Sau khi dạo quanh đất nước, nếm các vị ngọt bùi, ta bâng khuâng trở về với cội nguồn: mảnh vườn quanh sân nhà sàn Bác. Đây là cái gốc của mùa xuân, cái gốc của mọi niềm vui, của màu xanh và vị ngọt bùi nở ra vô tận.
Vườn cây ôm tròn gần nửa vòng cung quanh ao cá cứ nở đầy nỗi thương nhớ không nguôi. Vị khế ngọt Ba Đình, hồng xiêm Xuân Đỉnh cát mịn, bưởi đỏ Mê Linh. Hồng Yên Thôn. Cả một rặng cây hồng. Mùa đông, cây trụi hết lá, chỉ còn hàng trăm quả trĩu trịt trên cảnh màu hồng chói như hàng trăm chiếc đèn lồng giữa sương giá, ơi cái màu hồng thắm thiết và vồn vã. Sum vầy muôn loài quả khác mang bóng dáng miền quê yêu thương. Bãi bờ Nam Bộ đậm vị phù sa trong mùi bưởi Biên Hòa. Lặng lờ Hương Giang phảng phất khói trên cảnh quýt Hương Cần nhỏ nhắn và quả thanh trả tròn xinh xứ Huế.
Mảnh vườn Bác ước chừng rộng bằng mảnh vườn làng Sen thuở ấu thơ. Nhưng do bàn tay sắp xếp của con người, ta có cảm giác rộng rãi, thoáng đãng, bốn mùa xum xuê hương sắc.
(Theo Võ Văn Trực)
Dựa vào nội dung bài đọc trên hãy viết đáp án đúng nhất (A, B, C hoặc D) hoặc làm theo yêu cầu từ câu 1 đến câu 8 vào giấy kiểm tra.
Câu 1. Vì sao nói mảnh vườn quanh nhà sàn của Bác là cái gốc của mọi niềm vui, của màu xanh và vị ngọt bùi nở ra vô tận.
A. Vì mảnh vườn quanh nhà sản của Bác trồng đủ loại quả
B. Vì cây trong vườn là của nhân dân các vùng, các miền gửi về biểu Bác.
C. Vì loại quả nào trồng ở vườn quanh nhà sản của Bác cũng ngon.
D. Vì cây trong vườn được chăm sóc bằng tình cảm yêu thương.
Câu 2. Bài đọc giúp em hiểu thêm điều gì về tình cảm của nhân dân cả nước với Bác Hồ?
Câu 3. Những từ nào đồng nghĩa với sum vầy
A xum xuê, su họp. c. đoàn tụ, xúm xít
B. xum hợp, quần quýt. D. đoàn tụ, sum họp.
Câu 4. Các đoạn văn trong bài trên được liên kết với nhau bằng cách nào?
A Liên kết bằng cách lập từ ngữ C. Liên kết bằng từ ngữ nối
B. Liên kết bằng cách thay thể từ ngữ D Cả A và B
Câu 5. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật tu từ nào để miêu tả cây trái trong vườn Bác?
A So sánh c. Điệp từ, điệp ngữ
B. Nhân hóa D. So sánh và nhân hóa
Câu 6. Các từ vị ngọt bùi, nỗi thương nhớ, niềm vui sướng, sự nhớ thương thuộc từ loại nào?
A Tính từ B Động từ c. Danh Từ D. Từ ghép
II. TỰ LUẬN
Câu 7. Cho các từ: trường mầm non, mầm non mới nhú lên, trẻ em là mầm non của đất nước, quả xanh, áo xanh, quả thận, quả bóng, quả cam
Các từ in đậm nào mang nghĩa gốc, các từ in đậm nào mang nghĩa chuyển?
Câu 2. Phân tích thành phần câu văn sau và chỉ rõ kiểu câu xét theo cấu tạo.
Sau khi dạo quanh đất nước, nếm các vị ngọt bùi, ta bâng khuâng trở về với cội nguồn: mảnh vườn quanh sân nhà sàn Bác.
Câu 3: Em hãy tả một cảnh đẹp mà có ý nghĩa trên quê hương emBằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |