Đàn nguyệt (Nam Bộ gọi là đàn kìm) du nhập vào Việt Nam khoảng thế kỷ XI và sử dụng trong nhiều hình thức sinh hoạt âm nhạc truyền thống của người Việt
ĐÀN NGUYỆT Đàn nguyệt (Nam Bộ gọi là đàn kìm) du nhập vào Việt Nam khoảng thế kỷ XI và sử dụng trong nhiều hình thức sinh hoạt âm nhạc truyền thống của người Việt.
Mặt đàn hình tròn như Mặt Trăng nên có tên gọi là đàn nguyệt. Đàn có hai dây bằng tơ se hoặc nilon. Khi biểu diễn, người chơi đàn trong tư thế ngồi hoặc đứng. Tay trái bấm phím đàn, tay phải dùng móng gảy lên dây đàn. Âm thanh đàn nguyệt khỏe khoắn, hơi mờ đục, âm cao tươi sáng, kết hợp với các kỹ thuật chơi như gảy, vê, nhấn, rung,..... Ngày nay, đàn nguyệt vẫn là nhạc cụ được dùng phổ biến, đặc biệt không thể thiếu trong hát chầu văn - một sinh hoạt âm nhạc dân gian đặc sắc của người Việt ở Bắc Bộ và trong nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ. ĐÀN TÍNH Đàn tính (tính tẩu) xuất hiện ở Việt Nam từ lâu đời, phổ biến trong sinh hoạt văn hóa dân gian của một số đồng bào miền núi như Tày, Nùng, Thái,.....
Bầu đàn được làm bằng nửa quả bầu khô cắt ngang, có khoét lỗ nhỏ hình hoa thị để thoát âm. Mặt đàn được làm bằng miếng gỗ mỏng, cần đàn trơn không có phím. Đàn có loại hai dây hoặc 3 dây.
Theo cách chơi đàn truyền thống, người chơi gảy bằng ngón trỏ của tay phải. Âm thanh của đàn tính êm dịu, thanh thoát, thường dùng để đệm trong hát then. Đọc thông tin trên và cho biết điểm giống nhau và khác nhau của hai cây đàn. Giúp mình với mình đang cần gấp lắm ạ.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi. Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ