Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tại sao nói Việt Nam là quốc gia đa dân tộc?

Tại sao nói Việt Nam là quốc gia đa dân tộc?
4 trả lời
Hỏi chi tiết
36
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Việt Nam được coi là quốc gia đa dân tộc vì có hơn 50 dân tộc khác nhau sinh sống trên lãnh thổ của mình. Mỗi dân tộc đều có văn hóa, ngôn ngữ, truyền thống riêng biệt, tạo nên sự đa dạng và phong phú trong văn hóa Việt Nam. Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của các dân tộc thiểu số, đồng thời khuyến khích sự đoàn kết, hòa bình và phát triển chung giữa các dân tộc.
1
2
+5đ tặng
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc có lịch sử phát triển, bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn: “Nước ta là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
2
Ngọc
04/04 18:11:49
+4đ tặng
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc có lịch sử phát triển, bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, mỗi dân tộc có lịch sử phát triển, bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường căn dặn: “Nước ta là một nước thống nhất gồm nhiều dân tộc. Các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Các dân tộc anh em trong nước ta gắn bó ruột thịt với nhau trên một lãnh thổ chung và trải qua một lịch sử lâu đời cùng nhau lao động và đấu tranh để xây dựng Tổ quốc tươi đẹp”. Ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp cách mạng. Quan điểm, chủ trương nhất quán của Đảng ta là: bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển.

Khắc ghi lời dạy của Bác Hồ kính yêu, trong kháng chiến, đồng bào các dân tộc đã phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng, nhiều vùng dân tộc đã trở thành căn cứ địa cách mạng, đùm bọc, nuôi giấu, chở che bộ đội. Nhân dân các dân tộc anh em đã hiến dâng sức người, sức của để cùng toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đi đến thắng lợi cuối cùng, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Bước vào thời kỳ đổi mới, đồng bào các dân tộc đã quyết tâm vươn lên mạnh mẽ, đồng tâm hiệp lực, đóng góp xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Công tác dân tộc đạt được nhiều thành tựu khá toàn diện. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi được quan tâm đầu tư; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao; công tác giáo dục – đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ; các giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc được giữ gìn, bảo tồn và phát huy. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc được bảo đảm; đoàn kết giữa các dân tộc tiếp tục được củng cố; hệ thống chính trị được tăng cường; quốc phòng, an ninh được giữ vững.

Thưa các đồng chí, cùng nhân dân và du khách,

Trong sự nghiệp cách mạng, đổi mới và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vị trí, vai trò của văn hóa, đặc biệt là văn hóa các dân tộc Việt Nam. Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc tháng 11/2021, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh: “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước; phát triển văn hoá đồng bộ, hài hoà với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là một định hướng căn bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta”.

Văn hóa các dân tộc ở nước ta mang tính đặc sắc, riêng có của Việt Nam, vừa thống nhất, vừa đa dạng. Đây là công lao, kết quả sáng tạo, gìn giữ, trao truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác của 54 dân tộc anh em. Văn hóa các dân tộc Việt Nam vừa góp phần khơi dậy niềm tự hào dân tộc, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân; đồng thời là thế mạnh của Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.

 
1
2
Thành
04/04 18:11:58
+3đ tặng
Việt Nam được coi là quốc gia đa dân tộc vì có sự đa dạng về dân tộc, văn hóa, ngôn ngữ và truyền thống. Trong nước này, có khoảng 54 dân tộc khác nhau, mỗi dân tộc đều có nền văn hóa, phong tục riêng biệt. Việt Nam luôn tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của tất cả các dân tộc, đồng thời khuyến khích sự đoàn kết, hòa bình và phát triển chung giữa các dân tộc. Điều này làm nổi bật sự đa dạng và phong phú văn hóa của Việt Nam.
2
2
muadong nắng nhờ
04/04 18:18:51
+2đ tặng
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với 54 dân tộc cùng sinh sống

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 10 mới nhất
Trắc nghiệm Lịch sử Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư