Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nhận định về thơ, Diệp Tiến cho rằng : "thơ ca là tiếng lòng người nghệ sĩ"

Nhận định về thơ , Diệp Tiến cho rằng : "thơ ca là tiếng lòng người nghệ sĩ" . Em hãy cảm nhận về tiếng lòng mà nhà thơ Nguyễn Đăng Tấn gửi gắm trong bài thơ :"Không có gì tự đến đâu con "
Ai giúp với ạ đang cần gấp
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
Không có gì tự đến đâu con.
Quả muốn ngọt phải tháng ngày tích nhựa
Hoa sẽ thơm khi trải qua nắng lửa.
Mùa bội thu phải một nắng hai sương,
Không có gì tự đến dẫu bình thường.
Phải bằng cả bàn tay và nghị lực
Như con chim suốt ngày chọn hạt,
Năm tháng bao dung khắc nghiệt lạ kỳ.
Dẫu bây giờ cha mẹ đôi khi,
Có nặng nhẹ yêu thương và giận dỗi.
Có roi vọt khi con hư và có lỗi
Thương yêu con, đâu đồng nghĩa với nuông chiều!
Đường con đi dài rộng biết bao nhiêu ...
Năm tháng nụ xanh giữ cây vươn thẳng,
Trời cao đó nhưng chẳng bao giờ lặng,
Chỉ có con mới nâng nổi chính mình.
Nhớ Nghe Con!
(Nguyễn Đăng Tấn )
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
562
1
0
Tiến Dũng
07/04 20:35:19
+5đ tặng

Tình quê chân thật, bình dị, tinh tế giúp Tế Hanh ghi được đôi nét cảnh sắc rất chân tình cảnh sinh hoạt chốn làng biển quê hương. Đây là bài thơ mở đầu cho chủ đề quê hương – một trong những chủ đề thành công nhất của thơ Tế Hanh. Nhan đề quê hương có phần chung. Giá đặt là Làng quê, Làng biển… có lẽ phù hợp với giọng thơ, tình thơ hơn. Câu thơ đề từ của người cha tác giả: Chim bay dọc biển đem tin cá dã nói lên một đặc trưng của làng biển — làng đánh cá. Người con — nhà thơ trẻ, bằng cách cảm nhận riêng, sẽ tả làng quê mình bằng con mắt và trái tim hoa niên của mình.

Hai câu đầu giới thiệu vị trí đặc biệt của làng, nghề nghiệp đặc trưng của cư dân ở đây.

Đánh cá là nghề truyền thống của làng. Làng như bán đảo, như cù lao, ba bề bốn bên là nước bao vây. Sống quen với sông nước, biển khơi nên con đường từ làng ra biển cũng được tính bằng đường thủy đường sông.

Cảnh thuyền chở trai làng ra khơi đánh cá trong buổi bình minh đẹp sáng, dưới ngòi bút Tê Hanh, hiện lên đầy khí thế trẻ trung mà không kém phần sâu sắc, mới mẻ. Trai tráng bơi thuyền như những tráng sĩ, kị sĩ tài ba. Chiếc thuyền dưới bàn tay chèo lái của họ, như con ngựa hay đè sóng, lướt tới xuôi sông dài hướng ra khơi xa. Những cánh tay săn chắc, bắp thịt vồng lên, cuồn cuộn, bóng loáng mồ hôi dưới nắng ban mai; những mái chèo bổ nước phăm phăm, ràn rạt đưa con thuyền chồm lên, lướt đi vun vút, hồ hởi, phấn khởi tự tin.

Nhưng hình ảnh độc đáo, bất ngờ nhất trong bài thơ là so sánh:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Linh hồn làng biển đã được hình ảnh hóa, cụ thể hóa bằng hình ảnh cánh buồm trắng, buồm nâu no gió, căng phồng, cứ rướn cao, rướn cao mãi ra thuyền ra biển lớn. Cánh buồm gợi những chuyến đi xa, những ước mơ khoáng đạt, bay bổng, lãng mạn của tuổi trẻ nhiều hoài bão. Cánh buồm như cánh chim trời, như muốn rời khỏi cột buồm, vút bay lên bầu trời xanh cao thăm thẳm, đó là tình quê, tình yêu làng ngây thơ, trong sáng và đắm đuối của chàng trai Tế Hanh.

Hai khổ thơ tiếp theo tả cảnh thuyền trở về trong niềm hân hoan chào đón của bà con làng chài. Những câu thơ tả thực mà không kém phần lãng mạn, khỏe khoắn. Cảnh làm việc khẩn trương, yêu đời của những người lao động miền biển. Làn da, ngăm ngăm, rám nắng của những chàng trai suốt ngày đêm phơi mình dưới nắng gió, bão giông, vẻ đẹp, khỏe của những ngư dân trẻ gắn liền với bao chuyến đi khơi, đi lộng vất vả và hiểm nguy. Ngắm những chàng ngư phủ, ta như được nghe thấy hơi thở nặng trầm của họ, ngửi được mùi vị nồng nàn, mặn mòi của biển cả, của muối tinh qua hơi thở ấy. Bởi vậy, hình ảnh thực có phần mờ đi, chân dung dân chài vụt mờ nhòa và bay bổng trong tình yêu và niềm tự hào của người con quê biển.

Hai câu cuối tả cảnh chiếc thuyền nằm yên, mỏi mệt trên bến là hình tượng hóa, nhân hóa tư thế và tâm trạng người dân làng biển sau những chuyến đi xa trở về nghỉ ngơi, thư giãn vừa mệt mỏi vừa khoan khoái, say sưa.

Cho nên, dù đã lớn, đi học, đi làm xa, mỗi lần nhớ về quê hương — một làng đánh cá nghèo ven biển Trung Trung Bộ, Tế Hanh lại nhắc tới màu nước xanh, con cá bạc, bên bờ cát. Hình ảnh, chi tiết, mùi vị đậm đà nhất vẫn là: Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá.

Cái mùi nồng của muối, cá, gió, nắng, sóng biển là đặc trưng riêng của linh hồn quê hương đã ám ảnh nhà thơ suốt đời. Câu cuối bài thơ cất lên như một tiếng kêu thầm mỗi khi nhớ quê đến không kìm nổi lòng mình. Sự thành thật của nhà thơ thật không ngờ. Không có một tâm hồn đắm đuối không thể viết lên những lời như thế. 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
hgh
07/04 20:37:43
tiếng lòng tha thiết, nhắc nhở, yêu thương con. lo cho tương lai sau này của con, 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×