Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về một thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm Pa hoặc Phù Nam

Hãy đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về một thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm Pa hoặc Phù Nam và cho biết cảm nhận của em về giá trị trường tồn của thành tựu đó.
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
263
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Chào mừng quý khách đến với tour du lịch văn hóa Chăm Pa/Phù Nam! Trong chuyến hành trình này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá một trong những thành tựu tiêu biểu của văn minh Chăm Pa/Phù Nam - đó chính là các tháp Chăm Pa hay các đền thờ Phù Nam.

Các tháp Chăm Pa là những kiến trúc độc đáo và đẹp mắt, được xây dựng từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 13 bởi người Chăm. Những tháp này thường được xây dựng từ gạch và đá vôi, với kiến trúc độc đáo và tinh xảo. Chúng thường được sử dụng để thờ cúng các vị thần, hoặc là nơi lưu trữ di tích lịch sử và văn hóa của dân tộc.

Còn với các đền thờ Phù Nam, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc tinh xảo, được xây dựng từ thế kỷ 4 đến thế kỷ 13 bởi người Phù Nam. Những đền thờ này thường được xây dựng từ đá vôi, với các họa tiết trang trí phức tạp và đẹp mắt. Chúng thường được sử dụng để thờ cúng các vị thần, hoặc là nơi lưu trữ di tích lịch sử và văn hóa của dân tộc.

Cả hai loại kiến trúc này đều là biểu tượng của sự phồn thịnh và văn minh của người Chăm Pa/Phù Nam trong quá khứ. Chúng thể hiện sự tinh tế và sáng tạo trong kiến trúc, cũng như giữ lại những giá trị văn hóa và lịch sử quý báu của dân tộc.

Với giá trị trường tồn của các tháp Chăm Pa và các đền thờ Phù Nam, chúng ta có thể thấy được sự kiên cường và sự sáng tạo của người Chăm Pa/Phù Nam trong việc xây dựng và bảo tồn di sản văn hóa của mình. Những công trình này không chỉ là biểu tượng của quá khứ mà còn là nguồn cảm hứng vô tận cho thế hệ sau về sự đa dạng và phong phú của văn hóa Việt Nam.

Chúng ta hãy cùng nhau khám phá và trải nghiệm vẻ đẹp và giá trị văn hóa của các tháp Chăm Pa và các đền thờ Phù Nam trong chuyến hành trình này nhé! Cảm ơn quý khách đã tham gia tour du lịch văn hóa Chăm Pa/Phù Nam của chúng tôi.
1
0
Thắng đz
21/04/2024 20:23:37
+5đ tặng

Tháp Bằng An, Quảng Nam:

Di tích nằm ở xã Điện An, huyện Điện Bàn, Quảng Nam. Tháp Bằng An là một trong những địa điểm thăm quan độc đáo dành cho du khách yêu khám phá. Tháp Bằng An được xem là công trình kiến trúc mang dấu ấn văn hóa Chăm độc nhất vô nhị tại Quảng Nam. Lịch sử tháp Bằng An được kể lại qua nhiều giai thoại truyền miệng trong dân gian. Có truyền thuyết kể rằng, tháp Bằng An Quảng Nam được xây dựng xuất phát từ cuộc thi giữa người Chăm và người Việt nhằm chứng tỏ khả năng xây tháp cao của mỗi bên. Lúc bấy giờ, người Chăm dựng tháp bằng gạch, người Việt lại dùng tre. Kết quả, tháp của người Việt cao hơn nhưng lại nhanh chóng bị đổ bởi gió bão còn tháp gạch của người Chăm vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Phương Mai
21/04/2024 20:25:42
+4đ tặng

Nằm cách thành phố Đà Nẵng gần 70 cây số, thuộc địa phận xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Thánh địa Mỹ Sơn có niên đại khoảng thế kỷ IV - sớm nhất ở Mỹ Sơn, vua Bhadresvara đã xây dựng một ngôi đền dâng cúng vua Bhadravarman - vị vua sáng lập dòng vua đầu tiên vùng Amaravati vào cuối thế kỷ IV, được đồng hóa với thần Siva, trở thành tín ngưỡng thờ thần - vua cùng tổ tiên hoàng tộc.

Đây là tổ hợp gồm nhiều đền đài của vương quốc Champa, nằm lọt trong một thung lũng nhỏ có đường kính khoảng 2 km, được bao quanh bởi núi đồi. Với hơn 70 ngôi đền tháp mang nhiều phong cách kiến trúc điêu khắc tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử của vương quốc Champa. Phong cách kiến trúc ở đây được chia làm 6 loại: phong cách cổ, Hòa Lai, Đồng Dương, Mỹ Sơn, PoNagar và phong cách của người dân Bình Định. Hầu hết các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc tại Mỹ Sơn đều chịu ảnh hưởng của Ấn Độ giáo.

Tổng thể thánh địa: gồm hai ngọn đồi, đối diện nhau theo hướng Đông - Tây và ngay tại ngã tư của một con suối, các nhánh suối đã trở thành ranh giới tự nhiên chia nơi đây thành bốn khu vực A, B, C, D. Cách chia này hợp với yếu tố phong thủy lại vừa tránh được tình trạng xé lẻ các tổng thể kiến trúc. Trung tâm Thánh địa là một tháp chính (Kalan) và nhiều tháp phụ nhỏ bao bọc xung quanh. Tháp chính có hai cửa theo hướng đông tây, mỗi cửa có 8 bậc cấp để đi lên và các vòm cuốn. Trên mỗi vòm cuốn là một hình tháp thu nhỏ, theo những tài liệu để lại thì đây là ngôi tháp cao nhất trong các tháp thánh địa ở Mỹ Sơn với chiều cao 24m, đáy tháp hình vuông, mỗi cạnh dài 10m. Trong tháp thờ một bộ Linga - Yoni lớn ( nay chỉ còn một bệ đá Yoni). Phần trên tháp có 3 tầng, các tầng nhỏ dần lại và trên cùng là đỉnh tháp bằng sa thạch. Ở mỗi tầng đều có cửa giả, có hình người đứng dưới vòm cuốn. Hai cửa giả hai bên là hai vòm cuốn chồng lên nhau, trang trí hoa văn rất tinh xảo.

Thánh địa Mỹ Sơn không chỉ mang đậm nét kiến trúc riêng biệt mà nơi đây còn mang đậm nét văn hóa của người Chăm với những vũ điệu Chăm nhẹ nhàng, uyển chuyển. Độc đáo với những vũ điệu dâng lễ chính là điệu múa thiêng hướng vọng thần linh ở các ngôi đền tháp. Du khách sẽ thấy những cô nàng vũ nữ Chăm thường đội trên đầu cây nến, nước, hoa trái, trầu cau để dâng mừng trông thật sống động. Hay điệu múa Apsara là điệu múa dành cho sân khấu. Sự uyển chuyển, mượt mà ca ngợi vẻ đẹp, những đường cong tuyệt mỹ mà tạo hóa đã ban tặng cho các người đẹp dễ dàng đi vào lòng du khách khi tới Mỹ Sơn. Ngoài ra nơi đây còn có nhiều hoạt động nghệ thuật đặc sắc như nghệ thuật diễn xướng dân gian, điệu múa cắn lửa, vũ điêu dâng lễ, múa đội nước…

Như vậy, vừa rồi các bạn đã tham quan về Thánh địa Mỹ Sơn - là công trình kiến trúc được đánh giá ngang hàng với các di tích nổi tiếng trong khu vực như Ăngkor, Pagan,..Như nhà kiến trúc sư tài ba Kazik đãphải thốt lên rằng: “ người Chăm cổ đã gửi tâm linh vào đất đá, và đã biết dựa vào thiên nhiên để làm nên một Mỹ Sơn tráng lệ, thâm nghiêm, hùng vĩ. Đây là một bảo tàng kiến trúc điêu khắc nghệ thuật vô giá của nhân loại mà sẽ còn lâu chúng ta mới hiểu hết”. Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng tôi trong chuyến tham quan này, hẹn gặp lại các bạn vào một ngày không xa. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe, bình an và thành công!

Phương Mai
cậu ơi , cậu chấm điểm cho tớ đc hông ạ

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×