" Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao"
Tình yêu quê hương là mảnh đất thân thương, là mái nhà ấm áp, là nơi tìm về bình yên nhất của mỗi con người.Trong bài ca daohai câu đầu là hình ảnh chàng trai đi làm thợ, đi lính thú, đi tha hương cầu thực...nhưng vẫn luôn nhớ về quê nhà ." Canh rau muống , cà dầm tương" là hai hình ảnh vô cùng giản dị trong bữa cơm thời xưa , dù đã đi xa nhưng ta có thể thấy rõ trong lòng người con việt nam luôn nhớ đến những kỉ niệm đẹp đẽ về quê hương . hai câu tiếp theo " Nhớ ai dãi nắng dầm sương nhớ ai tát nước bên đường hôm nao" nỗi nhớ của anh đã hướng sang một đối tượng mới. Từ nhớ cảnh, nhớ quê, nhớ hương vị quê nhà, anh nhớ đến "người " một bóng dáng không quen biết nhưng lại là hình ảnh thân thương mà anh nhớ đến quê. Điệp ngữ nhớ ai diễn tả nỗi nhớ nhiều man mác, bâng khuâng. Nỗi nhớ mà anh hướng tới cuối cùng là “Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”. Ai trong câu thơ này là cô thôn nữ hay lam hay làm, duyên dáng mà anh đã thầm yêu trộm nhớ. Hôm nao là hôm nào, là đêm trăng. Cảnh lao động của em mà anh nhớ là tát nước.
Bốn câu lục bát có âm điệu nhẹ nhàng, diễn tả một tình cảm đẹp: tình thương nhớ quê nhà. Giọng thơ cũng thật bồi hồi, bâng khuâng. Điệp từ nhớ và điệp ngữ nhớ ai chính là thủ pháp tạo nên giọng thơ ấy. Cái hay, cái đậm đà của bài ca dao là nhớ hương quê, nhớ cô thôn nữ từng hẹn ước đã làm cho nỗi nhớ quê nhà thêm thiết tha, sâu nặng.