Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Khái quát các giai đoạn phát triển của Vương Quốc Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X

khái quát các giai đoạn phát triển của Vương Quốc Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
2 trả lời
Hỏi chi tiết
114
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Vương Quốc Champa là một quốc gia cổ đại nằm ở miền Trung Việt Nam, tồn tại từ thế kỷ II đến thế kỷ X. Trong suốt thời kỳ phát triển của mình, Vương Quốc Champa đã trải qua nhiều giai đoạn quan trọng như sau:

1. Giai đoạn hình thành (thế kỷ II - thế kỷ V): Vương Quốc Champa được xem là hình thành từ các cộng đồng người Chăm ở miền Trung Việt Nam. Trong giai đoạn này, Champa đã phát triển văn hóa, nghệ thuật và kiến trúc riêng biệt, đặc biệt là ở các trung tâm văn hóa như Mỹ Sơn và Đồng Dương.

2. Giai đoạn phồn thịnh (thế kỷ VI - thế kỷ VIII): Trong thời kỳ này, Vương Quốc Champa trở thành một thế lực quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, thể hiện qua việc mở rộng lãnh thổ và xây dựng các thành phố lớn như Indrapura và Simhapura. Champa cũng phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực thương mại và ngoại giao.

3. Giai đoạn suy thoái (thế kỷ IX - thế kỷ X): Vương Quốc Champa bắt đầu trải qua giai đoạn suy thoái do bị áp đặt sức ép từ các đế quốc lân cận như Đại Cồ Việt và Khmer. Trong thời kỳ này, Champa phải đối mặt với nhiều cuộc xâm lược và mất đi nhiều lãnh thổ.

Cuối cùng, vào thế kỷ X, Vương Quốc Champa đã bị Đại Cồ Việt xâm chiếm hoàn toàn và chấm dứt tồn tại của mình. Đây được coi là kết thúc của một trong những vương quốc cổ đại quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam.
2
0
Chou
18/04 21:15:54
+5đ tặng
1. Quá trình hình thành và bước đầu phát triển của vương quốc Chăm-pa.

a. Vương quốc Chăm-pa ra đời

- Thời kì Bắc thuộc, nhà Hán đã thiết lập ách cai trị đối với vùng đất ở phía Nam dãy Hoành Sơn nước ta, đặt tên gọi là quận Nhật Nam.

-  Năm 192, dưới sự lãnh đạo của Khu Liên, người dân Tượng Lâm (huyện xa nhất của quận Nhật Nam) đã nổi dậy lật đồ ách cai trị ngoại bang, lập ra nước Lâm Ấp (tên gọi ban đầu của Vương quốc Chăm-pa).

b. Chặng đường mười thế kỉ đầu tiên

+ Vuơng quốc Chăm-pa phát triển qua nhiều giai đoạn, gắn liền với vai trò của những vùng địa lí khác nhau.

+ Trước thế kỉ VIII, người Chăm đã xây dựng một vương quốc khá hùng mạnh ở ven sông Thu Bồn, với kinh đô là Sin-ha-pu-ra (ở Trà Kiệu, Duy Xuyên, Quảng Nam ngày nay)

+ Thế kỉ VIII, kinh đô của Chăm-pa dịch chuyển về phía nam với tên gọi Vi-ra-pu-ra (ở vùng đất Phan Rang, Ninh Thuận ngày nay).

+ Thế kỉ IX, người Chăm lại chuyển kinh đô về Đồng Dương (Thăng Bình, Quảng Nam ngày nay), có tên là In-đra-pu-ra.

2. Hoạt động kinh tế và tổ chức xã hội

a. Hoạt động kinh tế

- Những hoạt động kinh tế chính của cư dân vương quốc Champa:

- Nông nghiệp: trồng lúa nước trên nhiều loại ruộng khác nhau, biết sử dụng công cụ lao động bằng sắt và sức kéo của trâu bò

- Khai thác khoáng sản, lâm sản: vàng, hổ phách,... nhiều loại lâm sản quý như ngà voi, sừng tê giác, nổi tiếng nhất là trầm hương

- Khai thác lâm thổ sản, làm đồ gốm, đánh cá, buôn bán.

- Hoạt động nông nghiệp là hoạt động quan trọng nhất.

* Bởi vì: đây còn là ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội, lương thực thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

b. Tổ chức xã hội

- Trong xã hội Chăm-pa, vua thường được đồng nhất với một vị thần, có quyền lực tối cao.

- Dưới vua là tể tướng và hai quan đại thần, một văn, một võ. Dưới đại thần là quan đứng đầu ba cấp: châu-huyện-làng.

- Các tầng lớp trong xã hội Chăm-pa bao gồm: tăng lữ, quý tộc, dân tự do và một bộ phận nhỏ nô lệ.

3. Một số thành tựu văn hóa tiêu biểu

a. Chữ viết

Sáng tạo ra chữ viết riêng cho dân tộc mình là thành tựu văn hoá nổi bật của người Chăm. Sau một thời gian mượn chữ Phạn để ghi chép, từ thế kỉ thứ IV, người Chăm đã cải biên chữ viết của người Án Độ để tạo thành hệ thống chữ Chăm cổ.

b. Tín ngưỡng, tôn giáo

Người Chăm xưa theo nhiều tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời, thần Núi, thần Nước, thần Lúa,..) và du nhập một số tôn giáo lớn từ bên ngoài (Phật giáo và Ấn Độ giáo,...)

Sự đa dạng về tín ngưỡng và tôn giáo góp phần tạo ra những thành tựu đặc sắc về kiến trúc và điêu khắc Chăm-pa. Nhiều di sản tiêu biểu còn tồn tại đến ngày nay như Thánh địa Mỹ Sơn, Phật viện Đồng Dương (Quảng Nam) và nhiều đền tháp Chăm khác ở ven biển miền Trung nước ta.

c. Xã hội

Nhiều lễ hội được tổ chức trong năm đã minh chứng cho sự phong phú về đời sống văn hoá tinh thần của người Chăm xưa. Các lễ hội thường mang ý nghĩa nguyện cầu cho cuộc sống tốt đẹp, mùa màng bội thu, xã hội yên bình và hưng thịnh... tiêu biểu nhất là lễ hội Ka-tê.


 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Tiến Dũng
18/04 21:18:31
+4đ tặng
. Sự ra đời và quá trình phát triển của vương quốc Chăm-pa

a, Vương quốc Chăm-pa ra đời

Cuối thế kỷ II, một thủ lĩnh người địa phương tên là Khu Liên đã lạnh đạo nhân dân đánh phá châu thành, giết thức sử Hán, giành được quyền tự chủ, lập nước với tên gọi ban đầu là Lâm Ấp.

b, Chặng đường hơn 8 thế kỉ phát triển

Vương quốc Chăm-pa phát triển qua nhiều giai đoạn, gắn liền với vai trò của những vùng đất khác nhau.

- Nước Champa ra đời sau cuộc khởi nghĩa năm 192 ở huyện Tượng Lâm. Kinh đô đặt tại Shinhapura ( Duy Xuyên, Quảng Nam).

- Về sau, Lâm Ấp tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía Nam, kéo dài đến Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay.

- Cuối thế kỉ IX lãnh thổ Champa mở rộng nhất, bao gồm toàn bộ vùng ven biển, trải dài từ dãy Hoàng Sơn ở phía bắc sông Dinh ở phía nam.

- Cuối thế kỉ X, vương triều III kết thúc.

2. Kinh tế và tổ chức xã hội

- Những hoạt động kinh tế chính của cư dân vương quốc Champa:

+ Nông nghiệp: trồng lúa nước trên nhiều loại ruộng khác nhau, biết sử dụng công cụ lao động bằng sắt và sức kéo của trâu bò

+ Khai thác khoáng sản, lâm sản: vàng, hổ phách,... nhiều loại lâm sản quý như ngà voi, sừng tê giác, nổi tiếng nhất là trầm hương

+ Khai thác lâm thổ sản, làm đồ gốm, đánh cá, buôn bán.

+ Hoạt động nông nghiệp là hoạt động quan trọng nhất.

* Bởi vì: đây còn là ngành nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu xã hội, lương thực thực phẩm là yếu tố đầu tiên, có tính chất quyết định sự tồn tại phát triển của con người và phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

- Xã hội Champa có những tầng lớp:  

+ Vua là người đứng đầu.

+ Qúy tộc và tu sĩ là những thành phần thuộc tầng lớp quý tộc

+ Nông dân chiếm số đông, làm nông nghiệp, đánh cá và thu kiếm lâm sản, thợ thủ công và nghệ nhân, đánh cá.

3. Những thành tựu văn hóa tiêu biểu

- Tôn giáo: theo đạo Bà-la-môn và Phật giáo.

- Âm nhạc và múa phục vụ các nghi lễ tôn giáo đặc sắc.

- Nghệ thuật đặc sắc: tháp chàm, đền, tượng, các bức chạm nổi,...

- Kiến trúc: nhiều công trình kiến trúc đặc sắc còn được bảo tồn đến ngày này (di tích Thánh địa Mỹ Sơn).

ND chính

ND chính:

- Sự ra đời và quá trình phát triển của vương quốc Chăm-pa

- Kinh tế và tổ chức xã hội Chăm-pa

- Những thành tựu văn hóa tiêu biểu của Chăm-pa

 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Lịch sử Lớp 6 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo