Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Chú Rùa học bay Bên bờ sông có một chú Rùa đang ra sức tập bay. – Cố lên nào… 1, 2, 3… Cố lên… Một con Chim Sẻ bay ngang qua, thấy thế liền hỏi: – Anh Rùa ơi, anh đang làm gì thế? Rùa thở dài đáp: – Tôi đang tập bay đấy, Chim Sẻ ạ. Nghe vậy, Chim Sẻ rất ngạc nhiên, hỏi lại Rùa: – Sao cơ? Chẳng phải anh đã chiến thắng trong cuộc thi chạy với Thỏ đó sao? Tất cả là nhờ bốn chiếc chân của anh mà. Rùa nhăn mặt trả lời: – Thôi thôi, anh đừng nhắc nữa. Tôi và Thỏ đã thi lại lần nữa. Thỏ không ngủ quên giữa cuộc nữa nên đã dễ dàng thắng tôi. Lần này, khi tập bay được, tôi sẽ quyết đấu một trận nữa với Thỏ. Chim Sẻ cười: – Nhưng mà anh đâu có cánh! Nhưng Rùa vẫn không lay chuyển. – Bất kể thế nào tôi cũng phải học bay cho bằng được, Chim Sẻ ạ! Chim Sẻ lại nói: – Nhưng anh đâu có cánh thì làm sao mà bay được, tôi khuyên anh nên từ bỏ ý định đó đi thì hơn. Thôi, tôi đi chơi đây! Chim Sẻ bỏ đi rồi, Rùa đi kiếm về rất nhiều lông chim, may cho mình một đôi cánh tuyệt đẹp. Nó ra sức tập luyện, nhưng đã mấy ngày trôi qua mà vẫn không có gì tiến triển. Rùa nghĩ: – Thế này không ổn. Mình phải đi mời thầy về dạy mới được. Ngày hôm sau, Rùa lên đường đi tìm thầy dạy bay. Ròng rã mấy ngày, nó đi đến một vách núi cheo leo, hi vọng sẽ tìm được thầy. Một hôm, Rùa đi tới một vách đá, đột nhiên có một đôi cánh lớn liệng qua. Rùa ta vô cùng ngưỡng mộ, nghĩ bụng: – Đây chính là người thầy mà mình đang tìm kiếm. Rùa liền hét to: – Đại Bàng ơi, xin hãy dạy tôi bay với! Đại Bàng ân cần nhắc nhở Rùa: – Tôi và Rùa không giống nhau. Rùa không có cánh, làm sao mà bay được! Rùa cầm ra đôi cánh tự làm, liên tục xin: – Đại Bàng xem, tôi có cánh rồi đây này. Xin anh hãy nhận tôi làm đồ đệ đi. Đại Bàng đành phải chấp nhận lời thỉnh cầu của Rùa. – Thôi được, nếu Rùa đã quyết thì tôi sẽ giúp. Nhưng tôi không chắc là Rùa sẽ bay được đâu nhé! Rùa tự lắp thêm đôi cánh, Đại Bàng nhấc bổng Rùa lên, bay cao hơn những ngọn cây. Rùa thích quá reo lên: – A ha! Mình sắp biết bay rồi! Đang bay trên không trung thì Đại Bàng bỏ Rùa ra. Rùa ta giống như diều đứt dây, rơi tự do xuống, mặc cho Rùa cố gắng vỗ đôi cánh tới tấp nhưng không ăn thua gì. – Cứu với! Ai cứu tôi với… Rùa rơi thẳng xuống một tảng đá to, khiến cho mai Rùa bị vỡ rạn. Kể từ đó, trên mai của Rùa có những vết rạn ngang dọc, đó là dấu tích của lần Rùa học bay với Đại Bàng. Câu 1. Văn bản Chú rùa học bay thuộc thể loại truyện dân gian nào? A. Truyện cổ tích . B. Truyện ngụ ngôn. C. Truyền thuyết. D. Truyện thần thoại. Câu 2. Văn bản trên sử dụng ngôi kể nào? A. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ hai B. Ngôi thứ nhất D. Kết hợp hai ngôi kể Câu 3. Trong văn bản chú Rùa mong muốn học điều gì? A. Học chạy . B. Học bay C. Học bơi lội D. Học nhảy. Câu 4. Để tập bay, Rùa đã chuẩn bị những gì? A.Mua cho mình đôi cánh. B. Ra sức luyện tập C. Kiếm thật nhiều lông chim, may cho mình đôi cánh, đi tìm thầy dạy bay D. Phép liên tưởng Câu 5. Dấu ba chấm trong câu sau có công dụng gì ? – Cố lên nào… 1, 2, 3… Cố lên… A. Thể hiện lời nói ngập ngừng, bỏ dở, ngắt quãng. B. Giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ, thường có sắc thái hài hước, châm biếm. C. Thể hiện sự bất ngờ. D. Cho biết sự vật, hiện tượng chưa liệt kê hết. Câu 6. Hình ảnh “ Những vết rạn trên mai rùa” thể hiện điều gì? A. Vì làm việc mình yêu thích nên xấu xí một chút cũng không sao. B. Vì ham thích điều mới lạ nên chuốc hậu quả. C. Nếu làm việc không đúng khả năng của mình thì sẽ nhận lấy hậu quả. D. Sự bất lực của con người khi gặp sự cố trong cuộc sống. Câu 7. Câu trả lời của chú Rùa với Chim Sẻ “Bất kể thế nào tôi cũng phải học bay cho bằng được, Chim Sẻ ạ!” thể hiện tính cách nào của Rùa? A. Nhút nhát, sợ chết. B. Yếu đuối. C. Nóng vội nhưng dũng cảm. D. Quyết tâm Câu 8. Có ý kiến cho rằng: Câu chuyện “Chú Rùa học bay” đã thể hiện được những đặc trưng cơ bản của truyện ngụ ngôn. Theo em, ý kiến trên đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 9.. Lời khuyên của Chim Sẻ: – Nhưng anh đâu có cánh thì làm sao mà bay được, tôi khuyên anh nên từ bỏ ý định đó đi thì hơn gợi cho em suy nghĩa gì? Câu 10 . Thông điệp tâm đắc nhất mà em rút ra từ văn bản trên? Câu 11: Phân tích nhân vật Rùa trong câu chuyện
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
1B,2B,3B,4C,5B,6C,7D,8A,9:Gợi cho em suy nghĩ quyết tâm phải làm được mục tiêu của mình và không được bỏ cuộc nếu bỏ cuộc thì sẽ thất bại,10:Nhiều khi có những việc chúng ta cần phải cố gắng,nỗ lực để hoàn thành nó,nhưng cũng có những việc quá viển vông mơ mộng huyền ảo quá mức thì chúng ta nên dừng lại và chọn một mục tiêu khác phù hợp với khả năng mình hơn,11:Rùa có ý chí kiên cường,kiên trì nhưng cùng với nó là một suy nghĩ quá xa vời chắc chắn là không thể đạt được mục tiêu bay được của rùa.Vì vốn dĩ rùa đã không bay được và không phải là loài chim biết bay
Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời
(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi. Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ