Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày một số nét chính về các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945

Trình bày một số nét chính về các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
3 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
103
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, có nhiều cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu đã diễn ra, góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị cho sự thành công của Cách mạng tháng Tám. Dưới đây là một số cuộc kháng chiến đáng chú ý:

1. Cuộc kháng chiến ở Yên Bái (1930): Đây là một trong những cuộc kháng chiến đầu tiên của Việt Nam Dân chủ Cách mạng chống lại thực dân Pháp. Quân đội Việt Nam Dân chủ Cách mạng đã tấn công thành công trạm thuế Yên Bái, gây tổn thất lớn cho quân đội Pháp.

2. Cuộc kháng chiến ở Điện Biên Phủ (1954): Cuộc chiến này diễn ra giữa quân đội Việt Nam Dân chủ Cách mạng và quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ, Lào. Quân Việt Nam đã chiến thắng quyết liệt, buộc Pháp phải ký Hiệp định Geneva, chấm dứt chiến tranh và rút quân khỏi Việt Nam.

3. Cuộc kháng chiến ở Hòa Bình (1951-1952): Cuộc chiến này diễn ra giữa quân đội Việt Nam Dân chủ Cách mạng và quân đội Pháp tại Hòa Bình. Quân Việt Nam đã chiến thắng quyết liệt, gây tổn thất nặng nề cho quân Pháp và buộc họ phải chấp nhận đàm phán hòa bình.

Những cuộc kháng chiến này đã chứng minh sức mạnh và quyết tâm của nhân dân Việt Nam trong việc chống lại thực dân, đồng thời tạo ra đà để thúc đẩy Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công.
2
0
Thành
04/04/2024 10:54:54
+5đ tặng

Một số nét chính về các cuộc kháng chiến thắng lợi tiêu biểu trước Cách mạng tháng Tám năm 1945:

- Kháng chiến chống quân Nam Hán (938):

+ Địa điểm: sông Bạch Đằng (Quảng Ninh).

+ Quân xâm lược: quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy.

+ Diễn biến chính: cuối năm 938, Ngô Quyền bố trí trận địa cọc, tiêu diệt lực lượng thủy binh của Hoằng Tháo.

+ Kết quả: chiến thắng Bạch Đằng mở đầu thời kì độc lập, tự chủ lâu dài cho lịch sử dân tộc.

- Kháng chiến chống quân Tống (981):

+ Địa điểm: Lục đầu giang (Hải Dương), sông Bạch Đằng (Hải Phòng, Quảng Ninh).

+ Quân xâm lược: quân Tống do Hầu Nhân Bảo, Tôn Toàn Hưng,…chỉ huy

+ Diễn biến chính:

  • Trận Lục Đầu giang: Lê Hoàn chủ động bố phòng, đánh giặc ngay khi chúng vừa xâm phạm lãnh thổ, phá kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của quân Tống.
  • Trận Bình Lỗ - sông Bạch Đằng: Lê Hoàn cho xây thành Bình Lỏ, thực hiện kế đóng cọc, bố trí mai phục, chặn đánh giặc dọc tuyến sông Bạch Đằng từ Đại La tới sông Lục Đầu.

+ Kết quả: tướng Hầu Nhân Bảo tử trận, quân Tống rút chạy. Nền độc lập của Đại Cồ Việt được giữ vững.

- Kháng chiến chống quân Tống (1055 – 1077):

+ Địa điểm: phòng tuyến sông Như Nguyệt (Bắc Ninh).

+ Quân xâm lược: quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy.

+ Diễn biến chính: trận quyết chiến chiến lược trên phòng tuyến Như Nguyệt: đánh bại

các nỗ lực vượt sông của quân xâm lược Tống; tổ chức phản công tiêu diệt quân Tống; chủ động giảng hoà kết thúc chiến tranh.

+ Kết quả: quân Tống thất bại. Nhà Tống phải trả lại đất Cao Bằng, nối lại bang giao hai nước.

- Kháng chiến chống quân Mông Cổ (1258):

+ Địa điểm: Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc), Đông Bộ Đầu (Hà Nội).

+ Quân xâm lược: quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy.

+ Diễn biến chính:

  • Quân đội nhà Trần dàn trận đánh quân Ngột Lương Hợp Thai ở Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) bất thành phải lui về Thiên Trường (Nam Định) để bảo toàn lực lượng.
  • Quân Trần phản công thắng lợi tại Đông Bộ Đầu.

+ Kết quả: quân Mông Cổ thua trận, phải rút chạy về nước.

- Kháng chiến chống quân Nguyên (1285):

+ Địa điểm: Thăng Long (Hà Nội); Tây Kết, Hàm Tử (Hưng Yên), Chương Dương (Hà Nội).

+ Quân xâm lược: quân Nguyên do Thoát Hoan và Toa Đô chỉ huy.

+ Diễn biến chính:

  • Quân Nguyên tấn công Đại Việt, nhà Trần tổ chức chặn bước tiến của giặc, lui quân về phòng tuyến Vạn Kiếp - Bình Than.
  • Quân nhà Trần phản công, ngược sông Hồng, đánh chia cắt quân địch và tập kích những vị trí then chốt, giành thắng lợi, tiến lên giải phóng Thăng Long.

+ Kết quả: quân Nguyên thất bại, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy về nước.

- Kháng chiến chống quân Nguyên (1287 – 1288):

+ 12/1287: quân Nguyên do Thoát Hoan và Ô Mã Nhi chi huy theo hai đường thủy, bộ tấn công xâm lược Đại Việt.

+ 1/1288: quân Nguyên chiếm đóng Vạn Kiếp, tiến đánh Thăng Long.

+ 2/1288: cánh quân đánh tan đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ.

+ 3/1288: Thoát Hoan phải rút quân về nước.

+ 4/1288: Trần Hưng Đạo bố trí trận địa cọc nhọn, khiêu chiến, làm quân Nguyên rơi vào trận địa mai phục. Ô Mã Nhi bị bắt sống, toàn bộ thuỷ binh giặc bị giết.

- Kháng chiến chống quân Xiêm (1785):

+ Địa điểm: Rạch Gầm – Xoài Mút (Tiền Giang).

+ Quân xâm lược: quân Xiêm.

+ Diễn biến chính: Nguyễn Huệ chọn đoạn sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận quyết chiến. Quân Tây Sơn giả thua, dụ địch vào trận địa mai phục, cho thuyển nhẹ chở đây những vật liệu dễ cháy tấn công thẳng vào chiến thuyền giặc.

+ Kết quả: 300 chiến thuyền và 2 vạn thủy binh của Xiêm đã bị tiêu diệt.

- Kháng chiến chống quân Thanh (1789):

+ Địa điểm: Thăng Long.

+ Quân xâm lược: quân Thanh.

+ Diễn biến chính:

  • Đêm mồng 3 tết Kỷ Dậu (1789), hạ đồn Hà Hồi.
  • Ngày mồng 5 tết Kỷ Dậu (1789), bao vây tiêu diệt đồn Ngọc Hồi và đồn Khương Thượng.

+ Kết quả:  Quân Thanh đại bại, chen chúc rút lui, xô nhau rớt xuống sông Hồng, hàng vạn quân, tướng chết trận.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
1
Phương
04/04/2024 10:56:25
+4đ tặng

- Kháng chiến chống quân Nam Hán (938)

+ Người chỉ huy: Ngô Quyền

+ Trận quyết chiến: Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng)

- Kháng chiến chống quân Tống thời Tiền Lê (981)

+ Người chỉ huy: Lê Hoàn

+ Trận quyết chiến: Bạch Đằng (Quảng Ninh, Hải Phòng)

- Kháng chiến chống quân Tống thời Lý (1075 - 1077)

+ Người chỉ huy: Lý Thường Kiệt

+ Trận quyết chiến: Phòng tuyến Như Nguyệt (Bắc Ninh)

- Kháng chiến chống quân Mông Cổ và quân Nguyên thời Trần (thế kỉ XIII)

+ Người chỉ huy: các vua Trần và nhiều tướng lĩnh tài giỏi khác, như: Trần Hưng Đạo, Trần Khánh Dư, Trần Quang Khái,…

+ Trận quyết chiến: trận Bình Lệ Nguyên và Đông Bộ Đầu trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất; trận Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, Thăng Long trong cuộc kháng chiến lần thứ hai; trận Bạch Đằng trong cuộc kháng chiến lần thứ ba.

- Kháng chiến chống quân Xiêm (1785)

+ Người chỉ huy: Nguyễn Huệ

+ Trận quyết chiến: Rạch Gầm - Xoài Mút (Tiền Giang).

- Kháng chiến chống quân Thanh (1789)

+ Người chỉ huy: Quang Trung (Nguyễn Huệ)

+ Trận quyết chiến: Ngọc Hồi - Đống Đa (Hà Nội).


 
1
0
cừu
04/04/2024 10:58:30
+3đ tặng

+ Đây đều là các cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam.

+ Nhân dân Việt Nam có lòng yêu nước nồng nàn, đoàn kết đấu tranh chống ngoại xâm.

+ Quân dân Việt Nam có kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo.

+ Sự lãnh đạo đúng đắn và tài năng thao lược của các danh tướng tài ba.

+ Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang là chiến tranh phi nghĩa; trong quá trình xâm lược, quân giặc còn gặp một số khó khăn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×