Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Lập kế hoạch tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển; nghệ nhân, hoạt động sản xuất của làng nghề; vai trò của làng nghề với sự phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương. Lập kế hoạch trải nghiệm làm thử một sản phẩm (hoặc một số khâu tạo ra ..

----- Nội dung dịch tự động từ ảnh -----
2
Lập kế hoạch tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển;
nghệ nhân, hoạt động sản xuất của làng nghề; vai trò của
làng nghề với sự phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương.
Lập kế hoạch trải nghiệm làm thử một sản phẩm
(hoặc một số khâu tạo ra sản phẩm).
1 trả lời
Hỏi chi tiết
43
2
0
Lỏd Văn Zou
21/04 10:02:15
+5đ tặng

Làng nghề: Làng bánh tráng Túy Loan

Lịch sử hình thành và phát triển:

 Làng bánh tráng Túy Loan đã có tuổi đời lên đến 500 tuổi . Đây là nơi sản sinh ra một món ngon dân dã, luôn xuất hiện trong bữa ăn hàng ngày và nhiều món đặc sản Đà Nẵng.

Tên gọi độc đáo của làng xuất phát từ một truyền thuyết xưa kể về 1 con chim lớn uống rượu say, bay về làng tìm chỗ trú ngụ nên làng từ đó lấy tên là Túy Loan. 

Từ trước năm 1975 làng bánh tráng này đã nổi tiếng với 2 món độc nhất vô nhị là bánh tráng và mì quảng. Cho đến nay, cả làng vẫn còn 15 hộ gia đình giữ gìn truyền thống và mưu sinh bằng nghề làm bánh tráng hoàn toàn thủ công. 

Nghệ nhân của làng bánh tráng Túy Loan: cụ Đinh Thị Túy Phong.

Hoạt động sản xuất của làng nghề - Trải qua 4 công đoạn chính:

- Lựa chọn nguyên liệu: Ngăm sẵn gạo và chuẩn bị sẵn gia vị (gừng, tỏi, ớt, nước mắm...) từ tối hôm trước khi làm. Gạo phải là gạo 13/2 pha với tỷ lệ 1 ang gạo trộn kèm 12 lon mè trắng. Bột trước khi trộn gia vị phải xay nhuyễn rồi hòa thêm với nước để có độ lỏng phù hợp, sau đó lọc qua 1 lượt để bột mịn, không lẫn vỏ trấu.

- Tráng bánh: Để lửa đượm, chọn loại củi thân loại tốt để chiếc bánh ngon đều lửa.

- Sấy bánh tráng: Tráng qua 2 lớp, sau đó đem sấy khô trên bếp than hồng hoặc phơi nắng để chiếc bánh được dày dặn.

- Gỡ bánh tráng thành phẩm: Sau khi phơi tới bánh tráng cần được gỡ khéo léo sao cho vẫn còn nguyên vẹn, không cong vênh. Để làm được điều này phải có người canh bếp sấy để gỡ kịp lúc, gỡ xong thì xếp lại thành từng xấp 10 cái, dằn cho phẳng mặt và cuối cùng là đem đi giao hàng.

Vai trò của làng nghề với sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương: 

+Tăng thu nhập và tạo nguồn thu nhập cho người dân địa phương từ việc làm và bán bánh tráng.

+Giúp thúc đẩy ngành du lịch phát triển tại Đà Nẵng.

+Góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy di sản văn hóa truyền thống tại địa phương.

+Đem lại uy tín cho sản phẩm, thúc đẩy tiêu thụ trên thị trường nhờ hương vị bánh thơm ngon, chất lượng tốt.

KẾ HOẠCH TRẢI NGHIỆM LÀM THỬ MỘT SẢN PHẨM BÁNH TRÁNG TÚY LOAN

1. Tìm hiểu về quy trình sản xuất, nguyên liệu cần thiết và kĩ thuật làm bánh.

2. Chuẩn bị nguyên liệu, gia vị và dụng cụ. Mua sắm nguyên liệu, gia vị cần thiết như mè, gừng, tỏi, ớt, bột gạo và dụng cụ cần thiết như bếp than, nồi chiên không dầu, chảo chống dính.

3. Thực hiện trải nghiệm làm bánh tráng theo các bước trong quy trình sản xuất bánh tráng đã tìm hiểu trước đó. 

4. Thử nghiệm sản phẩm, đánh giá kết quả và ghi nhận những điểm mạnh, điểm yếu để cải thiện khi làm bánh tráng lần tiếp theo.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo