Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đan lát từ cây tre là nghề truyền thống lâu đời của đồng bào dân tộc Tày tại xã Thần Sa (huyện Võ Nhai, Thái Nguyên), bằng đôi tay khéo léo của mình, họ biến thanh tre rừng thành những vật dụng chắc chắn, phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày.
Những năm gần đây, nghề đan lát truyền thống của người dân tộc Tày ở xã Thần Sa (huyện Võ Nhai, Thái Nguyên) đang ngày dần mai một. Nhiều đồ vật được làm từ mây tre đan truyền thống và thân thiện với môi trường, được thay thế bằng nhựa và một số sản phẩm khác. Người dân nơi đây gắn liền với ruộng nương, vì thế những sản phẩm mà họ làm ra cũng để phục vụ chính nhu cầu cuộc sống hàng ngày. Trong nhiều nghề truyền thống của người Tày thì đan lát là nghề thủ công có từ lâu đời.
Trong các sản phẩm đan lát của người dân tộc Tày ở Thần Sa thì thạ và dậu là 2 sản phẩm đặc trưng nhất. Thạ và dậu là đồ đựng bằng tre nứa đan dày, lòng sâu, có hai quai để xỏ đòn gánh. Thường thì người dân sử dụng để đựng ngô, lạc, thóc…
Trò chuyện với PV Moitruong.net.vn trong căn nhà sàn đã phai màu thời gian, bà Hoàng Thị Duyên (xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) cho biết, nghề đan lát đã gắn với đời sống của người Tày từ bao đời nay. Trong gia đình của người Tày đây không chỉ là việc của phụ nữ, đàn ông cũng có thể tạo ra những sản phẩm như: Thạ, dậu, giỏ đựng đồ, nôi, lồng gà… rất tinh xảo và chắc chắn.
Các sản phẩm đan lát của người Tày là những đồ dùng thường ngày, thể hiện tính thẩm mỹ, bàn tay khéo léo của người đan, bà Hoàng Thị Duyên chia sẻ về quá trình để tạo nên một sản phẩm đan lát: “Để hoàn thiện một sản phẩm như thạ, dậu, giỏ đựng… thường phải trải qua nhiều bước. Ngay từ khâu chọn nguyên liệu phải cẩn thận, chọn cây tre thẳng, không quá già và không được quá non mà nên chọn cây bánh tẻ sẽ không bị mọt. Khi mang về nhà không được để các nguyên liệu quá lâu sẽ bị khô, khó chẻ nan và không giữ được độ dẻo thích hợp. Sau bước chọn nguyên liệu, khi đan cần phải khéo léo chẻ nan, chuốt nan đòi hỏi làm sao cho mềm, nhẵn, đều để khi đan sẽ không bị kẽ hở, như vậy sản phẩm mới chắc, bền, đẹp”.
Với quy luật lồng đôi, lồng ba, và được kéo chắc tay khi đan đã tạo được ra những sản phẩm rất tinh xảo. Thông thường, để hoàn thành 1 chiếc thạ phải mất đến nửa ngày và được bán với giá 100 nghìn đồng. Không chỉ được bà con trong xã sử dụng, mà người dân ở các xã khác cũng tìm đến mua. Bởi sản phẩm bền, đẹp mà người dân hiểu được việc hạn chế sử dụng các đồ dùng bằng nhựa, nylon, vật dụng khó phân hủy. Nhờ thế, nghề đan lát đã giúp đồng bào có nguồn thu nhập, đồng thời cũng giữ gìn được bản sắc văn hóa truyền thống.
Tuy nhiên, những năm gần đây, nghề đan lát xã Thần Sa (Võ Nhai, Thái Nguyên) đang có nguy cơ bị mai một. Lớp trẻ ngày nay không mấy “mặn mà” với nghề đan lát. Đa số những người còn duy trì được nghề đan lát truyền thống là những người lớn tuổi.
Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |