học tránh lãng phí thời gian. Trong cuộc sống, biết bảo quản, tận dụng các đồ dùng học tập, lao động, sử dụng điện, nước hợp lí, tiết kiệm tiền bạc, của cải và thời gian. Tuy nhiên, tiết kiệm không có nghĩa là tằn tiện quá mức mà phải chi tiêu hợp lí, đảm bảo hiệu quả cao nhất, phục vụ tốt nhất cho công việc và cuộc sống của mình. Người không có tính tiết kiệm không những có thể làm tổn thất của cải, vật chất của xã hội mà bản thân cũng dễ rơi vào cuộc sống nghèo khó.
Nguyễn Kiên Quốc
chấm điểm cho tớ đc khum ạ
2
3
manh
19/03 14:33:01
+3đ tặng
Tiết kiệm là đức tính cần có của tất cả chúng ta. Vậy bản chất của tiết kiệm là gì? Tại sao nó lại quan trọng với con người đến vậy? Tiết kiệm là sử dụng hợp lí, không lãng phí hay bừa bãi các giá trị vật chất. Ai cũng hiểu tài nguyên trên Trái Đất không gì là vô tận. Nước, than, dầu mỏ, khí đốt, dẫu có nhiều đến đâu mà không được sử dụng đúng cách chắc chắn sẽ sớm cạn kiệt. Tương tự, khả năng tích lũy của con người cũng là có hạn. Nếu không có dự tính lâu dài, ăn tiêu phung phí, chẳng mấy chốc ta sẽ rơi vào nghèo túng nợ nần. Bởi vậy, có thể khẳng định, tiết kiệm chính là nền tảng đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, bền vững của mỗi cá nhân nói riêng cũng như xã hội nói chung. Vậy nhưng, ngày nay, vẫn còn không ít kẻ sử dụng phung phí, thậm chí là tận thu tận diệt sản vật tự nhiên, không có ý thức giữ gìn, nâng niu tài sản chung của bản thân và nhân loại. Đồng thời, cũng có những người lầm lẫn giữa tiết kiệm với ki bo, bủn xỉn, không biết cách cho đi dù chỉ một đồng. Là thế hệ trẻ nắm giữ tương lai của đất nước, chúng ta cần nói không với các hiện tượng tiêu cực này và bắt đầu thực hành tiết kiệm từ những điều nhỏ nhất: tắt đèn khi ra khỏi phòng, vặn vòi nước thật chặt nếu không sử dụng. Bởi đúng như Benjamin Franklin đã nói: “Hãy cẩn thận với những chi phí nhỏ. Một lỗ rò bé có thể làm đắm cả con tàu.”

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục Công dân Lớp 7 mới nhất
Trắc nghiệm Giáo dục Công dân Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư