Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Tìm và thì lại đoạn hội thoại giữa nhân vật liên và chị tí

Tìm và thì lại đoạn hội thoại giữa nhân vật liên và chị tí lý giải ý nghĩa của đoạn hội thoại đó
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
96
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Liên: Chị Tí ơi, em muốn hỏi chị về ý nghĩa của cuộc sống. Chị có thể giải thích cho em được không?

Chị Tí: Cuộc sống là một hành trình dài, đầy những thử thách và khó khăn. Nhưng đồng thời, nó cũng là cơ hội để chúng ta trải nghiệm, học hỏi và phát triển bản thân. Ý nghĩa của cuộc sống không chỉ đơn giản là sống để tồn tại, mà còn là để tìm kiếm ý nghĩa và mục tiêu trong cuộc sống của mình.

Liên: Vậy là cuộc sống không chỉ là vật chất mà còn là tinh thần và tâm hồn phải không chị?

Chị Tí: Đúng vậy, cuộc sống không chỉ là vật chất mà còn là tinh thần và tâm hồn. Chúng ta cần cân bằng giữa hai yếu tố này để có một cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa. Hãy sống mỗi ngày với lòng biết ơn và tận hưởng những khoảnh khắc đẹp nhất trong cuộc sống.

Liên: Cảm ơn chị Tí đã chia sẻ những suy nghĩ và triết lý sống đáng quý này. Em sẽ cố gắng áp dụng vào cuộc sống hàng ngày của mình.

Chị Tí: Không có gì, em hãy luôn tin vào bản thân và sống mỗi ngày với niềm tin và hy vọng. Chúc em may mắn và thành công trên con đường mà em đã chọn.
1
0
Nguyễn Kiên Quốc
10/04/2024 19:40:31
+5đ tặng

“Con người sinh ra không phải để tan biến đi như một hạt cát vô danh. Họ sinh ra để in dấu lại trên mặt đất, in dấu lại trong trái tim mọi người”. Nếu mỗi con người sinh ra để làm tròn nghĩa vụ ấy cho đến suốt cuộc đời thì Lưu Quang Vũ (1948 - 1988), nhà biên kịch lớn của nền văn học Việt Nam đã làm lên điều ấy bằng tác phẩm “Hồn Trương Ba da hàng thịt”. Đặc biệt là nhà văn đã xây dựng cuộc đối thoại của hồn Trương Ba với người thân.

Bi kịch của hồn Trương Ba được Lưu Quang Vũ khắc họa qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân là bi kịch không được thừa nhận. Cuộc đối thoại giữa hồn và xác kết thúc. Hồn Trương Ba trong xác anh hàng thịt đang ngồi lặng lẽ bên cái chõng, thì vợ bước vào hỏi: “Cái Gái chưa về hả ông?” Hồn Trương Ba thẫn thờ trả lời: “Chưa”. Vợ Trương Ba tiếp tục giải thích: “Nó sang nhà cu Tị từ sớm. Cu Tị bị ốm nặng”. Hồn Trương Ba không giấu sự ngạc nhiên nói: “Ốm nặng? Vậy mà tôi không biết”. Hai lời thoại đầu chỉ mang tính giao tiếp thông thường chẳng một dấu hiệu gì mang đến cơn sóng gió tiếp theo cho Trương Ba lúc này thì từ lời thoại thứ ba: “Ông bây giờ con biết đến ai nữa. Cu Tị ốm thập tử nhất sinh… Khổ thằng bé ngoan là thế… Cái thân tôi thì sao trời lại không bắt đi cho rảnh”. Đây là sự thay đổi hoàn toàn cảm xúc của cái hờn trách, giận dỗi và chua xót của cái tủi thân tủi phận mà bất lực. Không để vợ nói tiếp nữa, Hồn Trương Ba cắt ngang: “Sao bà lại nói thế?”. Nghe chồng nói, người vợ đi thẳng vào vấn đề mà bà đang ấm ức: “Tôi nói thật đấy… Ông Trương Ba ạ, tôi đã nghĩ kĩ… Có lẽ tôi phải đi”. Hồn Trương Ba hỏi lại: “Đi đâu?”. Người vợ tiếp tục nói thực lòng với bao hờn dỗi: “Chưa biết! Đi cấy thuê làm mướn… đi biệt để ông được thảnh thơi… với cô vợ người hàng thịt… Còn hơn là thế này?”. Nghe vợ nói, Hồn Trương Ba chỉ còn biết kêu gào: “Bà! Sao lại đến nông nỗi này?”. Đó là sự bất lực, đau đớn của hồn Trương Ba trước lời nói của người vợ. Để rồi người vợ phải lên tiếng giải thích: “Chỉ tại bây giờ… ông đâu còn là ông Trương Ba nữa… Thằng Cả đã quyết định bán khu vườn để có tiền mở thêm vốn liếng cửa hàng thịt”. Hồn Trương Ba quá ngạc nhiên nói: “Thật sao? Không được!”. Nghe chồng phản đối bà vợ: “Ông bảo không được nhưng tôi biết sự thể sẽ dẫn đến như vậy. Ông sẽ đành ưng chịu như vậy”. Người vợ của Trương Ba dù rất mực yêu thương chồng, giàu lòng vị tha nhưng cuối cùng vẫn rơi vào sự bế tắc. Những dấu ba chấm kết hợp với câu cảm thán và các từ “rưng rưng… khóc…” đã diễn tả đầy đủ sự buồn bã, bất lực. Trong cuộc đối thoại với vợ, hồng Trương Ba chỉ sử dụng câu ngắn, câu hỏi liên tiếp cùng với đó là các câu cảm thán đã cho thấy sự thảng thốt, ngỡ ngãng tê sót của ông. Kết thúc đợt thoại này Hồn Trương Ba chỉ còn biết ngồi xuống tay ôm đầu.

Khi Hồn Trương Ba ngẩng lên thì thấy cái Gái đứng trước mặt. Ông đã kêu đứa cháu như là để cầu cứu: “Gái, cháu!”. Đó đã không còn chỉ là lời gọi thông thường nữa mà là tiếng kêu của một trái tim được phát ra từ miệng khát khao có một điểm tựa, sự đồng cảm cầu cứu. Có lẽ lúc đó hồn Trương Ba tưởng rằng đứa cháu gái bé bỏng sẽ sà vào lòng thì trái lại, cái Gái đã phản ứng quyết liệt và dữ dội: “Nó lùi lại nói đã tạo nên một khoảng cách không chỉ về mặt không gian mà còn cả về tâm hồn giữ ông và cháu sau đó lại nói: “Tôi không phải là cháu của ông”. Câu nói như là gáo nước lạnh phũ phàng tạt thẳng vào mặt Hồn Trương Ba. Nhưng Hồn Trương Ba vẫn giữ bình tĩnh dịu giọng nhẫn nhục giải thích, khẳng định: “Ông đúng là ông nội cháu. Nếu ông nội tôi hiện về được sẽ bóp cổ ông”. Hồn Trương Ba vẫn cố ra sức thuyết phục bằng những chứng cứ mặc cho sự đe dọa từ đứa cháu gái: “Sáng nào ông cũng ra cuốc xới chăm chút cây cối ngoài vườn… chỉ có ông nội cháu mới biết quý cây như thế”. Cố giải thích cho đứa cháu giải thích thì Trương Ba càng về sau giọng nói càng ngập ngừng; những dấu ba chấm xuất hiện liên tục đã là sự ngập ngừng bế tắc không giải thích được. Tâm hồn tuổi thơ vốn trong sạch, không chấp nhận sự tầm thường, dung tục nên không chấp nhận người ông trong thể xác anh hàng thịt thô lỗ. Cái Gái, cháu ông giờ đây đã không cần phải giữ ý. Nó một mực khước từ tình thân. Chính vì quá yêu thương nên giờ đây nó không thể chấp nhận, cũng không thể nào mở lòng mình đớn nhận con người trước mặt mình cái con người có “bàn tay giết lợn”, bàn chân “to bè như cái xẻng” đã làm “gãy tiệt cái chồi non”, “giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm” trong mảnh vườn của ông nội. Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cu Tị mà làm gãy nát khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với nó, “ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy”. Nỗi giận dữ của cái Gái đã biến thành sự kết tội, ruồng bỏ xua đuổi người thân yêu: “Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút đi”. Như vậy cái Gái là người yêu thương gắn bó với ông hết mực. Ông mất, đêm nào nó cũng khóc, nâng niu từng chút kỉ niệm của ông. Bây giờ lại phản ứng dữ dội. Những lời nói của đứa cháu nhỏ, thêm một lần nữa xoáy khoét vào nỗi đau sâu thẳm của ông, để ông cảm nhận thấm thía bi kịch bị chính những người thân yêu chối bỏ.

Cuối cùng là cuộc đối thoại với chị con dâu. Sau cuộc đối thoại với cái Gái, chị con dâu ở trong nhà bước ra nghe thấy những lời cuối cùng con. Chị vừa gọi theo con gái: “Gái, quay lại đây, Gái”. Rồi chị lại quay sang nói với Hồn Trương Ba: “Thầy, thầy đừng giận con trẻ… Chỉ tại nó nghĩ thầy không phải là ông nội nó, con dỗ dành thế nào nó cũng không nghe (rưng rưng) khổ thân thầy”. Hồn Trương Ba cảm thấy ấm lòng: “Đến lúc này, cả nhà chỉ một mình con vẫn thương thầy như xưa”. Người con dâu khẳng định thêm: “Hơn xưa nữa… nhưng thầy ơi con sợ lắm… mỗi ngày thầy một đổi khác dần… có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa… làm sao giữ được thầy ở lại hiền hậu vui vẻ tốt lành như thầy của chúng con xưa kia?”. Hồn Trương Ba lại tiếp tục thất vọng buồn rầu nói: “Giờ thì con cũng…”. Người dâu vội chữa lại nói: “Thầy đừng giận nếu con đã nói điều gì không phải”. “Không ta không giận. Cảm ơn con đã nói thật. Bây giờ thì đi đi, cho ta được ngồi yên một lát”. Trương Ba như được an ủi phần nào, bởi nhận ra cái Gái rất thương ông, ông nghĩ cô con dâu sẽ là điểm tựa để sẻ chia tâm sự. Nhưng trước những lời nói vừa yêu thương, vừa thẳng thắn của cô con dâu Trương Ba lặng ngắt như đá tảng đau khổ đến cùng cực đầy sợ hãi. Có lẽ lúc ấy Trương Ba giống như người đứng trước một cái vực thẳm sâu hoắm khắc khoải cần một ai đó níu giữ nhưng kết quả vẫn là sự bế tắc đi vào vô vọng.

Như vậy, những người trong gia đình Trương Ba, người tủi thân (vợ), người thì tức tưởi xua đuổi (cháu gái) ; người thì lại thấu hiểu sẻ chia (con dâu) nhưng họ vẫn nhận ra và đau khổ trước sự thay đổi của Trương Ba. Tuy yêu quý, muốn níu giữ Trương Ba xưa tìm giải pháp để thoát khỏi hoàn cảnh nhưng trớ trêu thay đều bất lực. Đó là bi kịch của Hồn Trương Ba càng bị đẩy lên tới điểm đỉnh. Những người thân thiết nhất cũng không chấp nhận nỗi tình trạng hai mảnh hồn, người bất nhất của chồng, cha, ông mình. Không còn gia đình nền tảng của một sự bấu víu hi vọng vào mặt đất không có ý nghĩa và dường như cũng chẳng còn tồn tại. Trương Ba hiểu mình đã mất tất cả rơi vào trạng thái hoàn toàn cô độc.

Màn đối thoại giữa Trương Ba với người thân giúp ông hiểu tất những gì mình đã, đang gây ra và có lẽ nếu tồn tại tiếp tục bi kịch ấy sẽ còn tiếp diễn và thiêu chiều hướng tiêu cực hơn nữa. Trương Ba sống làm gì khi mà điều hồn còn sống là để mang lại hạnh phúc cho người thân hoàn toàn trái ngược lại, vô nghĩa lý. Từ đó hồn Trương Ba suy nghĩ về việc lựa chọn cách lựa chọn cách sống, một cách phục sinh tâm hồn như đã mà dần, tan biến dân ấy mở ra cho Trương Ba những thử thách mới, lựa chọn mới trong cuộc đối thoại với Đế Thích.

Tóm lại, đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân đã giúp góp phần thể hiện được nhiều điều ý nghĩa.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×