LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nghị luận về một vấn đề trong đời sống

Nghị luận về một vấn đề trong đời sống: Tác hại của vấn nạn hút thuốc lá điện tử
(Cứu!!! Bài này khó quá mong có sự giúp đỡ; Cảm ơn nhiều)
2 trả lời
Hỏi chi tiết
69
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Trong thời đại công nghệ hiện nay, việc sử dụng thuốc lá điện tử đang trở thành một vấn nạn đáng lo ngại. Mặc dù được quảng cáo là một phương pháp giúp người hút thuốc lá giảm thiểu tác động xấu đến sức khỏe, nhưng thực tế, việc sử dụng thuốc lá điện tử cũng mang lại nhiều tác hại không ngờ đến.

Một trong những tác hại lớn nhất của việc hút thuốc lá điện tử là tác động đến sức khỏe của người sử dụng. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hóa chất có trong thuốc lá điện tử có thể gây ra các vấn đề về hô hấp, tim mạch và thậm chí là ung thư. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc lá điện tử cũng có thể gây ra các vấn đề về tâm lý, như lo lắng, căng thẳng và trầm cảm.

Không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe cá nhân, việc hút thuốc lá điện tử cũng ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Hóa chất từ thuốc lá điện tử có thể gây ô nhiễm không khí và đất đai, ảnh hưởng đến sự sống của các loài sinh vật khác. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc lá điện tử cũng tạo ra rác thải điện tử, gây ra vấn đề về môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục cộng đồng về tác hại của việc sử dụng thuốc lá điện tử. Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ người dùng thuốc lá điện tử chuyển sang các phương pháp hỗ trợ cai nghiện khác, như thuốc cai nghiện hoặc tư vấn tâm lý. Đồng thời, cần có các biện pháp quản lý và kiểm soát việc sản xuất và tiêu thụ thuốc lá điện tử, nhằm giảm thiểu tác động xấu đến sức khỏe và môi trường.

Tóm lại, vấn nạn hút thuốc lá điện tử đang trở thành một vấn đề đáng lo ngại trong đời sống hiện nay. Chúng ta cần phải nhận thức rõ về tác hại của việc sử dụng thuốc lá điện tử và hành động để ngăn chặn vấn đề này, bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng.
2
0
Chou
18/04 13:13:59
+5đ tặng

Thói quen hút thuốc lá cũng đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết trong xã hội hiện nay. Mặc dù hiểu rõ về tác hại của thuốc lá tuy nhiên đại bộ phận đa số là nam giới lại khó lòng mà từ bỏ được thói quen hút thuốc này. Trong vài năm trở lại đây việc hút thuốc lá bị xã hội xem như một vấn nạn bởi vì nó xảy ra ở mọi lúc mọi nơi từ những nơi đông đúc như đường phố, khu mua sắm, cho đến cả nơi riêng tư như là trong nhà. Đặc biệt, hiện nay không chỉ có người đàn ông mới hút thuốc mà ngay cả phụ nữ hay thanh niên số người hút thuốc cũng đang tăng lên. Họ hút thuốc chủ yếu là để giải toả stress hay căng thẳng trong công việc tuy nhiên cũng có nhiều bạn thanh niên hút chỉ vì thích thể hiện mình sành điệu và chịu chơi.

Hiện nay, tình trạng hút thuốc lá đang diễn ra phổ biến và lan tràn trong xã hội Việt Nam, đặc biệt là đối với giới trẻ nói riêng. Thật không quá khó để bắt gặp hình ảnh các cô cậu vẫn còn đang ở lứa tuổi teen nhưng trên tay và miệng ngậm tẩu thuốc, thậm chí có nhiều bé trai chưa đầy mười tuổi cũng đã biết hút thuốc. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hay mạng xã hội đôi khi cũng xuất hiện những video quay lại hình ảnh những cậu bé mới lớn đang hút thuốc với mục đích chứng tỏ bản thân. Khói thuốc thực sự đã xâm nhập và len lỏi vào lớp học - nơi vốn dĩ là thế giới của kiến thức và những con chữ. Trong làn khói thuốc độc hại là những gương mặt thơ ngây, hồn nhiên và không hề hay biết rằng bản thân đã mở toang ra cánh cửa để bệnh tật xâm nhập vào cuộc đời mình. Vậy nguyên nhân nào đã dẫn đến thực trạng đáng lo ngại trên? Thực trạng hút thuốc lá đang lan truyền rộng rãi trong giới trẻ hiện nay là từ ý thức của bản thân nhiều bạn học sinh. Với quan niệm lệch lạc cho rằng hút thuốc là một cách chứng tỏ sự chững chạc, trưởng thành và thể hiện được cá tính của bản thân nên nhiều bạn đã tập tành việc hút thuốc rồi dần dần hình thành thói quen sử dụng thuốc lá. Bên cạnh đó, không hiếm bạn hút thuốc do tâm lý bắt chước và nghe theo bạn bè và cũng có nhiều bạn tìm đến thuốc lá như một giải pháp giúp giảm đi stress, căng thẳng. Vô hình trung, các bạn còn chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ về tác hại của thuốc lá. Hút thuốc lá có tác hại rất nghiêm trọng cho chính người sử dụng cũng như những người xung quanh. Trong thuốc lá có chứa thành phần Nicotin là một chất gây nghiện. Vậy nên nhiều người lúc ban đầu chỉ hút nháp, hút thử rồi sau đó đã trở thành thói quen không thể bỏ. Trong thuốc lá có một số thành phần như ammoniac, chất DDT là tác nhân chủ yếu gây nên những căn bệnh về tim mạch, phổi và đường hô hấp. Nếu hút thuốc trong thời gian dài và thường xuyên có thể dẫn tới mắc bệnh ung thư phổi hoặc ung thư vòm họng. Theo nghiên cứu hiện nay, hút thuốc cũng là nguyên nhân giảm tuổi thọ của chúng ta. Không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đối với người hút, khói thuốc cũng tác động gián tiếp tới nhiều người xung quanh. Người ta gọi đó là hút thuốc lá gián tiếp. Những người xung quanh, tuy không trực tiếp hút thuốc nhưng có thể gián tiếp hít khói thuốc, việc ảnh hưởng gián tiếp đó cũng gây nên các hậu quả tương tự như đối với người trực tiếp hút thuốc vậy. Hiện nay, có rất nhiều hình thức được đưa ra để hạn chế số lượng người hút thuốc lá. Trên nhiều phương tiện thông tin tuyên truyền của Việt Nam, người ta đã quá quen thuộc với câu nói "Buy now, pay later". Có ý nghĩa rằng nếu bạn mua thuốc lá hôm nay thì sau này bạn sẽ phải trả giá cho hành vi của mình và chính sức khoẻ của bạn. Ở Việt Nam, trên mỗi gói thuốc lá cũng có ghi những hàng chữ cảnh báo: "Hút thuốc lá có hại đến sức khoẻ" kèm theo đó là các thông tin như người mắc ung thư phổi, mất răng, suy dinh dưỡng vì hút thuốc lá. Nhằm cảnh báo người mua tác hại nguy hiểm của thuốc lá từ đó hạn chế người hút thuốc lá. Những hành động thiết thực đó đã đem đến nhiều kết quả khả quan, khi hiện nay có khoảng 70% người nghiện thuốc lá đang hy vọng có thể bỏ hẳn thuốc lá. Mặc dù việc bỏ thuốc lá là vô cùng khó khăn. Bởi khi mới bỏ thuốc cảm giác trong người sẽ rất khó chịu, bồn chồn không yên, miệng đắng. Nhưng với sự kiên trì và quyết tâm bỏ thuốc của bản thân, người nghiện thuốc có thể ngậm một chiếc kẹo cao su hoặc tự làm những việc mình yêu thích như chơi tennis, nghe nhạc, đi dạo cho vơi đi cảm giác thèm thuốc.

Chính vì những điều đó, chúng ta cần có những biện pháp kịp thời để hạn chế tối đa tình trạng này xảy ra ở giới trẻ. Gia đình và nhà trường cần có cách giáo dục, nâng cao nhận thức cũng như có cách xử lý phù hợp cho con em mình về việc hút thuốc lá. Mỗi người hãy là một tấm gương tốt, nói không với thuốc lá để trẻ học theo. Cần tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhân thức của toàn dân về tác hại của thuốc lá bằng nhiều hình thức khác nhau như tổ chức phong trào tập huấn, truyền thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Vì một xã hội lành mạnh, vì sức khoẻ cho cộng đồng, mỗi người chúng ta cùng chung tay góp sức nói không với thuốc lá. Cùng nhau tuyên truyền, cùng nhau nhắc nhở khuyên bảo nhau nói không với thuốc lá điều đó sẽ làm cho người thân và mội người xung quanh có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
muadongkhonglank
18/04 13:18:58
+4đ tặng

Trời, hút thuốc chứ có làm gì bậy đâu mà sợ? Nhiều người hút chứ đâu phải mình tui ?’’. Một trong những học sinh mà tôi gặp tại quán cà phê trong một khu cư xá vừa phì phèo thuốc vừa “phán’’ như thế. Học sinh này và bốn cậu bạn khác mới ra khỏi cộng trường đã vèo ngay đến đây để làm cử cà phê chiều. Chỉ trong vòng hơn một tiếng, năm “ống khói tàu’’ này đã đốt liên tục đến hơn một gói. Một trong số những em cười khẩy: “Uống cà phê mà không hút thuốc thì mất vị hết’’.

Quan sát các bàn khác, tôi bắt gặp ít gương mặt non choẹt cũng đang rít thuốc đẩy vẻ chuyên nghiệp. Khói thuốc bay mù mịt khắp không gian quán vốn đã chẳng rộng rãi thoáng mát gì. Thế nhưng những anh chàng này vẫn điềm nhiên như thể việc mình làm chẳng ảnh hưởng gì đến hòa bình thế giới dù thấy rõ ràng vài bạn gái ngồi bàn đấy nãy giờ đưa tay che mũi.

Khác hẳn với những bạn gái này, một cô bạn gái khác mới học lớp 11 mà tôi thường gặp tại quán cà phê chẳng những không hề dị ứng mà còn thở khói điệu nghệ chẳng kém gì mấy cậu con trai trong quán. Nhóm bạn của cô gái cũng có vài nàng dù không hút thường xuyên những tối vào vô “sàn’’ cũng lập lòe đóm thuốc trên môi cho thêm phần sành điệu.

Không chỉ “lộng hành’’ người giờ học, nhiều “ông khối tàu’’ còn lén lút “nhả khói’’ ngay trong trường.  Mặc dù trường nào cũng có nội quy cấm học sinh hút thuốc nhưng tại nhiều trường hiện tượng này vẫn ngày càng tăng. Cũng có cậu chơi liều hút ngay trên sân trường, nhưng đa số đều tìm chỗ kín đáo để hút lén lút. Nhà vệ sinh vẫn được xem là “điểm hẹn lí tưởng’’ của các “ống khói tàu’’ học trò dù các thầy cô giám thị thường xuyên kiểm tra gắt gao. Một học sinh cho biết: “Kiểm tra vậy thôi chứ khó bắt tại trận được lắm!’’.

Lí do hút thuốc của các cô cậu học trò quanh đi quẩn lại cũng chỉ có bấy nhiêu: thích chứng tỏ mình, tò mò, bị bạn bè lôi kéo. Đơn giản vì lứa tuổi của chúng ta vẫn chưa chín chắn, dễ dàng bị tác động. Thế nhưng, nhiều bậc phụ huynh chẳng những không kịp thời uốn nắn con em mình mà còn tiếp tay làm gương xấu trong việc hút thuốc. Cũng em học sinh trên phát biểu một câu xanh rờn: “Ba tui cũng biết tui hút thuốc nhưng đâu có la tui được vì ổng cũng nghiện thuốc lá mà !’’.

Điều đáng nói nhất là lâu nay đã có luật cấm bán thuốc lá cho khách hàng dưới 18 tuổi nhưng hầu như học sinh nào cũng có thể mua thuốc dễ dàng như mua kẹo. Các xe thuốc lá đầy rẫy khắp thành phố, thậm chí còn “bao vây’’ trước nhiều cổng trường. Người bán hàng chẳng màng quan tâm “thượng đế’’ của mình bao nhiêu tuổi mà chỉ cần có tiền là có thuốc.

Y học đã chứng minh rằng thuốc lá chứa đến 4000 hóa chất, trong đó có 43 chất gây ung thư. Nó chính là một “tử thần thầm lặng’’ dẫn đến nhiều căn bệnh như ung thư phổi, nhồi máu cơ tim… Và không người hút thuốc chủ động mà cả những người hút thuốc thụ động cũng có nguy cơ tương tự. Tuy nhiên, nói theo lời cô Mĩ Hạnh là: “Nhiều em vẫn chưa hiểu được tác hại của thuốc lá do công tác tuyên truyền chưa mạnh mẽ”.

Chính vì thế, để tuyên truyền với thuốc lá, thời gian gần đây đã có nhiều hoạt động như Tuần lễ quốc gia không hút thuốc lá, Trung tâm Công tác Xã hội Thanh niên vừa triển khai dự án “Ngăn ngừa hành vi hút thuốc lá ở trẻ vị thành niên” ở lớp 10 trường cấp II cấp II và Trung tâm giáo dục thường xuyên. Mục tiêu của dự án là 100% học sinh của các trường này hiểu rõ về tác hại của thuốc lá, không sử dụng các chất gây nghiện và thuốc lá, thành lập câu lạc bộ “Tuổi trẻ năng động’’ tại mỗi trường và thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt tuyên truyền. Đặc biệt, sẽ có nhiều hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao được tổ chức để giúp học sinh có cuộc sống lành mạnh và tránh xa “tử thần thầm lặng’’ này.

Cả xã hội đang tuyên chiến với thuốc lá. Lẽ nào bạn lại đứng ngoài và tiếp tục tự đốt cháy cuộc đời mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 7 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư