Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Văn hóa dân gian được coi là cái nôi của tâm hồn dân tộc, phản ánh đời sống tinh thần
của người Việt Nam xưa. Chèo cổ là một loại hình diễn xướng dân gian đặc sắc, phổ biến,
gắn liền với nếp sống, nếp nghĩ, lời ăn tiếng nói của người dân Bắc Bộ từ ngàn đời nay.
Nhắc đến nghệ thuật Chèo, không thể thiếu hình ảnh những vai Hề trên sân khấu để giao
lưu, phụ trợ, biểu diễn những “miếng trò” khiến người xem phải bật cười, những tiếng cười
vừa hài hước sảng khoái, vừa thâm thúy, sâu cay. Có thể coi Chèo là vốn quý mang những
nét đặc trưng riêng người xưa để lại, không thể trộn lẫn với bất cứ loại hình nghệ thuật diễn
xướng nào.
Cái hài, với tư cách là một phạm trù mỹ học có vai trò nhận thức và đánh giá một loại
hiện tượng trong đời sống; có ý nghĩa phê phán, phủ định cái xấu, lỗi thời, lạc hậu nhân
danh cái đẹp. Tiếng cười biểu hiện giá trị của cái hài, biểu thị năng lực tư duy của chủ thể
thẩm mỹ trong việc phát hiện ra những vấn đề trái quy luật, vi phạm chuẩn mực của cái
đẹp, biểu hiện sự chiến thắng của cái đẹp đối với cái xấu. Cái hài, tiếng cười hài hước
trong Chèo cổ có nhiều phương thức, cung bậc thể hiện và ý nghĩa, giá trị, “sức nặng”
châm biếm, phê phán khác nhau. Sử dụng cái hài, do đó, vừa là đặc trưng tư tưởng thẩm
mỹ, vừa là phương thức biểu đạt, phản ánh đời sống đặc thù của Chèo cổ.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |