Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Cách dùng too, so, either, neither?

1. Cách dùng too, so, either, neither
2. Cách dùng a, an, any, some, how much, how many
3. Thì QKĐơn
    Thì HTHThành
    cách chi động từ ở hai thì
5 trả lời
Hỏi chi tiết
5.043
7
2
Phạm Thu Thuỷ
27/11/2018 20:07:41
So/Too
A: I like learning English at AMA
B: I like learning English at AMA, too/I like too
A: I like learning English
B: So do I
Hai ví dụ trên có cùng một nghĩa nhưng cách dùng lại khác nhau.
Giống nhau: So và too đều được dùng cho câu khẳng định (positive/ affirmative statements).
Khác nhau: Chúng ta thấy "too" đứng cuối câu cùng của câu, còn "so" lại đứng đầu câu. Bên cạnh đó khi các bạn dùng "too" thì vị trí của các thành phần của câu không có gì thay đổi "S + V+ O". Trong khi đó khi dùng "so", từ này được đặt ở đầu câu, đồng thời đảo vị trí của chủ ngữ và động từ trong câu theo dạng "so + auxiliary verb + S".
Either/ neither
A: I don’t like eating fish.
B: I don’t like eating fish, either/I don’t like, either
A: I don’t like eating fish.
B: Neither do I
Nếu như "so/ too" dùng cho câu khẳng định thì "either/ neither" dùng cho câu phủ định (negative statements).
Cụm "not…..either" có từ "either" đứng cuối câu và vị trí câu không thay đổi "S + V + O".
"Neither" được đặt ở đầu câu và vị trí trong câu sẽ bị thay đổi thành "Neither + auxiliary verb+ S"
Chú ý: not either = neither.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
8
5
Vô Hình Người
27/11/2018 20:14:45
trường hợp phủ định:
         dùng either đứng cuối câu
                  neither đầu câu
khi mang nghĩa khẳng định:
          dùng : so đầu câu 
                    too cuối câu
đây là cách mà cô mình dạy nhé!!
 
7
0
Nhược Đan Đan
27/11/2018 20:24:39
Cách dùng Too, So, Either, Neither
* Too và So có nghĩa là "cũng vậy".
Khi nhắc lại một điều giống người đã nói trước, ta có thể dùng Too, So.
- Too đặt ở cuối câu, sau một dấu phẩy.
e.g
A. I can speak English.
B. I can speak English, too.
Trong thực tế người ta thường dùng động từ đặc biệt (động từ khiếm khuyết, trợ động từ) để nói ngắn gọn thay vì phải lặp lại cả câu.
e.g
A. I can speak English.
B. I can, too.
A. I am hungry.
B. I am, too.
A: I like films.
B: I do, too
- So đặt ở đầu câu, sau So là động từ đặc biệt (động từ khiếm khuyết/ trợ động từ) rồi đến chủ từ.
So + V (đặc biệt)+ Subject.
e.g.
A. I can speak English.
B. So can I.
A. I am hungry.
B. So am I.
Nếu là động từ thường, ta dùng trợ động từ Do, Does.
e.g
A. I like football.
B. I do, too.
A. I drink coffee..
B. So do I.
A. I go to school by bus.
B. So does Tom/ my brother.
* Either và Neither nghĩa là “cũng không".
Khi người thứ nhất nói một điều phủ định và người thứ hai nói giống như vậy, có thể dùng hai từ này.
Either đặt ở cuối câu, sau một dấu phẩy. (có người không phẩy)
e.g
A. I’ m not sick.
B. I’ m not sick, either. (thực tế: I’ m not, either.)
A. I don’t live here.
B. I don’t (live here), either.
Neither đặt ở đầu câu, sau Neither là động từ đặc biệt (động từ khiếm khuyết, trợ động từ) rồi đến chủ từ. (chỗ này giống So)
Neither + V (đặc biệt)+ Subject.
*Lưu ý:
Sau Neither không có not, chúng ta có thể nhớ Neither = not + either, như vậy đã có neither thì không cần not nữa.
e.g.
A. I can’t swim.
B. Neither can I
A. I don’t smoke.
B. Neither do I.
Ngoài ta trong văn nói,để cho gọn thì người ta hay dùng Me too và Me neither
Cách sử dụng BOTH ... AND - NEITHER ... NOR - EITHER ... OR - NOT ONLY ... BUT ALSO
1) BOTH ... AND ( vừa..vừa... , cả .... lẫn..)
Ví dụ:
Both Mary and Tom are students ( cả Mary lẫn Tom đều là sinh viên)
I like both oranges and apples. ( tôi thích cả cam và táo)
2) NOT ONLY ... BUT ALSO ( không những ... mà còn ... )
Công thức giống như both ..and
Ví dụ:
Not only Mary but also Tom likes dogs ( không những Mary mà Tom đều thích chó )
3) NEITHER ... NOR ( không.... cũng không..., cả 2 đều không..)
Ví dụ:
Neither Mary nor Tom likes dogs ( cả Mary lẫn Tom đều không thích chó )
4) EITHER ... OR ( hoặc là ....hoặc là ...)
Ví dụ:
Either Mary or Tom likes dogs ( hoặc là Mary hoặc là Tom thích chó )
Lưu ý:
Tất cả các cấu trúc trên chỉ dùng cho 2 đối tượng.
CÁCH NỐI CÂU VỚI CÁC CẤU TRÚC TRÊN:
Nguyên tắc cơ bản:
Tất cả các vị trí dấu 3 chấm ( ... ) trong các cấu trúc trên đều phải cùng loại từ với nhau.
Ví dụ:
I like both dogs and cats ( danh từ - danh từ)
I am both tall and fat ( tính từ - tính từ )
I not only drank some wine but also ate a cake. ( động từ - động từ )
Not only did I drink some wine but also I ate a cake. ( mệnh đề - mệnh đề )
Trong câu trên khi not only đứng đầu câu thì phải đảo ngữ.
Riêng trường hợp not only .... but also .... có thể có vài biến thể không tuân thủ nguyên tắc này, tuy nhiên khi học thì nên học cái chuẩn nhất và một khi đã nắm vững cách dùng rồi thì mới học thêm biến thể, nếu không sẽ dễ dẫn đến hiểu sai.
Các biến thể có thể có của not only ...but also là :
Not only clause ( đảo ngữ)...... but clause .....as well ( as well để ở cuối )
Not only clause ( đảo ngữ)...... but clause..... ( chỉ dùng but mà thôi )
Not only clause ( đảo ngữ)...... but S also V ....( chen chủ từ vào giữa )
Cách nối 2 câu:
Nhìn 2 câu từ ngoài vô, nếu gặp những yếu tố nào giống nhau thì nhập lại thành một, khi gặp các chữ khác nhau thì tách ra làm hai cho vào hai vị trí .... của công thức.
Ví dụ:
I like dogs. I like cats. ( both ... and...)
=> I like both dogs and cats.
My father likes dogs. My mother likes dogs. ( both ...and ... )
=> Both my father and my mother like dogs.
Riêng cấu trúc neither .. nor... phải bỏ not
Ví dụ:
I don't buy the book at that store. I don't buy the pen at this shop.
=> I buy neither the book at that store nor the pen at this shop.
Khi gặp both ...and ... thì động từ luôn chia số nhiều.
Khi gặp either ...or..., neither ....nor..... , not only... but also ..., thì động từ chia theo danh từ nào đứng gần động từ nhất
4
0
Vô Hình Người
27/11/2018 20:27:06
CÁCH SỬ DỤNG "SOME, MANY, MUCH, ANY, A LOT OF, LOTS OF"
1. Some.
some: vài, 1 vài, 1 ít trong số, 1 số.
some được xem là hình thức số nhiều của a, an.
some đứng trước danh từ số nhiều đếm được và danh từ ko đếm được.
EX: There’s some milk in the fridge. Có 1 ít sữa trong tủ lạnh.
There are some books on the table. Có vài quyển sách trên bàn.
- Sử dụng “some” khi chưa xác định rõ số lượng.
- Sử dụng “some” trong câu hỏi để bộc lộ rõ ý muốn của ng` nói, đặc biệt trong câu yêu cầu và đề nghị.Khi đó,ng` nói mong muốn dc đáp lại bằng “yes”.
EX: Did you buy some milk? Bn đã mua 1 ít sữa phải ko?
2. Many
many: nhiều.
many thường đứng trước danh từ đếm được
- Sử dụng “many” khi muốn ám chỉ 1 số lượng lớn.
- Dc dùng chủ yếu trong câu hỏi và câu phủ định.
EX: I have many friends here. Ở đây tôi có nhiều bạn.
How many floors does your school have? Trường bạn có bao nhiêu tầng?
There aren’t many students in this school. Không có nhiều học sinh ở trường này.
3. Any
any ko có nghĩa xác định.
any thường được dùng trong câu hỏi và câu phủ định.
any đứng trước danh từ số nhiều đếm được hoặc danh từ ko đếm được.
- Khi đạt câu hỏi với “any”, người đó ngụ ý nghi ngờ, không biết điều mình hỏi có hay không có.
EX: Are there any oranges? Có quả cam nào không?
No, there aren’t any oranges. Không, không có quả cam nào cả.
Is there any cheese in the fridge? Có chút phomat nào trong tủ lạnh không?
No, there isn’t any cheese in the fridge./No,there isn’t.
4. Much
much thường dùng trong câu phủ định và câu hỏi.
much đi với danh từ không đếm được.
EX: I don’t have much time. Tôi ko có nhiều thời gian.
I don’t have much money. Tôi ko có nhiều tiền.
5. A lot of và lots of
a lot of có nghĩa là nhiều, 1 số lượng nhiều
a lot of thường được dùng trong câu khẳng định.
a lot of là cách nói khác của lots of.
a lot of và lots of thường đi với danh từ không đếm được và danh từ số nhiều.
EX: There’s a lot of rain today. Hôm nay mưa nhiều.
A lot of students are studying in the library. Nhiều học sinh đang học bài trong thư viện.
There are lots of people here. Có nhiều người ở đây.
cách chia thì:
QKĐ
Tùy theo chủ ngữ của câu mà động từ to-be có thể được chia theo dạng số ít hay dạng số nhiều
You/They/Were/ danh từ số nhiều Were
Thêm not vào sau động từ To-be: was not, were not
- Dạng rút gọn: wasn’t, weren’t
Động từ thường bao gồm những động từ mà tự nó không thể thành lập được thể nghi vấn hay phủ định mà nhờ vào các động từ trợ giúp (helping verbs)
- Động từ thường có thể là động từ hợp quy tắc hoặc động từ bất quy tắc
· Động từ hợp quy tắc: thêm ED vào sau động từ nguyên mẫu
-Động từ bất quy tắc: chuyển động từ nguyên mẫu sang động từ quá khứ ở cột 2 trong bảng động từ bất quy tắc
Động từ KHIẾM KHUYẾT
Can -> Could
Will -> Would
May -> Might
Shall -> Should
hết chỗ chứa rồi
2
0
Vô Hình Người
27/11/2018 20:33:22
HTHT
HAVE + :
  • Động từ có quy tắc (regular verb): ta thêm ed vào sau động từ nguyên mẫu
  • Động từ bất quy tắc (irregular verb): lấy ở cột ba của bảng doongjt ừ bất quy tắc

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư