LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nghi lễ quan trọng nhất trong lễ giỗ tổ là gì

nghi lễ quan trọng nhất trong  lễ giỗ tổ là gì(giúp mình mình tặng coins)
2 trả lời
Hỏi chi tiết
52
5
2
Nguyễn Văn Minh
31/03 20:13:59
+5đ tặng
Nghi lễ quan trọng nhất trong lễ giỗ tổ là:

Cúng tổ tiên.

Lễ giỗ tổ là một nghi lễ quan trọng trong văn hóa và truyền thống của nhiều quốc gia châu Á, đặc biệt là Việt Nam. Mục đích chính của lễ giỗ tổ là để tưởng nhớ, tôn kính và tri ân các bậc tổ tiên đã khuất.

Trong lễ giỗ tổ, nghi lễ cúng tổ tiên được coi là trung tâm và quan trọng nhất. Đây là cơ hội để con cháu thể hiện lòng thành kính, biết ơn và gửi lời cầu nguyện đến các bậc tổ tiên. Thông qua việc cúng tổ tiên, người con cháu thể hiện sự tôn kính, tri ân và mong muốn được hưởng sự phù hộ, gia hộ của tổ tiên.

Vì vậy, có thể nói rằng nghi lễ cúng tổ tiên là nghi lễ quan trọng nhất và không thể thiếu trong lễ giỗ tổ của người Việt.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
Hoang Nam Hoang
31/03 20:15:57
+4đ tặng
Tế lễ là hoạt động tín ngưỡng có tính cách tập thể cùng thể hiện một sự tôn thờ và sự kính trọng, biết ơn đến 18 chi đời các Vua Hùng đã có công dựng nước Văn Lang- Nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam và các đấng Thần linh, Thành hoàng, Thổ địa . Tập thể ở đây có thể là quốc gia ( quốc lễ), làng xã; có thể là một cộng đồng dân cư cùng chung một nơi thờ tự các Vua Hùng, hay một hội gồm nhiều hội viên cùng có chung tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng và cùng tổ chức tế lễ Vua Hùng tại lễ hội có di tích tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.  Như vậy, Tế lễ cũng là cúng lễ nhưng với hình thức và nghi thức có quy mô to lớn hơn đáp ứng nhu cầu thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương cho một cộng đồng của một hay nhiều địa phương. Tế thường có âm nhạc, lễ vật, trang phục và có một ban Tế gồm nhiều người, nhiều chức sắc, có chúc văn Giỗ Tổ Hùng Vương được chủ tế đọc và hóa…
Tế lễ có 2 điểm khác với khấn và cúng :
- Tế lễ là cuộc dâng lễ vật một cách long trọng lên những các vị Vua Hùng và các vị Thần lớn như : Trời, Đất, Mùa Màng, Đức Khổng Phu Tử, Hai Bà Trưng, Đức Thánh Trần, các bật tiên liệt có công với quê hương đất nước, các vị Thần linh, Thành Hoàng, Thổ địa của làng xã…
- Tế lễ còn được tổ chức một cách trọng thể với cờ xí, nhạc lễ và phẩm phục, phẩm vật tế lễ là vật tam sinh: bò, dê, heo ( lễ mặn); hoa quả, bánh chưng, bánh giầy, xôi, chè, kẹo...( lễ chay).II- Một số thuật ngữ và nghi thức thường dùng trong lễ tế thờ cúng Hùng Vương:
1- Nghênh thần:  Đón Vua Hùng và các Thần linh về ngự tại Long ngai, bài vị tại di tích. Chủ tế lễ 4 vái. 
2-  Hiến lễ: Dâng lễ lên ban thờ ( hương án, án gian) thờ cúng Vua Hùng và các Thần linh 3 lần, mỗi lần chủ tế và bồi tế đều quỳ để hiến lễ, đọc văn tế (đọc chúc)
3- Ẩm phúc và thụ tộ: Chủ tế nhận lộc của Vua Hùng và các Thần linh ban .
4- Lễ tạ: Kết thúc buổi tế, Chủ tế lễ 4 vái.
5- Dâng hương: Theo tín ngưỡng truyền thống của dân tộc Việt Nam vẫn quan niệm “tay trái” là “tay tôn kính” vì theo tập quán có từ rất lâu đời, người Việt thường coi trọng “phía bên trái” hơn bên phải: "Tả nam, hữu nữ, tả âm, hữu  dương, tả chung, hữu cổ".
Tư thế thắp hương lễ bái: Tay phải cầm nhang, tay trái bao ngoài tay phải, đưa lên ngang ngực (không cần phải đưa lên tới ngang hai lông mày hoặc lên khỏi đầu). Đầu nhang hơi nghiêng xéo một chút, nếu vái cao cũng không đưa nhang quá hai lông mày, nếu vái thấp thì từ ngực vái xuống, giống như vẽ thành một nửa vòng tròn.
Nếu không cầm nhang thì hai tay nắm lại như trên, đưa lên ngang ngực, đầu cúi xuống thành nửa vòng tròn.
 
6- Lễ bái ( vái): Khi cúng tế, người ta dùng tay trái để cắm nhang vào lư hương. Khi quì lạy, bàn tay phải nắm lại, bàn tay trái bao nắm tay phải, đưa hai tay lên giữa hai lông mày rồi quì vái xuống đất. Khi lạy xuống thì quì gối phải trước rồi mới tới gối trái. Khi đứng lên thì gối trái co lên trước kế đến gối phải rồi toàn thân đứng lên. Cũng có nơi quì hai gối xuống và lên cùng một lúc. Phật giáo khi lạy thì chấp hai bàn tay lại rồi xá xuống, còn Đạo giáo thì nắm bàn tay như trên, hai bên có hình thức khác nhau.
Hình thức vái lạy “bốn lần quì thực hiện  tám lần vái” gọi là “lễ kính tối cao.”  nữ thì lạy có khác với nam, hai gối quì một lượt, nắm tay chỉ cần đưa ngang cổ rồi vái xuống một cách nghiêm cẩn là được.
III- Nội dung tế lễ:
1- Lễ vật thờ cúng Hùng Vương:
Lễ chay:
Các vị tham gia Ban tế và các hội viên Hội người cao tuổi tham gia công tác chuẩn bị lễ vật, những vị trung niên, nam hay nữ đều tham gia chuẩn bị lễ vật đặc trưng thờ cúng Hùng Vương gồm: 18 chiếc bánh chưng, 18 chiếc bánh giầy gắn với truyền thuyết Vua Hùng truyền ngôi cho Lang Liêu với sản vật là bánh chưng, bánh giầy dâng lên Vua Hùng. Con số 18 tượng trưng cho 18 chi đời Vua Hùng. Ngoài ra còn sắm thêm một số loại hoa quả, bánh tùy theo đặc sản của từng địa phương như: Bánh mật, bánh gai, kẹo bánh và hoa thơm, trái ngọt; trầu cau, nước lã sạch... để dâng cúng.
Lễ mặn:
Theo truyền thống và theo thuyết tam sinh thì lễ vật thờ cúng Vua Hùng được chuẩn bị gồm: Thịt lợn, thịt bò, thịt dê. Tuy vậy, để phù hợp với thực tế "cây trồng, vật nuôi" đặc trưng của từng địa phương và cũng nhằm thực hành tiết kiệm nên hiện nay, lễ vật thường là thủ lợn với ván xôi trắng hoặc gà trống với ván xôi trắng kèm theo rượu trắng.
Hương nhang:
Theo quan niệm dân gian, nhang tượng trưng cho sự “vô vi,” hoa tươi tượng trưng cho “tự nhiên,” nước trong tượng trưng cho “thanh tịnh,” đèn nến tượng trưng cho sự “thuận hòa: biến hóa theo chiều thuận,” nghĩa là bốn vật phẩm trên nói lên ý niệm cơ bản của tín ngưỡng truyền thống:  “thanh tịnh, vô vi, tự nhiên, thuận hóa.”
Để chuẩn bị cho mỗi kỳ lễ hội và gìn giữ truyền thống lâu dài, hàng năm, Ban khánh tiết và Đội tế phải giảng dạy, tập luyện các nghi thức thờ cúng cho những người kế tục. Cách đọc văn tế được chủ tế năm trước dạy cho chủ tế năm sau; việc giảng dạy kỹ thuật chế biến các loại lễ vật cho thấy việc bảo tồn các truyền thống được thực hiện một cách nghiêm túc, cẩn thận; người dân được hướng dẫn chu đáo cách dâng lễ vật và cách phải làm như thế nào, nói gì trong lễ cúng. Một số làng còn giữ và truyền lại tri thức về cách chọn giống vật nuôi để làm lễ vật và kỹ thuật chế biến các đặc sản vào dịp lễ hội. Thế hệ trẻ và những người cao tuổi ngày nay vẫn quan tâm đến việc dạy và học những hình thức diễn xướng dân gian liên quan đến Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương. Việc thực hành Tín ngưỡng này có ý nghĩa giáo dục sâu sắc đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, " Ăn quả nhớ người trồng cây" của các thế hệ người dân Đất Tổ nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung đối với công lao dựng nước của các Vua Hùng.
IV- Rước kiệu lễ vật:
1- Đội hình rước:
Ngày nay, Giỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng đã được nâng cấp về quy mô và hình thức để phù hợp và đáp ứng với nhu cầu của đông đảo nhân dân về thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Vì vậy, đội hình rước kiệu lễ vật trong Lễ hội thờ cúng Hùng Vương tại các di tích thờ cúng Hùng Vương ở Đền Hùng và trên địa bàn tỉnh Phú Thọ cũng được Nhà nước và chính quyền cùng nhân dân địa phương bổ sung, nâng cấp về hình thức với phương châm " vừa dân tộc, vừa hiện đại" vừa bảo tồn những nghi thức truyền thống; vừa tiếp thu những nghi thức đương đại nhưng phù hợp với tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, vẫn đảm bảo tính trang nghiêm, thành kính trong lễ hội. Thành phần cơ bản của đội hình rước kiệu lễ vật cụ thể như sau:
- Đi đầu là Cờ tổ quốc, cờ thần; Trống, chiêng; Đội cờ hội; Đội tàn, tán, lọng; Đội rước bát bửu; Rước Kiệu Văn ( hoặc kiệu bát cống); Đội ( phường) Bát âm ( nhạc rước); Chủ tế; Đội hình tế ( Ban tế); Lãnh đạo UBND địa phương và đại biểu; Quần chúng nhân...
2- Các bước tế lễ:
2.1- Nhân sự:
+ Ban tế chính có từ 11 đến 13 tế quan gồm:
- Chủ tế: 1 ông (còn gọi là Tế chủ, hay Chánh tế): Chủ tế chủ trì nghi lễ là người cao niên có phẩm hàm hay đỗ đạt cao nhất làng hoặc là ông tiên chỉ, ông nhất đám của làng… hay một nhân sĩ có uy tín của hội đoàn.
- Bồi tế: 2 ông (hoặc bốn) người bồi tế giúp chủ tế và cứ trông chủ tế mà lễ sao làm vậy
- Chấp sự: 2 hoặc 4 ông là những người giúp việc (vai trò “tà loọc”) đứng hai bên lo việc điếu đóm (dâng hương, dâng rượu, chuyển chúc, đọc chúc …)
- Đông xướng; Tây xướng: 2 ông đứng đối diện hai bên hương án xướng (đọc) nghi thức hành lễ. Vai trò này có thể được xem như là một hình thức “ dẫn chương trình” - người điều khiển chương trình của buổi lễ ( thay thế vai trò của ông nội  tán cho đội hình không phức tạp).
- Từ chính; 1 ông là các ông trông coi di tích hàng ngày tham gia Ban tế.
- Từ phụ: 1 ông là ông giúp việc hàng ngày cho ông từ chính tham gia Ban tế.
2.2- Tiêu chuẩn:
+ Ban tế gồm các cụ ông có độ tuổi từ 50 trở lên, có sức khỏe. Những thành viên trong ban tế nhất thiết gia đình chấp hành tốt đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Gia đình phải không được vướng bụi ( có tang chế) vợ chồng song toàn, con cháu ngoan ngoãn lễ phép. Ban tế được dân làng, hội người cao tuổi cử ra và được chính quyền địa phương công nhận để đại diện cho dân làng làm lễ tế Vua Hùng và các bậc Thành hoàng làng cầu cho dân làng năm ấy được "phong đăng hoà cốc". Đồng thời cũng là dịp dân làng tưởng nhớ tới công lao dựng nước của các Vua Hùng và Thành hoàng làng.
 + Ông chủ tế là thành viên chính được dân làng chọn kỹ nhất. Tiêu chuẩn như các thành viên trong ban tế nhưng phải có cả con trai, con gái: gia đình phải song toàn (còn cả vợ lẫn chồng), con cái gia đình đó phải đang làm ăn phát đạt...
2.3- Đội nhạc tế gồm ( bộ gõ, bộ dây, bộ hơi):
- 1 người điều khiển trống sấm (trống cái); 2 người lo việc đánh chiêng, trống (đồng văn); 1 người điều khiển trống khẩu; 1 người thổi sáo, hoặc kèn sona; 1 người kéo nhị ...
2.4- Trang vật dụng dùng trong khi tế:
- 1 chiếu ở đại đình; 1 chiếu ẩm phước ở long đình; 1 chiếu ở tiền tế; 1 cây quán tẩy đặt đĩa rượu và vải đỏ lau tay; 1 bàn đặt rượu, đèn, nhang phục vụ đội tế; 1 giá đọc chúc văn.
2.5. Trang phục tế:
- Theo truyền thống, các tế quan thường mặc áo thụng xanh, trước ngực và sau lưng có trang trí bố tử. Nếu là quan văn thì trên áo trang trí bố tử thuộc bộ Cầm: Phượng, hạc, cò, gà... nếu là quan võ thì trên áo trang trí bố tử bộ Thú: Kỳ lân, hổ, cáo, chuột... mặc quần màu trắng, chân đi hia, đầu đội mũ hoa quan. Riêng ông chủ tế mặc quần trắng, áo thụng đỏ, chân đi hia đỏ, đầu đội mũ hoa quan đỏ. Ngoài ra còn có 2 ông từ mặc áo the đen, quần trắng chân đi tất, đầu đội khăn xếp đen.
2.6. Hành diễn tế:
Chủ tế và các quan bồi tế khi hành tế nhất thiết phải đi theo hình chữ Á theo nhịp trống tế bước đều, mũi chân trước của người này chạm gót chân sau của người kia. Chịu sự điều khiển của tế quan Đông xướng và Tây xướng từ hành sơ (tuần thứ nhất) đến hành chung (tuần cuối cùng dâng rượu).
2.7- Nội dung bài xướng tế:
Sau khi chuẩn bị xong ở bên nhà tả vu hoặc hữu vu của đình. Đội tế tiến xuống nhà tiền tế chuẩn bị cho chính tế, thời gian tế chính khoảng từ 1 giờ 30' đến 2 giờ đồng hồ. Đội hình tế tập trung đứng thành 2 hàng ở nhà tiền tế cách nhau 1 chiếu lễ, hướng mặt vào đại đình lúc này 2 tế quan Đông xướng và Tây xướng đứng vào vị trí qui định (phía Đông và phía Tây 2 cột đình). Trước khi vào tế chính 3 tuần (hành sơ, hành á, hành chung) các tế quan phải làm 1 số công việc theo sự điều hành của quan Đông xướng, Tây xướng theo nghi thức truyền thống.
Trên đây là một số nghi thức tế lễ truyền thống chủ yếu để tổ chức một buổi tế lễ thờ cúng Hùng Vương tại các di tích và lễ hội thờ cúng Hùng Vương xin được giới thiệu để các di tích thờ cúng Hùng Vương tham khảo và thực hành./.
 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư