Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nghị luận phân tích đánh giá nội dung và nét đặc sặc nghệ thuật bài thơ "Tiếng gió" của Nhà thơ Xuân Diệu

nghị luận phân tích đánh giá nội dung và nét đặc sặc nghệ thuật bài thơ "Tiếng gió" của Nhà thơ Xuân Diệu
1 trả lời
Hỏi chi tiết
356
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Tiếng gió" của Nhà thơ Xuân Diệu là một tác phẩm nổi tiếng trong văn học Việt Nam, nói về tình yêu và sự chờ đợi. Bài thơ mang đến cho người đọc cảm giác nhẹ nhàng, lãng mạn và sâu lắng.

Nội dung của bài thơ xoay quanh hình ảnh của gió, một người đàn ông và một người phụ nữ đang chờ đợi nhau. Gió được tác giả sử dụng như một biểu tượng cho tình yêu, sự chờ đợi và hy vọng. Bằng cách mô tả hình ảnh của gió, tác giả đã tạo ra một không gian lãng mạn và sâu lắng, khiến người đọc cảm thấy như đang lạc vào một thế giới mơ màng và đẹp đẽ.

Nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ "Tiếng gió" chính là cách tác giả sử dụng ngôn ngữ tinh tế, hình ảnh sinh động và âm nhạc của từng câu vần. Từng chi tiết trong bài thơ đều được chọn lọc và sắp xếp một cách khéo léo, tạo nên một bức tranh thơ đẹp mắt và sâu lắng. Đặc biệt, cách sử dụng hình ảnh của gió để tả tình yêu và sự chờ đợi đã làm cho bài thơ trở nên đặc biệt và lôi cuốn.

Tóm lại, bài thơ "Tiếng gió" của Nhà thơ Xuân Diệu là một tác phẩm xuất sắc với nội dung lãng mạn và sâu lắng, cùng với nét đặc sắc nghệ thuật trong cách sử dụng ngôn ngữ và hình ảnh. Đây là một trong những tác phẩm không thể bỏ qua khi nói về văn học Việt Nam.
0
0
dd
16/04 21:50:01
+5đ tặng

Nhà phê bình Hoài Thanh từng nhận định "Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới". Bằng hồn thơ trong trẻo, tâm hồn tràn đầy tình yêu cùng khát khao giao cảm với đời mãnh liệt, Xuân Diệu đã để lại vô vàn tác phẩm giá trị. Trong số đó phải kể đến bài thơ "Thơ duyên". "Thơ duyên" đã mang đến cho người đọc khung cảnh tuyệt sắc của thiên nhiên mùa thu và sự giao duyên, kết nối giữa "anh" và "em".

Có thể nói, "Thơ duyên" đã khơi gợi sự hòa hợp, gắn bó đầy chất thơ giữa vạn vật trong thiên nhiên. Trước hết, điều này được thể hiện rõ nét thông qua nhan đề. "Duyên" mà thi sĩ muốn nhắc tới ở đây là sự gặp gỡ, giao hòa giữa thiên nhiên với thiên nhiên, thiên nhiên với con người và con người với con người. Từ đó, Xuân Diệu không chỉ miêu tả vẻ đẹp trời thu mà còn khắc họa những mối duyên tình hài hòa.

Ở khổ thơ đầu, khung cảnh chiều thu được tái hiện thật êm ả, nên thơ:

"Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên,

Cây me ríu rít cặp chim chuyền.

Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá,

Thu đến - nơi nơi động tiếng huyền."

Sự kết hợp giữa đường nét "nhánh duyên", âm thanh "ríu rít", màu sắc "xanh ngọc", hình ảnh "cặp chim chuyền" đã cho thấy đôi mắt tinh tế cùng nét bút tài tình của Xuân Diệu. Bằng tất cả các giác quan, "ông hoàng thơ tình" vẽ nên bức tranh mùa thu tươi mát, dịu êm. Từng chi tiết, từng sự vật hoạt động tách rời nhưng lại có sự hài hòa, gắn kết với nhau. Tất cả cùng tạo nên một buổi chiều mộng ảo, đồng thời báo hiệu khoảnh khắc thu tới "nơi nơi động tiếng huyền.". Âm thanh mùa thu như tiếng đàn tiếng ca, vang vọng khắp nơi, làm lòng người thêm chộn rộn, bâng khuâng hơn bao giờ hết.

Cảnh thu tiếp tục được gợi tả qua:

"Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu

Lả lả cành hoang nắng trở chiều;

Buổi ấy lòng ta nghe ý bạn

Lần đầu rung động nỗi thương yêu."

Hàng loạt các từ láy "nhỏ nhỏ", "xiêu xiêu", "lả lả" vừa phác họa đường nét mềm mại của cảnh vật, vừa gợi nỗi xao xuyến của lòng người. Dường như mọi thứ đều song hành, song đôi cùng nhau. Cảnh thu, tình thu đã khéo léo đưa chủ thể trữ tình ngược về "buổi ấy lòng ta nghe ý bạn". Đi giữa trời thu, lắng nghe âm hưởng xa xưa vọng lại, lòng người bồi hồi nhớ đến "Lần đầu rung động nỗi thương yêu". Khoảnh khắc trái tim đập rộn ràng, chủ thể trữ tình đã biết đây chính là cảm giác rung động trong tình yêu:

"Em bước điềm nhiên không vướng chân,

Anh đi lững đững chẳng theo gần

Vô tâm - nhưng giữa bài thơ dịu

Anh với em như một cặp vần."

Giây phút "anh" và "em" đi trên con đường nhỏ trông thật xa cách. Nếu như "em" điềm nhiên bước đi chẳng chút vướng bận thì "anh" lại lững đững, thong dong theo sau. Nhìn bên ngoài, hai ta có vẻ cách xa nhưng bên trong đã có sự kết nối như "một cặp vần". Đôi ta tưởng xa hóa lại gần, gắn bó, giao hòa mật thiết, không thể tách rời. Khung cảnh trở nên đẹp đẽ nhờ sự giao duyên của con người. Bức tranh mùa thu huyền diệu càng thêm tươi tắn, nhẹ nhàng tình thu, tình người. Bức tranh ấy đã ẩn chứa một trái tim rung động cùng tình yêu rạo rực ở "anh".

Ta còn cảm nhận được nỗi ám ảnh về sự chảy trôi của thời gian trong thơ Xuân Diệu được thể hiện ở "Thơ duyên":

"Mây biếc về đâu bay gấp gấp

Con cò trên ruộng cánh phân vân

Chim nghe trời rộng giang thêm cánh

Hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần."

Phía cao xa, từng đám mây màu biếc đã bắt đầu "gấp gấp" bay đi. Dưới ruộng đồng, mấy con cò cũng chuyển sang trạng thái "phân vân", không biết nên đi hay ở. Trên khoảng trời rộng lớn, đàn chim nghe lời nhắc nhở mà giang rộng đôi cánh tìm về nơi trú. Chiều thu buông xuống, cảm giác lạnh lẽo như vấn vương đâu đây "hoa lạnh chiều thưa sương xuống dần". Sự hối hả, giục giã của cảnh vật như lan tỏa tới lòng người. Và rồi, nỗi niềm bâng khuâng, xao xuyến càng làm "anh" khao khát được giao cảm, hòa hợp.

Chẳng thể níu giữ bước đi của thời gian nhưng "anh" đã:

"Ai hay tuy lặng bước thu êm

Tuy chẳng băng nhân gạ tỏ niềm

Trông thấy chiều hôm ngơ ngẩn vậy,

Lòng anh thôi đã cưới lòng em."

Chiều thu đến thật êm ả, bình yên nhưng ra đi lại sôi nổi, hối hả. Nhưng nhờ đó, duyên "anh" và duyên "em" mới có thể tìm đến nhau. Đôi ta từ người xa lạ mà trở nên đồng điệu về tâm hồn, biết rung động, thổn thức trước tình yêu. Sự kết nối của "anh" và "em" thật diệu kì làm sao. Trước mối giao hòa của thiên nhiên đất trời, hai ta cũng xích lại gần nhau mà chẳng cần "băng nhân gạ tỏ niềm". Từ đây, chủ thể trữ tình bày tỏ tấm chân tình "Lòng anh thôi đã cưới lòng em". "Anh" coi "em" như mảnh ghép còn thiếu của đời mình. Như vậy, duyên tình đôi ta thêm bền chặt nhờ "cưới". Khổ thơ đã cho ta thấy khát khao giao hòa tuyệt đối trong tâm hồn con người.

Bằng giọng thơ nhẹ nhàng, sâu lắng, thi sĩ Xuân Diệu đã mang đến cho người đọc những hồn thơ trong trẻo, căng tràn nhựa sống. Các biện pháp tu từ như đảo ngữ "Cành me ríu rít cặp chim chuyền", so sánh "Anh với em như một cặp vần" kết hợp với rất nhiều hình ảnh độc đáo "Lả lả cành hoang nắng trở chiều", "Hoa lạnh chiều thưa" không chỉ làm nổi bật vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên mùa thu mà còn gợi sự giao hòa, gặp gỡ và gắn kết của vạn vật.

"Thơ duyên" đã thể hiện sâu sắc khát khao giao cảm với cuộc đời ở Xuân Diệu. Qua bài thơ, ta lại càng khâm phục khả năng cảm nhận tinh tế cùng ngòi bút tài hoa của thi sĩ. Mong rằng, bài thơ sẽ mãi in lại dấu ấn trong lòng bạn đọc.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư