Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Dáng đứng Việt Nam là tác phẩm cuối cùng của nhà thơ – chiến sĩ Lê Anh Xuân, được sáng tác tháng 3/1968 trong những ngày khói lửa của cuộc Tổng tiến công mùa xuân Mậu Thân. Tác giả hy sinh hai tháng sau đó tại vùng phụ cận Sài Gòn khi còn rất trẻ, để lại mùa xuân của cuộc đời cho mùa xuân đất nước.
Nhà thơ Lê Anh Xuân (tên thật là Ca Lê Hiến) sinh ra trong một gia đình tri thức yêu nước tại Bến Tre, năm 14 tuổi theo gia đình tập kết ra Bắc, học phổ thông sau đó học khoa Sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Cuối năm 1964, Lê Anh Xuân trở về chiến trường miền Nam, công tác ở Tiểu ban Giáo dục, sau chuyển về Hội Văn nghệ Giải phóng.
Tốt nghiệp ngành Sử học, nhưng Lê Anh Xuân rất yêu thơ và sáng tác khá nhiều, từng đoạt giải Nhì cuộc thi thơ do Tạp chí Văn nghệ quân đội tổ chức. Những bài thơ nồng đượm tình yêu đất nước, quê hương, ngập tràn lí tưởng cách mạng và vững vàng niềm tin chiến thắng của Lê Anh Xuân đã trở thành những giai điệu nằm lòng một thời của nhiều thế hệ trẻ. Tuy nhiên, đoạn văn được độc giả biết đến nhiều nhất vẫn là Dáng đứng Việt Nam – bức tranh về một Việt Nam kiêu hùng, bất khuất.
Viết về sự hi sinh của lính trong chiến đấu, nhưng bao phủ Dáng đứng Việt Nam không chỉ là âm hưởng bi thương của nỗi đau và mất mát, mà còn là sự tôn vinh cái đẹp và sự cao cả, trở thành biểu tượng chiến thắng của lí tưởng cách mạng. Hình ảnh chiến sĩ giải phóng quân hi sinh trên sân bay Tân Sơn Nhất với tư thế hiên ngang, lẫm liệt trong Dáng đứng Việt Nam đã trở thành một tượng đài đầy biểu cảm:
Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất
Nhưng Anh gượng đứng lên tì súng trên xác trực thăng
Và Anh chết trong khi đang đứng bắn
Máu Anh phun theo lửa đạn cầu vồng.
Hình ảnh bi tráng về tư thế hi sinh của chiến sĩ giải phóng quân đã làm cho quân địch vô cùng kinh hãi:
Chợt thấy anh, địch hoảng sợ xin hàng
Có thằng sụp xuống chân Anh tránh đạn
Bởi Anh chết rồi nhưng lòng dũng cảm
Vẫn đứng đoàng hoàng nổ súng tiến công.
Việc kết hợp hai phạm trù thẩm mĩ tương phản trong cùng một đoạn thơ đã tạo nên tác phẩm đặc biệt, là sự đối lập giữa tư thế hiên ngang của chiến sĩ giải phóng quân và nỗi đớn hèn, kinh hãi của địch Mĩ. Những câu thơ được viết bằng một trường liên tưởng hết sức mãnh liệt của tác giả khiến hình ảnh chiến sĩ giải phóng quân trở nên lớn lao và tráng lệ.
Thơ Lê Anh Xuân rất sâu sắc về “những phẩm chất cao đẹp của dân tộc”, và đoạn thơ Dáng đứng Việt Nam là một minh chứng cho điều này, đặc biệt ở cuối đoạn thơ:
Anh tên gì hỡi Anh yêu quý
…..
Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân.
Với những câu thơ mang đầy cảm xúc sử thi và chất trữ tình đậm đà, tư thế hi sinh của chiến sĩ đã trở thành biểu tượng của cái đẹp và sự cao cả, hình ảnh của anh là hình ảnh của những thế hệ trẻ Việt Nam hùng dũng ra trận với niềm tin lớn lao và mạnh mẽ về một ngày độc lập tự do của đất nước.
Nhiều người đã ngã xuống, và cũng như chiến sĩ giải phóng quân kia, họ không để lại tuổi tên, địa chỉ, nhưng họ không bao giờ vô danh trong trái tim dân tộc, vì thân thể và máu xương của họ đã hòa vào đất mẹ, làm nên hình ảnh của đất nước, tạo dựng nên Dáng đứng Việt Nam vững mạnh trong thế kỷ.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |