Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết về cảm xúc, nhận định bản thân trước hành vi bạo lực học đường gây mất trật tự trường học và sáng kiến, giải pháp, mô hình hay cách thức phòng chống bạo lực học đường, góp phần xây dựng trường học an toàn thân thiện

Viết về cảm xúc, nhận định bản thân trước hành vi bạo lực học đường gây mất trật tự trường học và sáng kiến, giải pháp, mô hình hay cách thức phòng chống bạo lực học đường, góp phần xây dựng trường học an toàn thân thiện.
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.996
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bạo lực học đường không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của các em học sinh mà còn gây mất trật tự, ảnh hưởng đến môi trường học tập và phát triển của trường học. Cảm xúc của mình khi chứng kiến hành vi bạo lực học đường là sự bức xúc, lo lắng và không chấp nhận được.

Nhận định về bản thân trước hành vi bạo lực học đường, mình cảm thấy cần phải thay đổi tư duy và hành vi của bản thân trước tiên. Chúng ta cần nhận ra rằng bạo lực không bao giờ là giải pháp cho bất kỳ vấn đề nào, và việc giải quyết xung đột bằng cách bạo lực chỉ tạo ra thêm nhiều vấn đề khác.

Để ngăn chặn và phòng chống bạo lực học đường, chúng ta cần có sáng kiến và giải pháp cụ thể. Một trong những cách hiệu quả là tăng cường giáo dục về tình bạn, sự đồng cảm và tôn trọng đối với người khác. Cần thiết phải xây dựng môi trường học tập an toàn, thân thiện và tạo điều kiện cho các em học sinh thể hiện bản lĩnh, sự tự tin mà không cần phải sử dụng bạo lực.

Ngoài ra, việc tạo ra các chương trình giáo dục về kỹ năng sống, giải quyết xung đột và tâm lý học cũng là một phương pháp hiệu quả để giúp học sinh hiểu rõ hơn về cảm xúc của mình và cách thức giải quyết vấn đề một cách tích cực.

Tất cả những nỗ lực này sẽ góp phần xây dựng một trường học an toàn, thân thiện và tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của các em học sinh. Chúng ta cần hành động ngay từ bây giờ để ngăn chặn và giảm bạo lực học đường, từ đó tạo ra một môi trường học tập tích cực và phát triển bền vững.
1
0
qcuongg
03/04 18:33:47
+5đ tặng

Từ thời kì hồng hoang đến đêm trường trung cổ, xã hội loài người đang ngày càng trở nên văn minh hơn. Nhưng một trong những yếu tố cản trở sự phát triển toàn diện của xã hội ở mọi thời đại chính là các tệ nạn xã hội. Trong thời đại thế giới phẳng ngày nay, tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng đặc biệt là ở giới trẻ cụ thể hơn là tuổi trẻ học đường - lứa tuổi còn chưa vững vàng về tâm lý và sự hiểu biết.

Tệ nạn xã hội là các hiện tượng phổ biến trong xã hội có giai cấp và cấp độ. Chúng thường được biểu hiện ở những hành vi sai lệch với chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây hậu quả xấu về mọi mặt với đời sống xã hội, cản trở tiến bộ xã hội.

Có nhiều tệ nạn xã hội, ví dụ như: nghiện ma túy, cờ bạc, tham nhũng, bạo lực học đường (gia đình), mê tín dị đoan, trộm cắp, lừa đảo, nghiện game không lành mạnh… Trong đó bạo lực học đường trong những năm gần đây đang trong tình trạng đáng báo động.

Trong quá trình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến bạo lực học đường, nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những quan điểm khác nhau về khái niệm bạo lực học đường. Mặc dù, cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất trong giới nghiên cứu, tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu: bạo lực học đường là những hành vi cố ý, sử dụng vũ lực hoặc quyền lực của học sinh hoặc giáo viên đối với những học sinh, giáo viên hoặc những người khác và ngược lại. Đó có thể là những hành vi bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực ngôn ngữ, những bắt ép về tài chính hoặc những hành vi khác có thể gây ra những tổn thương về mặt tinh thần hoặc thể xác cho người bị hại. Bạo lực học đường đang trở thành một vấn nạn. Tình trạng bạo lực ngày càng gia tăng. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh. Tại Việt Nam, số liệu được Bộ Giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày). Cũng theo thống kê của Bộ Giáo dục – Đào tạo, cứ khoảng trên 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học sinh đánh nhau...

Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra. Xã hội thờ ơ, dửng dưng, buông xuôi, chưa có sự quan tâm đúng mức, những giải pháp thiết thực, đồng bộ, triệt để. Đa số học sinh cho rằng bạo lực học đường là sai trái nhưng không dám lên tiếng vì sợ liên lụy, sợ mình sẽ là nạn nhân tiếp theo, vì thế mà không dám báo với thầy cô hay chính quyền địa phương. Một bộ phận học sinh khác thì thờ ơ, dửng dưng, im lặng, hoặc thậm chí cổ vũ, đồng tình với bạo lực.

Nếu tệ nạn xã hội nói chung ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã hội, suy thoái giống nòi, dân tộc, văn hóa suy đồi, làm mất tư cách của một người công dân, gây ảnh hưởng sâu sắc đến nguồn lao động trẻ khi đất nước Việt Nam đang trong đà đi tới hội nhập và phát triển thì bạo lực nói chung và học đường nói riêng cũng để lại những hậu quả vô cùng đáng tiếc. Nó gây tổn thương về thể xác và tinh thần người bị hại, đến gia đình, người thân, bạn bè người bị hại. Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm. Cùng với những ảnh hưởng tới văn hóa truyền thống của xã hội thì hành vi bạo lực chốn học đường cũng đã là một phần không nhỏ làm mất trật tự xã hội. Với người gây ra bạo lự thì con người phát triển không toàn diện, đi ngược lại tính “người”, mất dần nhân tính. Đó là mầm mống của tội ác mất hết tính người sau này. Có khác gì người gây ra bạo lực tự làm hỏng tương lai của chính mình, gây nguy hại cho xã hội. Bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.

Để hạn chế rồi chấm dứt tình trạng bạo lực học đường, thiết nghĩ xã hội cần có những giải pháp đồng bộ, chặt chẽ giáo dục con người trong gia đình, nhà trường, trong toàn xã hội, coi trọng dạy kĩ năng sống, vươn tới những điều chân thiện mỹ. Chúng ta cần có thái độ quyết liệt phê phán răn đe, giáo dục cải tạo, có biện pháp trừng phạt kiên quyết những người gây ra bạo lực làm gương cho người khác. Nghiêm cấm các game bạo lực. Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh, kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh. Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường.

Mỗi học sinh chúng ta – thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước cần tránh xa bạo lực học đường. Mỗi người cần mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực đừng vì e ngại cái xấu và cái ác mà lựa chọn cách im lặng. Im lặng chẳng khác gì tiếp tay cho cái xấu, cái ác. Bên cạnh việc học tập và rèn luyện thì hành trang cần thiết mà chúng ta cần cho mình là hình thành những quan niệm sống tốt đẹp, cư xử với mọi người bằng tình yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia bởi:

“Có gì đẹp trên đời hơn thế
Người yêu người sống để yêu nhau”

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×