Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 200 từ ), trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên

2/ Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 200 từ ) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ trên
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ."
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
118
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Khổ thơ trên "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng, thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" khiến cho em cảm thấy như một bức tranh tĩnh lặng nhưng đầy ý nghĩa. Bức tranh đó là cảnh mặt trời lặng lẽ trôi qua trên lăng mộ, tạo nên một hình ảnh đầy sâu lắng và cảm động.

Sự tương phản giữa ánh sáng rực rỡ của mặt trời và bóng tối của lăng mộ khiến cho bài thơ trở nên đầy ẩn ý. Mặt trời đỏ rực như muốn gửi đi thông điệp về sự sống và cái chết, về sự đối lập giữa sự sống và sự chết, giữa ánh sáng và bóng tối.

Đồng thời, bài thơ cũng khiến em nhớ đến sự phù phiếm của cuộc sống, sự không thể tránh khỏi cái chết. Mặt trời vẫn sẽ lặng lẽ mọc và lặng lẽ lặn, nhưng con người chỉ có một lần duy nhất để sống và trải nghiệm.

Với em, khổ thơ trên là một tác phẩm mang đến cho người đọc những suy tư sâu sắc về cuộc sống và cái chết, về sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa sự sống và sự chết.
1
0
Thắng đz
12/04 21:10:49
+5đ tặng

Trong bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương, nhà thơ đã có những dòng thơ vô cùng xúc động về cảm xúc của mình khi hòa vào dòng người đi vào viếng Bác:

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"

Câu thơ "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ" là câu sử dụng hình ảnh ẩn dụ vô cùng đặc sắc. Hình ảnh "mặt trời" đầu tiên là hình ảnh của mặt trời tả thực của vũ trụ còn hình ảnh "mặt trời" thứ hai chính là hình ảnh ẩn dụ của Bác. Nhờ có hình ảnh ẩn dụ này, tác giả đã nhấn mạnh được tầm quan trọng và sự vĩ đại, bất tử như vũ trụ của Người. Nếu như mặt trời quan trọng với sinh vật trên trái đất thì Bác Hồ chính là vầng thái dương không bao giờ tắt, mang đến ánh sáng và hy vọng cho dân tộc VN vượt khỏi ách nô lệ và lầm than. Hai câu thơ tiếp theo là hình ảnh của đoàn người vào thăm viếng Hồ Chủ tịch. Hai từ "thương nhớ" đã bộc lộ sự tiếc thương và kính yêu của nhân dân đối với Bác đến muôn đời. Điệp ngữ "Ngày ngày" đã cho thấy một sự lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác của dòng người vào lăng viếng Bác cũng như sự tuần hoàn của vũ trụ. Ngày ngày, thời gian vẫn trôi đi, vũ trụ vẫn chuyển động, nhân dân vẫn thương nhớ và Bác thì đã đi vào giấc ngủ vĩnh hằng mãi mãi. Tiếp theo hình ảnh "bảy mươi chín mùa xuân" là hình ảnh vô cùng đặc sắc thể hiện sự kính yêu của nhân dân đối với Bác. Hình ảnh "tràng hoa" không chỉ thay thể được "vòng hoa" (gợi sự buồn thương) mà còn nhấn mạnh được tình yêu và sự kính trọng Bác của nhân dân VN. Hình ảnh hoán dụ "bảy mươi chín mùa xuân" có ý nghĩa là trng 79 năm Bác sống và làm việc, Người đã đem đến 79 mùa xuân tươi đẹp của đất nước. Bác luôn sống và bất tử trong trái tim của nhân dân VN. Tóm lại, khổ thơ thứ hai là khổ thơ xúc động kể về tình yêu thương và sự kính trọng của nhân dân VN đối với Bác Hồ vĩ đại.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Bonaparte Napoleon
12/04 21:12:00
+4đ tặng

Ta hiểu. Miền Nam thương nhớ Bác

Nóng lòng mong đợi Bác vào thăm

Ta hiểu. Đêm nằm nghe gió gác

Bác thường trăn trở, nhớ miền Nam!”

Chẳng biết tự bao giờ, những vần thơ ngọt ngào, sâu lắng, thiết tha về Bác đã thấm sâu vào tâm trí ta, làm ngân rung bao tình cảm nhớ thương và lòng biết ơn vô hạn với Bác Hồ – vị Cha già kính yêu của dân tộc – người đã đem lại mùa xuân thanh bình cho đất nước. Sự vĩ đại, vẻ đẹp của Bác, lòng kính yêu với Bác đã trở thành cảm hứng cho các các nghệ sĩ sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật bất hủ. Đến sau trong đề tài thơ về Bác do điều kiện, hoàn cảnh: là người con miền Nam, cầm súng ở ngoài tiền tuyến, nhà thơ Viễn Phương đã để lại bài thơ "Viếng lăng Bác" độc đáo, có sức cảm hóa sâu sắc bởi tình đẹp, lời hay. Và đọc bài thơ ấy có lẽ người đọc sẽ không khỏi ấn tượng với khổ thơ thứ hai:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…”

Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, một năm sau ngày giải phóng miền Nam,đất nước vừa được thống nhất. Đó cũng là khi lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được khánh thành, đáp ứng nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước là được đến viếng lăng Bác. Tác giả là một người con của miền Nam, suốt ba mươi năm hoạt động và chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ xa xôi. Cũng như đồng bào và chiến sĩ miền Nam,nhà thơ mong mỏi được ra thăm Bác và chỉ đến lúc này, khi đất nước đã thống nhất, ông mới có thể thực hiện được ước nguyện ấy. Tình cảm đối với Bác trở thành nguồn cảm hứng để ông sáng tác bài thơ này.

Theo trình tự thời gian, tác giả đã ghi lại cảm xúc của tác giả khi hòa cùng dòng người vào lăng viếng Bác:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”

Xuyên suốt khổ thơ là nghệ thuật điệp ngữ và ẩn dụ. “Ngày ngày” vốn đã là một từ láy, lại được dùng điệp ngữ nên càng gợi nên cảm giác thời gian như kéo dài vô tận trong khổ thơ, đồng thời cũng dùng để miêu tả một chân lý vĩnh hằng – sự vĩ đại của Bác.Hình ảnh “mặt trời đi qua trên lăng” là hình ảnh thực. Đó là mặt trời thiên tạo, mặt trời của tự nhiên, là hành tinh quan trọng nhất của vũ trụ, nó gợi ra sự kì vĩ, sự bất tử, vĩnh hằng. Mặt trời là nguồn cội của sự sống, ánh sáng. Nếu hình ảnh mặt trời câu thơ thứ nhất mang nghĩa thực thì hình ảnh “mặt trời trong lăng” ở câu thơ thứ hai là một ẩn dụ đầy sáng tạo, độc đáo - đó là hình ảnh của Bác Hồ. Giống như “mặt trời”, Bác Hồ cũng là nguồn ánh sáng, nguồn sức mạnh. “Mặt trời” - Bác Hồ soi đường dẫn lối cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giành độc lập tự do, thống nhất đất nước. Bác đã cùng nhân dân vượt qua trăm ngàn gian khổ, hy sinh để đi tới chiến thắng quang vinh, trọn vẹn. Nhà thơ Tố Hữu đã so sánh Bác như:

“Người là Cha, là Bác, là anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”.

Cái nghĩa, cái nhân lớn lao của Bác đã tác động mạnh mẽ, sâu xa tới mỗi số phận con người. Thật ra so sánh Bác Hồ với mặt trời đã được các nhà thơ sử dụng từ rất lâu:

“Người rực rỡ một mặt trời cách mạng

Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng

Đêm tàn bay chập choạng dưới chân người”

( Tố Hữu - “Sáng tháng năm”)

Ta cũng đã từng bắt gặp điều này ở trong ca dao kháng chiến:

“Bác Hồ là vị cha chung

Là sao Bắc Đẩu, là vầng Thái Dương’’

Nhà thơ ví bác như mặt trời vừa thể hiện tấm lòng thành kính, lòng biết ơn vô hạn với công lao của Bác, đồng thời còn khẳng định sự vĩ đại, sự trường tồn của Bác là bất biến với thời gian. Hình ảnh “mặt trời” đi kèm với từ “rất đỏ” còn ẩn dụ cho lòng nhiệt huyết và trái tim nồng nàn của vị lãnh tụ vĩ đại. Đây là một sáng tạo độc đáo và mới mẻ của Viễn Phương. Cách ví đó một mặt ca ngợi sự vĩ đại, công lao trời biển của Người đối với các thế hệ con người Việt Nam. Mặt khác bộc lộ rõ niềm tự hào của dân tộc Việt Nam khi có Bác Hồ - có được mặt trời của cách mạng soi đường chỉ lối cũng như ánh sáng của mặt trời thiên nhiên.

Niềm xúc động của nhà thơ còn được gợi ra từ những hình ảnh rất thực, lại vừa giàu sức liên tưởng qua hình ảnh dòng người vào thăm lăng Bác đã được nhà thơ miêu tả một cách độc đáo và để lại nhiều ấn tượng:

“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.”

Từ láy “ngày ngày” lại được đặt ở đầu câu thơ diễn tả cảnh tượng có thực đang diễn ra hàng ngày, đều đặn trong cuộc sống của con người Việt Nam: Những dòng người nặng trĩu nhớ thương từ khắp mọi miền đất nước đã về đây xếp hàng, lặng lẽ theo nhau vào lăng viếng Bác. Bằng sự quan sát trong thực tế, tác giả đã tạo ra một hình ảnh ẩn dụ đẹp và sáng tạo: “tràng hoa”. Hình ảnh “tràng hoa” mang nhiều cách hiểu khác nhau. Nghĩa thực là những bông hoa tươi thắm kết thành vòng hoa được những người con khắp nơi trên đất nước và thế giới về thăm dâng lên Bác để bày tỏ tình cảm, tấm lòng mình. “Tràng hoa” ở đây còn mang nghĩa ẩn dụ chỉ từng người một đang xếp hàng viếng lăng Bác mỗi ngày là một bông hoa ngát thơm. Những dòng người bất tận đang ngày ngày vào lăng viếng Bác, dòng ra sau, qua bên lăng, đi ra nối tiếp thành một vòng tròn nối kết nhau thành những tràng hoa bất tận. Những bông hoa – tràng hoa rực rỡ đó dưới ánh mặt trời của Bác đã trở thành những bông hoa - tràng hoa đẹp nhất dâng lên “bảy mươi chín mùa xuân” - bảy mươi chín năm cuộc đời của Người. Đây là hình ảnh hoán dụ tượng trưng cho tuổi đời của Bác. Mỗi tuổi đời ấy là một mùa xuân tươi đẹp mà Bác đã cống hiến trọn vẹn cho tổ quốc. Động từ “dâng” đã thể hiện tấm lòng thành kính, trân trọng của tác giả nói riêng và của toàn thể dân tộc Việt Nam đối với Bác Hồ. Mùa xuân là mùa đẹp nhất trong một năm, còn Bác là người Việt Nam đẹp nhất. Hình ảnh ấy cũng đã từng xuất hiện trong thơ Tố Hữu:

“Bảy mươi chín mùa xuân trong sáng

Vào cuộc trường sinh nhẹ cánh bay”

Bác đã hiến dâng những gì đẹp nhất của cuộc đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, và giờ đây những người con của dân tộc đang dâng lên cho người lòng biết ơn sâu sắc nhất. lời thơ trang trọng nhưng vô cùng tha thiết gợi nhiều suy tưởng sâu lắng, mênh mông.

Có thể nói khổ thơ thứ hai là đẹp nhất trong cả bài. Qua những vần thơ tha thiết chân thành, nhà thơ Viễn Phương đã bộc lộ tấm lòng thành kính, biết ơn, sự thành kính và niềm tự hào của tác giả, của dân tộc Việt Nam đối với Bác Hồ vị lãnh tụ vô cùng kính yêu.

Như vậy, bằng các biện pháp tu từ ẩn dụ, nói giảm nói tránh, các từ ngữ và hình ảnh chọn lọc, 2 khổ thơ đầu đã diễn tả được một cách sâu sắc nỗi niềm xúc động, nghẹn ngào của nhà thơ khi lần đầu tiên được ra lăng viếng Bác. Lời thơ chính là tấm lòng tác giả, của nhân dân cả nước dành cho vị cha già kính yêu của dân tộc. Người sẽ luôn sống và sáng mãi trong lòng dân tộc Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Năm 1969, người đã trút hơi thở cuối cùng để nghìn thu vĩnh biệt:

“Chẳng có mất mát nào bằng cái chết

Khăn tang vòng tròn như số không”

Thế nhưng ” người chết chỉ thực sự chết khi người sống quên ta” (Phạm Tiến Duật). Vì thế mà lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh vẫn sống mãi với non sông, gấm vóc, sống mãi trong trái tim mọi người. “Viếng lăng Bác” không chỉ là nén hương thơm Viễn Phương thành kính dâng lên người mà còn là khúc tâm tình sâu nặng mà nhà thơ thay mặt cho đồng bào miền Nam gửi đến Bác trong những ngày đầu độc lập. Bài thơ đã khép lại rồi mà dư âm của nó còn vang mãi. Với thể thơ tám chữ, giọng điệu thơ nghiêm trang, hình tượng thơ hàm súc, cảm xúc thơ sâu lắng, tác giả đã truyền vào lòng người niềm yêu kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×