Đọc văn bản và trả lời câu hỏi
----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
<
14:47
Kiểm tra thường xuy...
Đọc hiểu
KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN- LỚP 10A2
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Ngôn chí
4G 54
(Bài 11)
Cỏ xanh của dưỡng để lòng nhân,
Trúc lợp hiên mai quét tục trần.
Nghiệp cũ thi thơ hằng một chức”,
Duyên xưa hương lửa tựa ba thân
Nhan Uyên nước chứa bầu còn nguyệt,
Đỗ Phủ thi nên bút có thần.
Nợ quân thân chưa bảo được,
Hài hoa còn bợn dặm thanh vân.
(Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh, NXB Khoa học xã hội, 1976, tr.339)
Câu 1. Xác định thể thơ của bài thơ.
Câu 2. Xác định phép tu từ được sử dụng trong các câu thơ sau: Nhan Uyên nước chứa bầu
còn nguyệt: Đỗ Phủ thi nên bút có thần.
Câu 3. Chỉ ra những câu thơ lục ngôn trong bài thơ
Câu 4. Món “nợ quân thân” trong bài thơ có thể hiểu là món nợ gì?
Câu 5. Nội dung chính của hai dòng thơ: Nợ quân thân chưa bảo được/Hài hoa còn bợn
dặm thanh vân
Câu 6. Bài thơ cho thấy vẻ đẹp nào trong cốt cách con người của Nguyễn Trãi?
Câu 7. Chỉ ra điểm tương đồng giữa các câu thơ của Nguyễn Trãi:
Bui một tấc lòng ưu ái cũ
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông. (Thuật hứng- bài 5)
Và:
Nợ quân thân chưa bảo được,
Hài hoa còn bện dặm thanh vân. (Ngôn chí – bài II)
Câu 8. Qua bài thơ, em cảm nhận như thế nào về tác giả Nguyễn Trãi? (Hãy trình bày bằng
đoạn văn khoảng 5-7 câu)
6
Dưỡng cỏ xanh ở trước cửa để thi lòng nhân với vật
~ Lợp: nghĩa là trúc che hiên mái
Hằng một chức: thường giữ một việc ấy
+ Tựa ba thân: chữ Kinh Phật, người ta có ba hiện tượng: sắc thân là thân cụ thể, còn ứng thân
(hiện ra) rồi lại hóa thân (biến mất) ... Nói một cách khái quát, đó là ba kiếp làm người (quá khứ,
hiện tại, tương lai). Ba kiếp đó, sách Phật nói là: Pháp, báo và ứng.
* Nhan Uyên: Học trò giỏi của Khổng Tử, nhà nghèo, chỉ sống bằng cơm giỏ nước bầu thôi
Bợn: Hay bận nghĩa là vướng vít với. Hài hoa còn vướng vít với đường thanh vân, tức đường
công danh. Vì nợ quân thần chưa trả xong cho nên còn cứ phải vướng vít, quanh quẩn với chỗ công
danh, chỗ triều đình
0 Xem trả lời
71